Tại sao Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử sơ thẩm vụ an dân sự

Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự là nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia.

Cơ sở pháp lí của nguyên tắc.

Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia căn cứ vào một số cơ sở pháp lý sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013 :

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Theo đó, Hiến pháp 2013 quy định việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân phải có Hội thẩm tham gia.

Thứ hai, Điều 4 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 quy định:

Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của Tòa án quân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

Thứ ba, Điều 11, Bộ luật tố tụng dân sự  quy định:

Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.

Theo đó, theo quy định của BLTTDS Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử các vụ án dân sự, còn đối với việc dân sự thì Hội thẩm nhân dân không tham gia.

Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc.

Ở các nước khác nhau, hình thức thể hiện việc nhân dân tham gia công tác xét xử của Toà án cũng khác nhau. Ở các nước thuộc hệ thống Common law thì có chế định về Bồi thẩm đoàn, còn ở một số nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, thì Hội đồng xét xử có thể bảo gồm Thẩm phán chuyên nghiệp và Thẩm phán không chuyên nghiệp hoặc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Ở nước ta, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia dựa trên: Tư tưởng lấy dân làm gốc là tư tưởng đã tồn tại lâu đời trong nhân dân. Ngay từ buổi đầu độc lập, thành lập Nhà nước đã khẳng định Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Bộ luật tố tụng dân sự ghi nhận nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia xuất phát từ thực tiễn để là đảm bảo hoạt động xét xử diễn ra thuận lợi, khách quan trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. Vì các vụ việc trong tố tụng dân sự là các vụ việc xảy ra trong nhân dân, liên quan đến nhân dân là chủ yếu do đó có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là để đảm bảo thuận lợi, khách quan cho hoạt động xét xử.

Xem thêm: Những quy định chung về tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự

Mặt khác, Hội thẩm nhân dân là những người sống và làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cư nên có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, có vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, vì vậy các vị Hội thẩm hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh, nguyên nhân của các vụ án. Trong một số trường hợp, Hội thẩm nhân dân còn có kiến thức sâu về một số lĩnh vực như quản lý kinh tế, y học, tâm lý xã hội Các kiến thức thực tiễn sinh động đó của đội ngũ Hội thẩm sẽ rất có ích trong việc bổ sung các kiến thức thực tiễn cho Thẩm phán về những lĩnh vực mà Thẩm phán không chuyên sâu, giúp cho công tác xét xử đúng đắn, nhất là những vụ việc dân sự mà đương sự là người dân tộc thiểu số hay vụ việc liên quan đến những phong tục, tập quán của họ.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Nội dung của nguyên tắc.

Thứ nhất, Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia. Theo  BLTTDS , Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử các vụ án dân sự còn đối với việc dân sự thì Hội thẩm nhân dân không tham gia. Điều đó là hoàn toàn phù hợp bởi tính chất của vụ án dân sự là các tranh chấp, mâu thuẫn mang tính phức tạp hơn, quyền và lợi ích của các đương sự ảnh hướng lớn hơn, nên sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là đảm bảo sự tham gia của người dân vào việc xét xử của Tòa án, tăng cường tính công khai, minh bạch.

Mặt khác, việc tham gia của Hội thẩm nhân dân giúp cho Tòa án xét xử không chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hội thẩm nhân dân có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động, nên họ hiểu sâu hơn tâm tư nguyện vọng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân. Khi được cử hoặc bầu làm Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất của cơ quan, đơn vị mình. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, sự am hiểu về phong tục tập quán địa phương, Hội thẩm nhân dân sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có được một phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ.

Thứ hai, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.Khi xét xử vụ án, mọi vấn đề phải được Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Pháp luật không chỉ quy định khi xét xử Hội đồng xét xử phải có Hội thẩm nhân dân tham gia mà còn quy định khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, tức là Hội thẩm nhân dân cùng Thẩm phán quyết định giải quyết mọi vấn đề của vụ án không kể về nội dung hay thủ tục tố tụng. Mặc dù Hội thẩm không phải là cán bộ trong biên chế Tòa án mà là người của cơ quan, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại ngang quyền với Thẩm phán, từ việc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc ra quyết định giải quyết vụ án. Đây là điều quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực sự phát huy được vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân của mình.

Xem thêm: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện ở phiên tòa sơ thẩm tố tụng dân sự

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Xử lý đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng dân sự
  • Hành vi ghi âm ghi hình trong phiên tòa
  • Các trường hợp từ chối tiến hành tố tụng?
  • Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm dân sự
  • Đương sự chết trong giai đoạn xét xử sơ thẩm dân sự thì giải quyết thế nào?

Chủ Đề