Tại sao khi đến tháng lại đau vùng kín

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm - Khoa Gây mê giảm đau, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Đau vùng kín có thể là đau cấp tính do viêm nhiễm cấp tính liên quan đến cơ quan sinh dục, tiết niệu và cần được điều trị ngay lập tức. Bài viết này muốn đề cập đến một bức tranh đầy đủ hơn về hiện tượng đau vùng kín dai dẳng hoặc mạn tính ở cả nam và nữ.

Lâu nay, khi nói đến đau hay cảm giác khó chịu ở vùng kín, người ta thường nghĩ đây là vấn đề sức khỏe của phụ nữ, cũng như khi người ta đề cập đến sức khỏe sinh sản thì phụ nữ được nghĩ đến và được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên đau vùng kín không chỉ là chuyện của phụ nữ, mà còn là “nỗi lòng không biết tỏ cùng ai” của đấng mày râu. Nội dung bài viết dưới đây có thể giúp một nửa thế giới còn lại cũng có cơ hội được quan tâm đến vấn đề: Đau nguyên nhân thần kinh ở vùng kín hay đau thần kinh thẹn.

Vùng kín được giới hạn ở giữa bộ phận sinh dục và hậu môn hay gọi là vùng đáy chậu. Đau vùng kín ít được phàn nàn, kêu ca hay chia sẻ do chứng đau ở vùng này như thế này đã đủ làm cho người bệnh ngần ngại hay trì hoãn việc gặp bác sỹ [Pudendal nerve: được gán với tiếng việt là thẹn, ngại ngùng].

Hầu hết, đau thần kinh thẹn được phát hiện ra khi đã chuyển sang giai đoạn đau mạn tính, có nghĩa là người bệnh đã phải chịu đựng cơn đau này lâu hơn 3 tháng, thậm chí nhiều năm đến mức đã không thể làm bất kỳ việc gì khác ngoài việc âm thầm đi tìm thầy thuốc để chữa.

Cảm giác đau vùng kín được mô tả bằng các từ: tê bì, đau như kim châm, kiến đốt, đau nhói như dao đâm, đau như điện giật, đau như súng bắn từng hồi, đôi khi là cảm giác bỏng rát hay cảm giác vùng kín bị phù nề lên.

Đau có thể ở một bên hay cả hai bên, ở vùng mép bẹn, đau quanh cơ quan sinh dục, hậu môn, đau có thể lan xuống mông và mặt sau chân. Vùng này trở nên vô cùng nhạy cảm với bất kỳ tác động bình thường nào như sờ chạm, xối nước, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo...

Cảm giác đau này trở nên nặng nề hơn khi ngồi xuống, mang vật nặng, hay đi lại.

Ngoài ra, đau có thể xuất hiện và biến mất từng đợt trong ngày đặc biệt là khi ngủ. Đau khiến người bệnh muốn đi vệ sinh liên tục và đau tăng khi quan hệ. Với đàn ông, đau tăng lên khi cương cứng làm ngăn cản hoạt động tình dục.

Người bệnh đau thần kinh thẹn mạn tính thường gây giảm chất lượng sống từ hoạt động thể lực đến học tập, ngủ nghỉ và các mối quan hệ xã hội, gia đình thậm chí gây trầm cảm.

Người bệnh đau thần kinh thẹn mạn tính thường gây giảm chất lượng sống, công việc

Dây thần kinh thẹn được hợp bởi các rễ thần kinh đi từ vùng xương cùng [đốt 2, 3,4] chạy từ phía sau, chui giữa 2 dây chằng tương ứng từ xương cùng cụt đến sàn chậu gần gần gốc dương vật hoặc âm đạo. Dây thần kinh thẹn đi trong một cái ống gọi là ống bịt do nó nằm trong cân của cơ bịt. Trước khi chui vào ống bịt, thần kinh chia nhánh chi phối vùng âm vật của phụ nữ và vùng dương vật ở nam giới. Tại ống bịt, dây thần kinh thẹn chia ra các nhánh nhỏ hơn cho phối cho các vùng sàn chậu và vùng thấp trực tràng. Đây là nơi nó gửi tín hiệu đau đớn đến não từ bộ phận sinh dục, hậu môn và các bộ phận cơ thể khác xung quanh đó. Thần kinh thẹn kiểm soát các cơ vòng mở và đóng hậu môn, cơ thắt vùng chậu khi đi vệ sinh hoặc động tác gây áp lực như rặn hoặc nín tiểu, nín đi cầu.

Đau thần kinh thẹn có thể xảy người bệnh có tổn thương liên quan đến mốc giải phẫu xung quanh thần kinh thẹn: các phẫu thuật vùng hậu môn [phẫu thuật trực tràng, phẫu thuật trĩ, phẫu thuật chích rạch áp xe vùng hậu môn], sau sinh thường có hoặc không cắt tầng sinh môn, sau té ngã có sang chấn vùng chậu.

Một khối u lành tính hoặc tình trạng nhiễm trùng vùng chậu thậm chí tình trạng táo bón kinh niên có thể chèn ép hoặc kích thích viêm dây thần kinh thẹn gây nên tình trạng đau dai dẳng - đau kháng trị [refractory pain] nếu như tình trạng nhiễm trùng hay chèn ép không được giải quyết triệt để.

Một số bệnh ung thư liên quan vùng sàn chậu như ung thư trực tràng, ống hậu môn, ung thư tử cung, buồng trứng, tinh hoàn, tiền liệt tuyến, dương vật đã trải qua phẫu thuật hay xạ trị vùng sàn chậu cũng có thể gây nên tình trạng đau thần kinh thẹn do tổ chức xơ là kết quả của phẫu thuật hay xạ trị gây chèn ép hoặc tia xạ làm tổn thương thần kinh thẹn gây nên đau mạn tính.

Ngoài ra, một số loại tập thể dục như xe đạp đường dài, thể dục dụng cụ, tập gym với các động tác ngồi xổm [squats] hay đua xe có thể gây ra đau thần kinh thẹn do thần kinh thẹn bị kẹt giữa các tổ chức vùng sàn chậu.

Phụ nữ cần phải phải được thăm khám ngay nếu bị đau vùng chậu

Nếu bạn bị đau vùng chậu, hãy tìm gặp và nói với bác sĩ, đừng ngần ngại. Việc khám và hỏi bệnh về các triệu chứng của bạn sẽ giúp định hướng chẩn đoán dựa vào vùng chi phối của thần kinh thẹn. Kể về bệnh hoặc tiền sử bệnh một cách tỉ mỉ với bộ câu hỏi chuyên biệt cùng với việc vẽ bản đồ cảm giác sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán xác định chi tiết về loại đau thần kinh thẹn.

Việc thăm khám lâm sàng bởi các dụng cụ đặc biệt giúp bác sĩ định hướng được nguồn gốc của đau vùng kín đồng thời phân biệt với các loại đau khác xung quanh vùng chậu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể được kiểm tra hình ảnh bằng máy chụp cộng hưởng từ [MRI] để đánh giá được cơ quan và mô xung quanh thần kinh thẹn để định khu giải phẫu và giải thích nguyên nhân gây đau đớn cho bạn.

Việc điều trị đau thần kinh thẹn mạn tính là rất khó khăn, kết quả thường không thể dự đoán được do cần theo một quy trình đặc biệt và hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá thể, thời gian bị đau, tổn thương liên quan, bệnh phối hợp và sự đáp ứng của mỗi người bệnh với phác đồ điều trị - can thiệp.

Điều trị đau thần kinh thẹn có thể dùng các thuốc uống nhưng việc điều trị đau này chỉ mang tính chất tạm thời do thuốc chỉ ức chế cảm nhận đau tại não bộ.

Tại bệnh viện Vinmec, kỹ thuật siêu âm dưới hướng dẫn của máy chuyên dụng cho tổ chức thần kinh sẽ giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán xác định nguyên nhân đau vùng kín một cách chính xác và từ đó sẽ có chiến lược điều trị từng bước nhằm giảm đau với nguyên tắc chung là chặn tín hiệu đau từ vùng kín trước khi nó được truyền qua tủy sống đi đến não bộ.

Kỹ thuật gây tê thần kinh thẹn là một kỹ thuật chuyên sâu, được thực hiện dưới hướng dẫn của máy siêu âm, máy thích thích thần kinh và thuốc tê tác dụng kéo dài nhằm mục đích kép là điều trị đau thần kinh thẹn ngay lập tức, đồng thời giúp chẩn đoán xác định nhánh nào của thần kinh thẹn gây nên đau đớn nhiều nhất cho người bệnh. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa điều trị đau mới có chiến lược tiếp theo cho mỗi người bệnh.

Vì vậy, nếu bạn hay người thân của mình mắc phải chứng đau thần kinh thẹn mạn tính bác sĩ khuyến cáo: Nếu như bị đau dai dẳng, liên tục, đau kéo dài trên 3 tháng người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa điều trị đau để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kiên nhẫn theo phác đồ điều trị vì đau mạn tính vẫn là thử thách đối với nền y học hiện đại không chỉ ở Việt Nam mà ở ngay cả các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Thuỵ sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor... Bỏ ngang liệu trình điều trị sẽ khiến bệnh tái phát trở lại sớm và có nguy cơ nặng hơn gây khó khăn cho bác sĩ trong công việc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến xảy ra ở phụ nữ khi đến kỳ hành kinh. Tùy cơ địa từng người, người sẽ bị đau nhẹ, người lại bị đau bụng kinh dữ dội, thậm chí là ngất xỉu.

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chất định kỳ hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Hiện tượng này sẽ diễn ra mỗi tháng một lần ở phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản. Ở giai đoạn đầu của chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng từ buồng trứng.

Nếu trứng này được thụ tinh sẽ phát triển thành thai nhi. Còn nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì lớp niêm mạc mô máu này sẽ bong ra và được tử cung co bóp đẩy ra qua đường âm đạo.

Hầu hết phụ nữ khi đến ngày hành kinh đều bị đau bụng. Đau bụng kinh thường bắt đầu trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau thường kéo dài trong khoảng từ 2 -3 ngày, ngày đầu tiên bao giờ cũng đau nhất. Các cơn đau này thường ở bụng dưới kèm theo đau mỏi lưng, đùi.

Có người sẽ chỉ bị đau âm ỉ không đáng lo ngại, nhưng có những người có thể bị đau bụng kinh dữ dội, chân tay bị lạnh, thậm chí là đau quằn quại dẫn đến hôn mê.

Đặt vòng tránh thai có thể là nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Có thể do sự co thắt quá mạnh của cơ trong tử cung để đẩy máu kinh đi ra ngoài.
  • Một số phụ nữ có cổ tử cung hẹp khiến máu kinh khó đi ra ngoài cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
  • Do dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung ngả sau hoặc ngả trước gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh gây đau bụng kinh.
  • Do di truyền từ mẹ sang con, nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các mẹ bị đau bụng kinh thì khi sinh con, con gái đều sẽ bị đau khi đến ngày hành kinh.
  • Do đặt vòng tránh thai.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học trong những ngày hành kinh như ăn đồ cay nóng, ăn đồ lạnh, bụng không được giữ ấm...
  • Do nội tiết tố thay đổi như: Gia tăng bất thường progesterone và prostaglandin trong máu tác động đến tử cung.
  • Đau bụng kinh có thể do một số bệnh phụ khoa gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung... đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.
  • Do vận động quá mạnh trong ngày hành kinh.

Chườm ấm bụng và nằm thư giãn là một cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây để giảm đau bụng kinh, sẽ rất hiệu quả đấy:

  • Chườm ấm bụng: Có thể dùng túi giữ nhiệt hoặc cho nước ấm vào chai rồi chườm nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong việc giảm đau bụng kinh.
  • Massage bụng: Nếu bạn bị đau bụng âm ỉ, đau nhẹ thì có thể dùng phương pháp này. Hãy đặt tay lên bụng dưới và tiến hành massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn. Cách làm này vừa giúp giảm co thắt đột đột ngột của tử cung lại vừa giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Vệ sinh sạch sẽ trong những ngà hành kinh, hãy tắm bằng nước ấm vào những ngày nhạy cảm này. Không nên tắm nước lạnh. Đặc biệt là không quan hệ tình dục vào những ngày hành kinh này nhé.
  • Không làm nặng quá sức hoặc vận động quá mạnh: Những ngày hành kinh bạn không nên làm việc quá sức, không nên chơi các môn thể thao vận động quá mạnh. Bạn nên nghỉ ngơi và có các hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Giữ ấm cơ thể: Việc giữ ấm cơ thể sẽ giúp máu dễ được lưu thông hơn, các cơ được thư giãn, quá trình co bóp của tử cung cũng sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn, chắc chắn các cơn đau sẽ thuyên giảm.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung các loại vitamin, chất khoáng có chứa nhiều canxi như trái cây, rau xanh, cá,.. Các cơn đau bụng kinh sẽ đến theo từng cơn, do vậy bạn cũng không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no nhé, như vậy cũng sẽ khiến bạn dễ đau bụng hơn đấy. Bạn cũng cần hạn chế ăn đồ cay nóng.
  • Uống thuốc giảm đau: Đây là phương pháp bất đắc dĩ bạn có thể áp dụng khi tất cả những phương pháp trên bạn đã thử mà không có tác dụng. Sở dĩ gọi là phương pháp bất đắc dĩ vì khi sử dụng nhiều thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, hơn nữa chúng chỉ có tác dụng tức thời.
  • Nếu bị đau bụng kinh dữ dội trong thời gian dài, đau quằn quại dai dẳng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé.

Khi đến ngày hành kinh hãy để đầu óc được thư giãn. Đồng thời, nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc làm tăng lưu lượng máu đến vùng lưng, xương chậu. Từ đó sẽ giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề