Tại sao hết covid vẫn còn ho

31/03/2022 17:36 [GMT+7]

Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng ho kéo dài sau COVID-19

Hà Nội [TTXVN 31/3]--


Theo bài viết đăng trên trang abc.net.au, khoảng 2,5% người đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng tình trạng ho vẫn kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, thậm chí đến 1 năm sau khi đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Tình trạng này ảnh hưởng đến công việc, đời sống, đặc biệt quan hệ xã hội khi những người xung quanh có thể lo ngại nguy cơ lây lan virus khi người nào đó ho. 
Nguyên nhân gây ho kéo dài
Theo chuyên gia y tế Natasha Yates thuộc Đại học Bond ở Australia, không có gì ngạc nhiên khi COVID-19 gây ho cho người bệnh vì virus ảnh hưởng đến đường hô hấp, từ mũi xuống phổi. Ho là một trong những cách để cơ thể loại bỏ các tác nhân gây kích ứng không mong muốn như virus, bụi và dịch nhầy. Khi phát hiện tác nhân “lạ” trong đường hô hấp, phản xạ của cơ thể là ho để loại bỏ những tác nhân này. Mặc dù đây là một cơ chế bảo vệ hiệu quả của cơ thể, nhưng cũng là cách phát tán virus. Do đó, đây là một trong những lý do khiến virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới. 
Tình trạng viêm là một quá trình “phòng thủ” của hệ thống miễn dịch chống lại virus. Các mô bị viêm sưng lên và tiết dịch. Điều này có thể xảy ra trong một thời gian dài ngay cả khi cơ thể đã đào thải hết virus. Ho có thể kéo dài vì nhiều lý do nhưng tất cả đều liên quan đến tình trạng viêm. Thứ nhất, nếu đường hô hấp trên [mũi và xoang] bị viêm, dịch tiết sẽ chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống đến thành sau họng, gây hiện tượng chảy dịch mũi sau. Điều này khiến người bệnh cần ho hoặc nuốt. Thứ 2, nếu phổi và đường hô hấp dưới bị ảnh hưởng, ho là cách để cơ thể cố gắng loại bỏ dịch tiết và tình trạng sưng tấy. Nếu không có nhiều dịch tiết [còn gọi là ho khan], nhưng tình trạng sưng tấy ở mô phổi vẫn gây ho. Một nguyên nhân khác ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn, có thể là mô phổi bị sẹo do tình trạng viêm gây ra, còn được gọi là bệnh phổi kẽ. Điều này cần được các bác sĩ chuyên khoa hô hấp chẩn đoán và xử lý. Ngoài ra, còn một số lý do khác nữa. 

Biện pháp


Tình trạng ho sau khi mắc COVID-19 có thể kéo dài và có thể khiến cơ thể bị suy nhược. Hầu hết cách xử lý đơn giản, ít tốn kém và có thể thực hiện mà không cần sự can thiệp của y tế. Nếu ho chủ yếu do chảy dịch mũi sau thì người bệnh có thể áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng này như viên ngậm giảm ho, súc miệng nước muối, xịt mũi và ngủ tư thế nằm thẳng, cao đầu. Nếu cổ họng khô, rát gây ho, giải pháp là uống nước ít một, ngậm mật ong và thở chậm bằng mũi để làm ấm và ẩm cổ họng, qua đó giúp giảm phản xạ gây ho. Nếu nguyên nhân là do viêm nhiễm ở phổi, các bài tập thở có kiểm soát và xông hơi có thể hữu ích. Chất nhầy cũng có thể loãng ra bằng cách xông hơi dung dịch muối. 
Tuy nhiên, giới chuyên gia khuyến nghị nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về nguyên nhân hay tiến triển của cơn ho, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và không nên tự ý sử dụng thuốc./.

Trần Quyên

Lưu ra file

VÌ SAO F0 KHỎI BỆNH VẪN CÓ THỂ MẮC HỘI CHỨNG COVID-19 KÉO DÀI?

Từ 20 đến 96% bệnh nhân Covid-19 đã khỏi đều có thể mắc các triệu chứng cũ hoặc vấn đề về tim hay đông máu. Đây là nghiên cứu được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đưa ra nhằm giải thích rõ ràng về hội chứng Covid-19 kéo dài [Long Covid] ở những người đã khỏi bệnh.

Theo thông báo của WHO vào ngày 6-10, hội chứng Covid-19 kéo dài [hậu Covid-19] là tình trạng bệnh nhân mặc dù đã hồi phục khỏi Covid-19 cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn còn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục.
Theo số liệu thống kê ở Anh, tính đến ngày 1-8, khoảng 970.000 người, tương đương 1,5% dân số, mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Tất cả các biến thể gây bệnh Covid-19 cấp [gồm Alpha, Beta, Gamma, Zeta, Theta và Kappa, Eta và Delta, Lambda] đều có thể gây ra hội chứng hậu Covid-19.

Các biểu hiện của hội chứng hậu Covid-19
Giống Covid-19 cấp tính, hội chứng Covid kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: Hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da lông.
Triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi-vị, giảm khả năng nhận thức, như giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.


Biểu hiện đa cơ quan của bệnh Covid-19 thông qua thụ thể ACE2. Ảnh: Harry Crook.

WHO ước tính 10-20% bệnh nhân Covid-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. “Các triệu chứng có thể xuất hiện khi Covid-19 mới khởi phát hoặc sau khi bệnh nhân phục hồi. Các triệu chứng Covid-19 kéo dài có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian”, WHO nói thêm.
Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, mà ở người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng, bất thường xét nghiệm như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormone giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp; giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học; xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim...

Những đối tượng nào dễ mắc?
Tất cả bệnh nhân Covid-19 cấp tính đều có thể mắc hội chứng Covid-19 kéo dài, bao gồm người không triệu chứng tới bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực [ICU].
Nhiều nghiên cứu chứng minh độ nặng của Covid-19 cấp tính có liên quan những yếu tố nguy cơ, như tuổi già, nam giới, béo phì, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường... Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid liên quan đến các yếu tố kể trên.
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh báo cáo hai nhóm có tỷ lệ mắc hội chứng hậu Covid-19 nhiều nhất là nữ và nhóm tuổi 35-49, những người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh dịch, những người làm trong ngành y tế, và những người có vấn đề sức khoẻ khác hoặc tàn tật.

Những ngườinữ và nhóm tuổi từ 35 đến 49 dễ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Ảnh minh họa: Reuters.

Cơ chế gây bệnh
Các chuyên gia giả thuyết rằng hội chứng này được gây ra bởi 3 cơ chế chính.
Thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 [ACE2], gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông.
Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, biểu hiện bằng hội chứng nổi tiếng “cơn bão cytokines” - gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.
Thứ ba là những yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch như: Mắc bệnh, nghèo đói, mất việc, cách ly, mất người thân, đặc biệt là những bệnh nhân sống sót sau bệnh cảnh nguy kịch, từng điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực [ICU].

LÊ ANH


Tags tin y học quốc tế tin y hoc quoc te VÌ SAO F0 KHỎI BỆNH VẪN CÓ THỂ MẮC HỘI CHỨNG COVID-19 KÉO DÀI? vi sao f0 khoi benh van co the mac hoi chung covid 19 keo dai

Bài viết khác

Thăm khám bệnh nhi có triệu chứng ho tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Ho, khàn giọng là những triệu chứng hay gặp khi nhiễm COVID-19 và có thể kéo dài sau khỏi bệnh. Dù là triệu chứng thường gặp nhưng nếu kéo dài, không có phương pháp điều trị đúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Sau hết COVID-19 vẫn cứ ho dai dẳng

Dù âm tính hơn một tuần nhưng triệu chứng ho của chị L.T.T.B. [38 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM] vẫn không thuyên giảm. Chị B. cho biết biểu hiện ho chị gặp phải rất "lạ", "như giả vờ" vì ho chỉ vài cái kèm tằng hắng. Chính vì vậy, chị B. nghi ngờ bản thân còn dương tính nên test nhanh để kiểm tra lại và kết quả vẫn âm tính.

"Tôi cũng nghe nhiều người không dứt được cơn ho dù âm tính. Tôi ho không gây quá mệt người nhưng lại khó chịu, kéo dài làm cổ họng hay khô. Không những vậy, ho trong lúc làm việc khiến tôi ngại với đồng nghiệp", chị B. nói và chia sẻ thêm bản thân thường xuyên ngậm kẹo bạc hà, uống nước ấm để giảm cơn ho.

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh [giảng viên bộ môn tai - mũi - họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM] chia sẻ ông từng tư vấn, thăm khám nhiều trường hợp ở mọi độ tuổi gặp tình trạng ho sau âm tính COVID-19.

Ho ở bệnh nhân sau khỏi COVID-19 mà ông thăm khám rất đa dạng. Từ ho từng tiếng một rải rác trong ngày đến ho sặc sụa, đột ngột, chảy nước mắt hay ho dai dẳng kéo dài ngày này qua ngày khác. Ở những bệnh nhân có sử dụng máy lạnh thường bị ho nghiêm trọng hơn, đặc biệt về đêm.

"Với biến chủng mới Omicron và ai cũng đã tiêm đủ vắc xin thì việc điều trị trong lúc nhiễm COVID-19 đơn giản hơn nhiều vì chỉ 7-10 ngày thì thường khỏe trở lại. Nhưng một khi để có di chứng hậu COVID-19 thì việc điều trị khó gấp nhiều lần và có khi điều trị không khỏi", TS Minh chia sẻ.

Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM, sau khi khỏi COVID-19 nhiều người gặp phải tình trạng ho kéo dài tương tự như trường hợp người bị cảm. Cơn ho có thể xuất hiện trong mọi hoạt động như khi cười, nói, hít phải luồng không khí lạnh... cũng ho, gây ảnh hưởng sinh hoạt, làm thức giấc vào ban đêm.

Nằm lòng những 'nguyên tắc' phòng ho kéo dài

Cũng theo bác sĩ Khanh, đa phần bệnh nhân sau COVID-19 sẽ bị ho khan, ít khi ho có đờm. Nguyên nhân chủ yếu từ bản thân người bệnh có cơ địa dị ứng, người có bệnh lý trào ngược sẵn có, hoặc do sự kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp gây ho.

TS.BS Minh cho biết thêm, ho sau nhiễm COVID-19 là do niêm mạc các cơ quan phản xạ ho trên đường hô hấp như họng, thanh quản, khí quản, phế quản… bị kích thích từ lúc nhiễm COVID-19 rồi kéo dài sau khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, ho còn do viêm phế quản, viêm phổi, xơ phổi trong thời gian nhiễm COVID-19 ở những bệnh nhân nặng, khiến phổi sau này không hoạt động bình thường, dễ kích thích, thiếu độ giãn nở…

"Chúng kích thích viêm, di chứng hậu COVID-19 cộng với môi trường và nhiệt độ bên ngoài sẽ ảnh hưởng cơn ho và mức độ ho", TS Minh nói.

Để tránh di chứng ho sau khỏi COVID-19 cũng như những di chứng khác, TS Minh cho rằng có những "nguyên tắc". Thứ nhất, người dân cần phát hiện sớm nhiễm COVID-19 và điều trị đúng mức ngay từ ngày nhiễm đầu, trong đó có biện pháp dễ áp dụng là tập thở tại nhà, để tránh được di chứng ho kéo dài, xơ phổi, khó thở.

Thứ hai, khi đã có biểu hiện ho từ lúc nhiễm COVID-19 đến sau khi đã khỏi, ngoài tập thở, cần theo dõi sức khỏe, hạn chế tối đa ăn uống đồ lạnh... Nếu tình trạng ho không cải thiện nên đến các các cơ sở y tế thăm khám, điều trị.

Còn bác sĩ Khanh hướng dẫn người dân nên đến cơ sở y tế để khám và đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài, từ đó mới có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, cũng có thể tự làm giảm cơn ho bằng các cách như: tập thở bằng bụng, uống nước ấm, ngậm kẹo giảm ho, uống đủ nước tránh khô họng...

F0 bị khàn giọng, phải làm sao?

Theo các chuyên gia y tế, trong quá trình nhiễm COVID-19, một số bệnh nhân không gặp triệu chứng ho, nhưng lại bị khàn giọng, thậm chí mất tiếng. Nguyên nhân bởi virus khi xâm nhập qua đường hô hấp sẽ gây ảnh hưởng đến các mô trong hệ thống hô hấp, trong đó có thanh quản, gây ra tình trạng đau họng, khàn giọng.

Để cải thiện tình trạng trên, bệnh nhân cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, từ 1,5 đến 2 lít. Bên cạnh đó, tránh các thức uống quá lạnh, đồ uống có gas, có cồn, có chứa caffeine.

Hạn chế các món nhiều gia vị như chua, cay, dầu mỡ. Khi tình trạng trên kéo dài hơn 3 ngày vẫn không giảm thì nên liên hệ bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra vì ngoài COVID-19, việc đau họng, khàn giọng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp cấp trên.

'Chiến đấu' với ho kéo dài, vượt nguy cơ đột quỵ sau COVID-19

XUÂN MAI - CẨM NƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề