Tại sao hay bị chuột rút chân

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

  • Không tập luyện ngay sau khi ăn

  • Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ

  • Uống nhiều nước [đặc biệt là đồ uống chứa kali] sau tập luyện

  • Không dùng chất kích thích [ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine]

Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.

Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút [như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine] đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo kéo dài vì đôi khi có các tác dụng phụ nghiêm trọng [như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng]. Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.

Một số huấn luyện viên thể thao và bác sĩ khuyên dùng nước ép dưa chuột để giảm co cứng cơ, nhưng dữ liệu về hiệu quả của nó là không đủ.

Chuột rút là một dấu hiệu bình thường do các cơ bắp bị co rút đột ngột dẫn đến căng cứng và không thể vận động đồng thời gây nên cảm giác đau đớn rất khó chịu. Tuy nhiên đây lại không phải là dấu hiệu của bệnh tật gì quá nghiêm trọng.

– Mất nước: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà bất kể ai cũng mắc phải. Lý do là vận động cường độ cao trong thời gian dài hoặc do chế độ ăn uống quá nghèo nước và muối khoáng dẫn đến co rút cơ bắp.

– Nhiệt độ thấp: Đây là cơ chế vật lý của tự nhiên, khi gặp lạnh các bó cơ co rút lại gây nên chuột rút, vì vậy hãy luôn giữ ấm cơ thể nhất là vào mùa lạnh. Bạn nên lưu ý cả khi điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, không nên để mức nhiệt quá thấp gây hại cho cơ thể.

– Thiếu chất và lười vận động: Khác với việc vận động quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi mất nước gây ra chuột rút ở trên, chuột rút do cơ bắp không được rèn luyện thường xuyên và ăn uống không điều độ sẽ kéo dài với tần suất dày hơn cả.

Đầu tiên khi bị chuột rút ta bắt buộc phải dừng vận động, thả lỏng cơ thể đặc biệt là vùng đang co cứng. Xoa bóp nhẹ nhàng làm tăng nhiệt độ [có thể sử dụng túi chườm hay dầu nóng để giúp kích thích hoạt động máu, giãn nở cơ bắp].

– Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nhẹ nhàng duỗi thẳng, kéo ngược bàn chân về phía đầu gối để kéo dãn bó cơ ở bắp chân.

– Nếu chuột rút ở phần bắp đùi, bắt buộc cần có người khác hỗ trợ nâng  cao chân duỗi thẳng đồng thời dồn lực nén xuống nhẹ nhàng ở đầu gối.

– Nếu chuột rút ngang sườn chúng ta hít thở nhẹ nhàng, sâu và thư giãn cho các bó cơ hoành giãn ra trước khi tiến hành xoa bóp quanh vùng lồng ngực.

Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước hoa quả giàu vitamin C…cũng là những giải pháp có thể áp dụng để làm giảm cơn đau cũng như phòng tránh chuột rút.

– Luôn bổ sung đầy đủ lượng nước và dưỡng chất cần thiết để cơ thể không đói nước và suy giảm sức khoẻ.

– Chăm chỉ luyện tập, vận động nhẹ nhàng, khởi động kỹ trước khi làm việc nặng

– Quan tâm đến chế độ ăn uống cân bằng đủ chất, tránh sử dụng các thực phẩm độc hại, các chất kích thích…

– Hãy luôn nhớ rằng một cơ thể khoẻ mạnh từ bên trong sẽ đẩy lùi mọi nguy cơ gây bệnh không đáng có.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chuột rút hay vọp bẻ là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho sự cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian cơ co rút có thể diễn ra từ vài giây tới vài phút, nhưng hay tái diễn.

Khi nào hay bị chuột rút?

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Người ta cho rằng có thể là do vận động quá mức, do tình trạng tĩnh tại quá lâu như khi ngủ ban đêm, khi ngồi lâu không thay đổi tư thế. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp trong thời gian dài liên tục. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi và độ tuổi trên 60.

Chuột rút ban đêm

  • Do ban ngày đứng lâu trên nền cứng, cơ bắp không hoạt động, cứng nhắc.
  • Hình dạng bàn chân bất thường như không có độ cong của mu bàn chân, gót chân nằm phẳng trên mặt đất khiến cho bắp thịt luôn luôn căng.
  • Cơ thể bị thiếu nước.
  • Béo phì khiến chân chịu sức nặng quá mức liên tục.
  • Đeo giầy dép quá chật, gót quá cao.
  • Mất nước, mất muối do tiêu chảy, mất nhiều mồ hôi dẫn đến mất cân bằng điện giải.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê
  • Mắc bệnh tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu hồng cầu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu
  • Rối loạn tuần hoàn, bệnh mạch máu chi dưới khi đi lại nhiều…

Phụ nữ có thai

  • Thường hay bị chuột rút vào tháng thứ sáu của thai kỳ và kéo dài khi bụng ngày càng lớn.
  • Nguyên nhân chuột rút khi mang thai có thể do: thiếu calcium, phospho, magnesium; do các cơ ở dưới chân phải mang sức nặng của phần trên cơ thể; do thai nhi và tử cung lớn dần, cơ và dây chằng tử cung căng giãn; sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép ảnh hưởng lên các mạch máu ở chi dưới.

Hội chứng chân không nghỉ

Là một rối loạn chuyển động của chân mà nguyên nhân đến nay vẫn chưa biết rõ. Bệnh nhân bị cảm giác khó chịu, rần rần như có con vật gì đó bò ở dưới da, nhất là khi nằm ngủ ban đêm hoặc ngồi lâu. Để giải tỏa cảm giác khó chịu này, người bệnh phải liên tục cử động chân bằng cách đi lại, vươn duỗi chân. 

Người ta cho rằng do rối loạn hệ thần kinh, thiếu chất dopamin ở não, do gen di truyền hoặc cơ thể thiếu khoáng sắt.

Có một số yếu tố liên quan đến hội chứng này là: giới tính [bệnh ở nữ gặp nhiều hơn ở nam]; tuổi [bệnh rất ít ở tuổi thiếu niên, nhiều hơn ở độ tuổi trên 65]; yếu tố gia đình [2/3 người bệnh có liên hệ gia đình và thường xảy ra trước tuổi 40]; phụ nữ có thai [khoảng 20% phụ nữ mang thai bị rối loạn này, nhưng sau khi sinh thì hết bệnh]; lọc máu [nhiều bệnh nhân lọc máu vì thận suy cũng bị hội chứng này, nhưng sau khi được thay thận thì hết bệnh này]; các bệnh viêm xương khớp, tiểu đường, mập phì, nghiện rượu, thiểu năng tuyến giáp, thiếu hồng cầu, bệnh cơ bắp, thương tích não bộ tủy sống; thiếu chất sắt, magnesium, folic acid…; mệt mỏi, nhiều căng thẳng, tiếp xúc quá lâu với lạnh; hút thuốc, uống rượu, uống nhiều café…

Chuột rút sau khi vận động

  • Thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi.
  • Dơ bắp mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca.
  • Lắng đọng acid lactic trong bắp thịt sau khi vận động nhiều.
  • Rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp nên dù não bộ muốn cơ thư giãn sau khi co nhưng cơ vẫn tiếp tục co gây ra đau. Theo đó những người ngồi làm việc lâu, ngồi lâu không thay đổi tư thế cũng hay bị chứng co cứng cơ. 

Phương pháp điều trị và phòng ngừa chuột rút

Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc thì có thể bị tai nạn, chuột rút khi đang bơi lội có thể làm bệnh nhân bị chết đuối. Biện pháp xử trí khi bị chuột rút là: xoa bóp bắp thịt bị co rút nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở bắp chuối, bạn nên nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.

Trường hợp chuột rút bắp đùi, bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Nếu bị chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. 

Có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Đạp xe thong thả chừng 5 – 10 phút trước khi đi ngủ. Nên đeo giày vừa chân, gót giày không quá cao. Mang tất đàn hồi hơi ép vào mạch máu để tránh máu ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới. Có thể dùng thuốc điều trị chuột rút với các loại như sau: quinin sulfat, diphenhydramin hydrochlorid, vitamin E, thuốc thư giãn cơ, veramil hydrochlorid, chloroquin phosphat…

Phòng bệnh chuột rút bằng cách: uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi tập luyện, trước khi đi ngủ buổi tối. Thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Tập vươn duỗi chân vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ: đứng thẳng cách xa tường 15cm, gót chân chạm đất; giữ gót chân chạm mặt đất, ngả mình về phía trước, hai bàn tay chống lên tường; đẩy hai bàn tay lên trên, giống như lau tường, càng cao càng tốt; giữ nguyên vị trí trong 30 giây, rồi buông tay xuống, thư giãn. 

Tập nhắc lại các động tác trên 5 lần. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt. Làm như vậy để máu dễ dàng lưu thông ở bắp chuối. Cần khởi động trước khi vận động cơ thể.      

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề