Sữa mẹ để trong máy hâm bao lâu

Mẹ thường có thói quen để sữa sau khi hâm nóng ngay trong máy và đợi khi nào bé đói sẽ sửu dụng cho bé bú mà hầu hết các mẹ có thể chưa biết sữa để trong máy hâm sữa được bao lâu sau khi hâm nóng. Đây cũng là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều gia đình có con nhỏ hiện nay. Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Sữa để trong máy hâm sữa được bao lâu sau khi hâm nóng

Tại sao mẹ nên dùng máy hâm sữa?

Máy hâm sữa từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu đối với các mẹ đang nuôi con và giúp mẹ hâm sữa đúng cách bởi vì:

 Mẹ phải từ bỏ thói quen hâm sữa bằng lò vi sóng dù hâm khá nhanh nhưng nó tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho bé như nhiệt độ cao phá hủy sữa mẹ, thiết bị gây ra những điểm nóng lạnh trên bình sữa khi hâm khiến bé có thể bị bỏng khi uống. Không những vậy, bình sữa hâm lâu trong lò vi sóng sẽ bị biến dạng thậm chí bị nổ rất nguy hiểm.

 Sữa mẹ lấy ra từ tủ lạnh không có hại cho bé và đảm bảo vẫn giữ đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng sẽ rất khó tiêu cho hệ tiêu hóa vì vón cục và bé thường không uống. Do vậy mẹ cần phải hâm nóng sữa trước khi cho bé ăn.

 Mẹ có thể áp dụng cách hâm sữa là đặt bình sữa vào tô nước ấm hoặc dưới vòi nước ấm cho đến khi bình sữa đạt nhiệt độ thích hợp nhưng sử dụng cách này rất tốn thời gian.

Mẹ có thể áp dụng cách hâm sữa là đặt bình sữa vào tô nước ấm nhưng sử dụng cách này rất tốn thời gian

Từ những lý do trên, máy hâm sữa là giải pháp hữu hiệu nhất cho mẹ khi vừa tiết kiệm được thời gian khi vừa hâm nhanh chóng từ 3 -4 phút  là mẹ đã có ngay một bình sữa ấm nóng cho bé bú. Ngoài ra, sử dụng máy hâm sữa còn giúp mẹ đảm bảo giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa nhờ bộ điều nhiệt chính xác giúp mẹ dễ dàng cài đặt nhiệt độ lý tưởng khi hâm sữa cho bé bú.

Máy hâm sữa là giải pháp hữu hiệu nhất cho mẹ khi vừa tiết kiệm được thời gian khi vừa hâm nhanh chóng 

Sữa để trong máy hâm sữa được bao lâu sau khi hâm nóng?

Vi khuẩn có thể sống ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, nhưng chúng có thể sống, phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein. Sữa của mẹ có thể bị hỏng nếu như mẹ để trong máy hâm sữa thời gian dài. Đó là lí do mà các nhà sản xuất cũng khuyến cáo các mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng một giờ đồng hồ.

Cách hâm sữa mẹ tốt nhất là sử dụng máy hâm sữa tuy nhiên mẹ cũng cần phải nắm vững cách sử dụng máy hâm sữa đó như thế nào để sữa mẹ luôn an toàn và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đối với trẻ sơ sinh, sữa đã pha cũng chỉ để ở nhiệt độ phòng một tiếng và bảo quản trong tủ lạnh là 24 tiếng. Vậy cách tốt nhất là mẹ chỉ cần pha sữa sẵ cho con, sau đó nếu bé chưa ăn ngay mẹ hãy để tủ lạnh bảo quản, khi nào bé đối mẹ chỉ việc lấy ra hâm trong máy hâm sữa là được và đừng để lâu trong máy sau khi hâm nóng.

Nếu nghi ngờ về chất lượng sữa, tốt hơn hết mẹ nên bỏ lượng sữa thừa này đi

  Mẹ click ngay vào đây để tham khảo thông tin chi tiết những mẫu máy hâm sữa chất lượng nhất >> //metron.vn/do-dung-cho-me/may-ham-sua/

Tuy nhiên mẹ có thể đựng sữa sau khi hâm nóng bé khoog bú hết vào tủ lạnh để bảo quản và cho bé uống vào cữ kế tiếp. Trong trường hợp nếu nghi ngờ về chất lượng sữa, tốt hơn hết mẹ nên bỏ lượng sữa thừa này đi. Sau lúc làm cho tan sữa đông lạnh bằng phương pháp đặt bình sữa vào máy hâm sữa, mẹ có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, song tuyệt đối không làm đông đá lần thứ hai.

Hi vọng thông qua những thông tin chia sẻ trên. mẹ đã biết được: “Sữa để trong máy hâm sữa được bao lâu sau khi hâm nóng?” để từ đó chăm sóc em bé của mình tốt nhất. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

MẸ TRÒN - Hệ thống cửa hàng đồ dùng cho bé và mẹ

Hotline: 093 876 4994 - 028.62766186

Website: //www.metron.vn/

Facebook: //www.facebook.com/metron.vn/

Hâm sữa bằng máy trong bao lâu để không làm mất dinh dưỡng và đủ ấm cho bé? Thời gian trung bình khoảng từ 4 -10 phút, phụ thuộc vào lượng sữa, nhiệt độ và nhiều yếu tố khác. Mẹ theo dõi bài viết sau để biết chính xác thời gian hâm sữa phù hợp nhất cho bé nhé!

Hâm sữa bằng máy thường khoảng từ 4 – 10 phút

1. Hâm sữa bằng máy trong bao lâu?

Đối với bé sơ sinh, nhiệt độ sữa thích hợp để bé bú là khoảng 37 độ C [bằng với thân nhiệt của mẹ]. Chính vì vậy, nước ngâm trong bình được các nhà sản xuất thường đặt mặc định khoảng 40 độ C để sữa hâm không bao giờ bị tình trạng nóng quá.

Nếu mẹ sử dụng nước ở nhiệt độ thường [20-25 độ C], mẹ cần hâm nước trước. Sau khoảng 3-5 phút, máy báo tín hiệu đạt nhiệt độ chuẩn [khoảng 40 độ C], mẹ mới có thể hâm sữa. Thay vì thế, nếu mẹ để máy hoạt động liên tục để nước ngâm bình luôn ở nhiệt độ 40 độ C, mẹ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn [tới 5 phút] mỗi lần hâm sữa cho bé.

Mẹ hâm sữa cho bé với nhiệt độ nước trong bình ngâm khoảng 40 độ C

Thời gian hâm sữa nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

1 – Lượng sữa: Sữa càng nhiều, quá trình trao đổi nhiệt bên trong càng lâu nên thời gian hâm sữa sẽ dài hơn.

2 – Chất liệu của bình: Bình bằng nhựa nhanh nóng hơn so với bình thủy tinh, tuy nhiên khi gặp nhiệt độ cao bình nhựa có nguy cơ giải phóng ra những chất độc hại như Bisphenol A [BPA], bisphenol S [BPS], phthalates và các vi nhựa,… vào sữa của bé. Khi bé uống phải sữa có chứa các chất này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh như: dị tật bẩm sinh, viêm gan, tiểu đường, vô sinh, ung thư,… Vì vậy dùng bình sữa thủy tinh là giải pháp an toàn nhất khi hâm sữa cho bé bởi chúng chịu nhiệt tốt, không giải phóng chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao, an toàn cho sức khỏe của bé.

Mẹ tham khảo bình sữa thủy tinh Mamamy, bình có trọng lượng nhẹ chỉ bằng quả táo, được làm từ cát tự nhiên và không vỡ khi rơi, khắc phục được hầu hết các nhược điểm của bình sữa thủy tinh thông thường, mẹ an tâm cho bé tu ti.

Nên hâm sữa cho bé bằng bình thủy tinh để đảm bảo an toàn

3 – Nhiệt độ của sữa trước khi bỏ vào máy hâm: Nhiệt độ sữa càng ấm, thời gian hâm càng nhanh, cụ thể như sau:

  • Sữa mẹ vừa vắt: Nếu bé không thể ti mẹ vì một số nguyên nhân bất khả kháng như bé bị nấm miệng, mẹ bị nấm ti, mẹ cần vắt sữa ra bình để cho bé bú. Với thời tiết mùa đông lạnh hoặc sau khi vắt sữa khoảng 20 phút, sữa mẹ đã nguội hơn so với nhiệt độ cơ thể, mẹ cần cho vào máy từ 3 – 5 phút hâm lại sữa là bé có thể sử dụng được.
  • Sữa bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Nhiệt độ ở tủ lạnh khoảng từ 2 -8 độ C [thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sữa mẹ mới vắt] nên cần hâm khoảng 6 – 10 phút để đạt được nhiệt độ khoảng 37 độ C, thích hợp cho bé bú.

4 – Nước sử dụng để hâm cho bé: Thời tiết mùa đông nước sẽ lạnh hơn mùa hè, thời gian hâm sữa sẽ lâu hơn. Trường hợp mẹ muốn tiết kiệm thời gian, để bé không phải chờ sữa lâu, mẹ để máy hâm sữa hoạt động liên tục để nước ngâm luôn ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, thời gian hâm sữa sẽ nhanh hơn mẹ dùng nước ở nhiệt độ thường.

2. Hướng dẫn hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Hâm sữa bằng máy là giải pháp tiện lợi, tối ưu nhất trong các phương pháp hâm sữa hiện nay với các bước đơn giản sau:

Mực nước trong máy phải cao hơn mực nước trong bình sữa để đảm bảo làm nóng đồng đều
  • Bước 1: Rã đông nếu sữa ở ngăn đông, sau đó lắc nhẹ để lớp sữa béo ở trên hòa tan vào lớp sữa trong bên dưới. Mẹ đổ sữa vào bình thủy tinh để đảm bảo an toàn cho bé nếu mẹ đang bảo quản sữa bằng bình nhựa hoặc túi zip.
  • Bước 2: Lắc đều sữa trong bình, đặt vào chính giữa của máy.
  • Bước 3: Đổ nước vào máy hâm sao cho lượng nước không ngập quá vạch quy định, với loại máy không có vạch quy định cần để mực nước cách miệng máy khoảng 3 – 6 cm. Nước trong máy hâm sữa phải cao hơn mực sữa trong bình của bé để đảm bảo sữa được làm ấm đều.
  • Bước 4: Cắm ổ điện, khởi động máy, chọn chế độ hâm sữa, nhiệt độ hâm 40 độ C.
  • Bước 5: Đợi máy hâm sữa trong khoảng 4 -10 phút, khi nước ngâm đạt ngưỡng 40 độ C, máy sẽ tự ngắt, mẹ rút dây điện, lấy bình sữa ra cho bé bú.
  • Bước 6: Lau khô bình sữa, sau đó cho bé bú được rồi ạ!.

3. Cách tốt nhất để bảo quản sữa mẹ

Để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé mẹ cũng cần chú ý cách bảo quản bình sữa. Một số mẹo nhỏ này sẽ giúp mẹ giữ sữa tốt nhất, mẹ đừng bỏ qua nhé!

  • Hạn dùng của mỗi loại sữa phụ thuộc vào cách bảo quản:
    • Sữa bảo quản ở ngăn đá trữ được trong vòng 3 – 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, khi hâm lại sữa, sữa sẽ bị mất một phần chất dinh dưỡng và kháng thể như vitamin, enzyme, axit amin… nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên sử dụng càng sớm càng tốt.
    • Sữa bảo quản ngăn mát nên dùng ngay sau 72 giờ vì ở ngưỡng nhiệt độ khoảng 2-8 độ C dưới ngăn mát, sữa dễ bị vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng dễ hơn.
Đánh dấu ngày trước khi bảo quản sữa, sắp xếp sữa khoa học đảm bảo sữa trữ trước dùng trước
  • Đánh dấu ngày trước khi cho sữa vào cấp đông: Sữa bảo quản được sử dụng theo nguyên tắc sữa vắt trước dùng trước, do đó mẹ nên ghi ngày lên vỏ đựng để tiện kiểm tra trước khi cho bé dùng. Bên cạnh đó sữa cũng cần được sắp xếp để dễ lấy, sữa vắt trước để ra ngoài, sữa vắt sau để vào trong lần lượt từng hàng từ phải sang trái của tủ lạnh.

4. Những lưu ý khi hâm nóng và rã đông sữa mẹ

Hâm sữa cho bé là công việc đơn giản hàng ngày của mẹ bỉm sữa, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách hâm đúng, rã đông để đảm bảo giữ được dưỡng chất, vitamin, kháng thể nhiều nhất cho bé.

Kiểm tra nhiệt độ bình sữa bằng nhiệt kế hoặc nhỏ ra tay mẹ trước khi cho bé bú

Vậy có lưu ý gì trong quá trình rã đông, hâm sữa cho bé không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ.

  • Kiểm tra sữa trước khi dùng cho bé: Trong 1 số trường hợp, mẹ ngâm bình quá lâu, máy hâm sữa bị hỏng, nhiệt độ của sữa không được chính xác. Khi đó, trước khi cho bé ti, mẹ nhỏ vài giọt ra tay hoặc dùng nhiệt kế điện tử để kiểm tra, nếu sữa nóng trên 38 độ C mẹ chờ khoảng 2-3 phút cho sữa nguội hơn rồi mới cho bé bú nhé. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cho bé bú sữa đã nguội hoặc còn lạnh dưới 30 độ C vì sẽ gây lạnh bụng cho bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, mẹ hâm lại rồi mới dùng nhé!
  • Chỉ hâm sữa 1 lần duy nhất: Hâm sữa chủ yếu với mục đích làm ấm, giúp bé cảm thấy sữa ngon hơn cũng như lành bụng cho bé hơn. Tuy nhiên nếu mẹ hâm nhiều lần sẽ làm sữa bị biến chất, ngoài ra khi để sữa ngoài nhiệt độ thường dễ khiến sữa bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và có điều kiện phát triển.
Mẹ chỉ nên hâm sữa một lần duy nhất
  • Sử dụng hết sữa đã hâm trong vòng 1 giờ: Sữa khi để ở môi trường bên ngoài dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, sinh sôi và phát triển sau 1 thời gian dài, vì vậy sữa đã hâm mẹ cho bé uống ngay. Trong trường hợp bé không uống hết, mẹ đừng tiếc mà hãy bỏ đi, không trữ lại và hâm lại lần nữa mẹ nhé!
  • Không hâm sữa ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao hơn trên 60 độ C khiến vitamin, kháng thể các dưỡng chất dễ bị biến đổi, không đảm bảo được dinh dưỡng cho bé. Vì vậy mẹ không sử dụng nước đun sôi, lò vi sóng để hâm sữa cho bé nhé!
  • Rã đông sữa tự nhiên: Sữa trữ ở ngăn đông có nhiệt độ dưới 0 độ C, nếu mẹ sử dụng nhiệt độ cao khoảng 40 độ C để rã đông ngay sẽ khiến sữa dễ bị hỏng, biến chất. Vì vậy, sữa bảo quản ở ngăn đông cần được để xuống ngăn mát từ 8 -12 tiếng để rã đông từ từ. Nếu mẹ cần dùng ngay cho bé, mẹ để bịch sữa ra ngoài hoặc xả dưới vòi nước lạnh từ 20 – 30 phút để sữa tan thành nước rồi mới hâm sữa mẹ nhé.

Qua bài viết này, mẹ hẳn đã trả lời được câu hỏi hâm sữa bằng máy trong bao lâu cũng như hiểu rõ hơn cách để hâm sữa an toàn mà vẫn giữ được dưỡng chất tốt nhất trong sữa cho bé. Góc của mẹ chúc bé yêu luôn ăn ngon, chóng lớn và luôn mạnh khỏe bên mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề