Tại sao điện thoại lại

Khi điện thoại tự khởi động lại liên tục thì phải làm gì? Nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như thế nào? Ở bài viết này, cửa hàng sửa chữa điện thoại Techcare sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và cách khắc phục điện thoại tự khởi động liên tục trên iPhone và Android.

Tham khảo thêm:
Kết nối điện thoại với máy tính để chơi game
Điện thoại tự khởi động lại liên tục

Điện thoại tự khởi động lại liên tục trên iPhone

Nguyên nhân iPhone tự động restart

– Do phiên bản hệ điều hành iOS mà điện thoại iPhone của bạn đang sử dụng bị lỗi.

– Do một số ứng dụng và phần mềm mà các bạn cài đặt trong điện thoại không tương thích với hệ điều hành iOS. Vì vậy, đã dẫn đến hiện tượng iPhone bị restart liên tục.

– Do bộ phận main của điện thoại iPhone xảy ra lỗi.

– Do điện thoại iPhone của bạn đã bị rơi vào nước và dẫn đến trình trạng bị chập.

Cách sửa lỗi iPhone tự restart liên tục

– Đối với iPhone đang chạy hệ điều hành iOS 7 hoặc iOS 8 xảy ra lỗi tự động restart liên tục, bạn hãy cập nhật lên phiên bản hệ điều hành mới nhất để khắc phục lỗi.

–Nếu nguyên nhân xảy ra lỗi là do xung đột phần mềm trong điện thoại thì các bạn hãy xóa những ứng dụng đó đi. Hay bạn có thể restore iPhone bằng cách kết nối iPhone với máy tính thông qua dây cáp USB rồi tiến hành Restore bằng phần mềm iTunes.

– Nếu trường hợp điện thoại iPhone của bạn bị lỗi main hay bị vào nước, bạn có thể khắc phục như sau:

+ Trường hợp điện thoại iPhone của bạn bị ẩm ướt, các bạn nên tắt nguồn rồi để iPhone khô nước hoàn toàn rồi tiếp tục sử dụng.

+ Trường hợp iPhone của bạn xảy ra lỗi main, bạn cần phải đem ra trung tâm bảo hành iPhone để được kiểm tra và khắc phục.

Nguyên nhân và cách khắc phục điện thoại Android tự khởi động lại liên tục

Vấn đề về bộ nhớ và dung lượng

Khi dung lượng bộ nhớ trong của điện thoại Android đã đầy, nó có thể tự động restart. Để thiết bị hoạt động bình thường trở lại, bạn hãy xóa đi các tệp không cần thiết và xóa dữ liệu đã lưu vào bộ nhớ đệm để giúp giải phóng dung lượng cho điện thoại.

Các ứng dụng chạy ngầm cũng là nguyên nhân khiến bộ nhớ đầy. Các ứng dụng chạy ngầm làm cho ram hoạt động quá tải và dẫn đến khởi động lại máy liên tục. Vì vậy, nếu thực sự không cần thiết, các bạn hãy tắt nó đi.

Cách kiểm tra dung lượng trên điện thoại Android

Đầu tiên, bạn vào Cài đặt → Bộ nhớ → Xem dung lượng bộ nhớ trống [Nếu bộ nhớ trống dưới 10% thì điện thoại của bạn sẽ gặp vấn đề].

Cách tắt các ứng dụng chạy ngầm

Lần lượt vào Cài đặt → Ứng dụng → Thông tin ứng dụng của ứng dụng muốn tắt → Buộc dừng.

Vấn đề liên quan đến các bản cập nhật

Bạn hãy thường xuyên cập nhật các phiên bản mới nhất để đảm bảo điện thoại của mình được khắc phục lỗi kịp thời.

Cách kiểm tra và cài đặt lại các bản cập nhật

Bạn vào mục Cài đặt → Hệ thống → Nâng cao → Bản cập nhật hệ thống.

Lúc này, các bạn sẽ thấy trạng thái cập nhật của điện thoại. Hãy thực hiện theo các bước được chia sẻ trên màn hình. [Lưu ý rằng: lượng pin của điện thoại phải lớn hơn 60% để tránh bị hết pin trong quá trình cập nhật và dẫn đến các lỗi khó khắc phục hơn].

Lỗi do xung đột phần mềm

Điện thoại của bạn xảy ra lỗi restart liên tục khi bạn vừa cài đặt phần mềm mới cho điện thoại? Như vậy là khả năng cao do điện thoại của bạn đang gặp phải tình trạng xung đột phần mềm.

Để khắc phục được tình trạng này, các bạn chỉ cần xóa đi những ứng dụng vừa được cài đặt gần đây nhất rồi khởi động lại điện thoại. Nhưng nếu vẫn không được thì các bạn tiến hành sao lưu dữ liệu điện thoại, sau đó reset điện thoại Android để khôi phục cài đặt gốc.

Cách khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại Android

Trước khi muốn sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng, bạn cần sạc pin ít nhất 60%.

Sau đó, vào phần Cài đặt → Sao lưu và khôi phục cài đặt gốc.

Như vậy sẽ giúp thiết bị của bạn được khôi phục lại trạng thái như mới.

Lỗi phần cứng

Nếu điện thoại android của bạn tự khởi động lại liên tục nhưng không phải do dung lượng bộ nhớ. Đồng thời, thiết bị đã được cập nhật đầy đủ và bạn cũng không cài đặt thêm phần mềm mới nào. Chắc hẳn là điện thoại của bạn đã gặp phải những lỗi phần cứng như: hỏng pin, nút nguồn bị kẹt hoặc là hỏng ổ cứng.

Lúc này, tốt nhất là bạn nên mang điện thoại đến trung tâm bảo hành điện thoại hoặc cửa hàng sửa chữa điện thoại uy tín để được kiểm tra và sửa lỗi nhanh chóng.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục khi điện thoại tự khởi động lại liên tục trên iPhone và Android. Nếu bạn chưa tự khắc phục được, hãy mang điện thoại đến cửa hàng sửa chữa điện thoại Techcare để được khắc phục kịp thời. Chúc các bạn thực hiện thành công!

15 Nguyên nhân và cách khắc phục điện thoại sạc pin không vào hiệu quả

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn cắm sạc mà thấy điện thoại sạc pin không vào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Siêu thị điện máy HC để tìm được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này nhé!

1. Sạc pin điện thoại không vàodo cáp sạc hư hỏng

- Lý do mà bạn sạc pin điện thoại không vào khả năng rất cao là cáp sạc điện thoại của bạn đã bị hư.

- Bạn nên thay cáp sạc điện thoại mới trong trường hợp này.

2. Cổng sạc bám bụi

- Có thể do cổng sạc của bạn bị bám bụi, khiến cho việc sạc pin trở nên khó khăn.

- Bạn có thể lấy tăm bông nhỏ để vệ sinh cổng sạc, sau đó thử cắm sạc lại.

3. Ổ sạc có nguồn điện không phù hợp

- Sử dụng ổ sạc có nguồn điện không phù hợp ảnh hưởng rất nhiều đến việc sạc pin điện thoại.

- Trong trường hợp này, bạn cần thay ổ sạc của mình.

4. Điện thoại sạc pin không vàodo lỗi hệ điều hành

- Nếu điện thoại của bạn bị lỗi hệ điều hành thì bạn có thể khôi phục cài đặt gốc của điện thoại.

- Để không bị mất dữ liệu khi khôi phục cài đặt gốc, bạn nên nhớ sao lưu dữ liệu trước nhé.

Xem thêm: 10+ Cách sạc pin điện thoại nhanh, hiệu quả

5. Pin bị lỗi, chai pin

- Pin không bao giờ kéo dài mãi vì vậy sau một khoảng thời gian, nó sẽ bị chai pin.

- Việc thường xuyên sạc/xả pin điện thoại sẽ khiến nó sớm cần phải thay thế.

- Nếu pin bạn bị yếu sau khoảng 6 tháng sử dụng, nó có thể bị lỗi và bạn nên yêu cầu một chính sách bảo hành thay thế miễn phí.

- Nhưng nếu pin trên 2 tuổi, tuổi thọ của nó có thể gần đến mức tuổi thọ có thể cho phép trên điện thoại.

- Một số pin bị lỗi rất dễ phát hiện vì chúng bắt đầu bị phình lên và rò rỉ chất lỏng.

+ Nếu không thấy những điều này xuất hiện từ bên ngoài, bạn có thể tháo vỏ của thiết bị và kiểm tra nếu có thể.

+ Khi sản phẩm thuộc pin liền không thể tháo rời, một cục pin phồng lên sẽ làm biến dạng vỏ, bạn có thể không để ý thấy chỗ phình nhưng khi xoay thì điểm này rất dễ lộ ra.

+ Nếu bạn nghi ngờ pin của bạn đang bị sưng lên hoặc rò rỉ, hãy mang điện thoại đến một cửa hàng sửa chữa và mua một bộ phận thay thế có uy tín.

6. Nguồn điện yếu, không ổn định

- Một nguyên nhân khiến điện thoại sạc pin không vào có thể kể đếnnguồn điện yếu hay không ổn định, chắc chắn điện thoại của bạn sẽ bị sạc chậm và có thể không sạc vào pin.

- Trong trường hợp này bạn nên thử sạc ở ổ khác, nguồn khác.

7. Phương pháp sạc không hợp lý

- Có rất nhiều bạn có thói quen sạc điện thoại qua laptop.

- Sạc từ ổ cắm trên tường sẽ luôn nhanh hơn sạc qua máy tính cá nhân hoặc máy tính xách tay vì cổng USB của máy tính không cung cấp đủ năng lượng cần thiết

- Một ổ cắm điện có thể cung cấp gấp đôi năng lượng so với một cổng USB, và bộ sạc nhanh có thể cung cấp nhiều năng lượng gấp 5 lần giúp thời gian sạc nhanh hơn nhiều.

8. Cập nhật phiên bản phần mềm không phù hợp

- Khi bạn cập nhật phiên bản phần mềm không phù hợp, vô tình nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sạc pin điện thoại của bạn.

- Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi update phần mềm.

9. Phần cứng bị lỗi

- Nếuđiện thoại sạc pin không vàokhông phải donhững vấn đề trên thì khả năng cao điện thoại của bạn bị lỗi phần cứng.

- Như vậy bạn cần đem ra trung tâm sửa chữa và bảo hành để tránh trường hợp hỏng nặng hơn.

10. Có nhiều ứng dụng chạy ngầm

- Nếu điện thoại của bạn có quá nhiều ứng dụng đang chạy ngầm, vô tình nó cũng khiến cho việc sạc pin điện thoại trở nên bị chậm.

- Do đó, bạn nên xóa các ứng dụng chạy ngầm đi trong khi sạc pin.

- Bạn cũng có thể khởi động lại điện thoại để tắt các ứng dụng chạy ngầm

- Tưởng chừng như hơi vô lý nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp đã khắc phục được sự cố pin điện thoại sạc chậm chỉ bằng cách đơn giản như vậy.

- Thao tác khởi động lại điện thoại sẽ tắt hết các tiến trình chạy ẩn trên thiết bị mà đôi khi những tiến trình, phần mềm chạy ẩn gây xung đột hệ thống khiến việc sạc pin gặp cản trở.

- Do vậy, trước khi mang đi sạc bạn thử tắt nguồn điện thoại rồi bật nguồn lại xem sao.

11. Bộ sạc có công suất thấp

- Mỗi điện thoại sẽ có bộ sạc riêng, do đó, nếu bạn sử dụng bộ sạc có công suất thấp hơn bộ sạc gốc bạn sẽ sạc pin điện thoại chậm hơn bình thường.

- Để khắc phụcđiện thoại sạc pin không vào này bạnnên thay bộ sạc chính hãng để có trải nghiệm sạc tốt hơn.

12. Lỗi thiết bị

- Có thể thiết bị của bạn đang gặp lỗi.

- Nếu gặp trường hợp này bạn nên khởi động lại [restart] điện thoại.

13. Điện thoại bị rơi vào nước

- Một số thiết bị khi bị ướt sẽ tự động ngắt sạc và đây cũng có thể là nguyên nhân khiếnsạc pin điện thoại không vào.

- Cho nên nếu điện thoại của bạn bị ướt thì hãy chờ cho đến khi khô hoàn toàn, lúc này nó sẽ tự nhận sạc lại như bình thường.

14. Chân sạc gặp sự cố

- Cấu tạo bên trong chân sạc gồm có nhiều đầu nối mà hay gọi là răng.

- Mỗi răng sẽ tiếp xúc với 1 vạch kim loại trên đầu cáp sạc.

- Sau 1 thời gian sử dụng có thể các tiếp xúc này sẽ bị yếu dần do cắm rút sạc nhiều lần.

- Đầu nối bị cong, phồng lên hoặc xẹp xuống. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến điện thoại sạc pin không vào.

- Trong trường hợp này bạn cần thực hiện nhẹ nhàng:

+ Tắt máy, tháo pin.

+ Dùng que tăm hoặc que chọc sim để chỉnh lại chân răng trong chân sạc.

+ Sau khi chỉnh xong, lắp pin cho máy, khởi động lại điện thoại.

+ Cuối cùng là lấy sạc ra và bắt đầu nạp năng lượng cho điện thoại.

15. Dây cáp sạc bị hỏng

- Đây là phần dễ bị hỏng nhất của bộ sạc.

- Đặc biệt là sạc của Apple bởi chỗ kết nối giữa dây và củ sạc rất hay gặp trục trặc.

- Do những sợi dây cáp khá mảnh dễ bị hỏng do tác động vật lý như gấp, uốn cong, vặn xoắn…

- Khi sạc pin cho điện thoại không vào bạn có thể thử 1 cáp sạc khác.

- Nếu máy vào điện chứng tỏ dây sạc của bạn bị hỏng cần thay mới.

Với những thông tin trên, chúc bạn sửa lỗi điện thoại sạc pin không vào thành công và có những trải nghiệm hài lòng.

Siêu thị điện máy HC

Video liên quan

Chủ Đề