Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là bao lâu

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi? Chăm sóc và điều trị tay chân miệng như thế nào để con nhanh khỏi? Là thắc mắc của hầu hết phụ huynh có con đang bị bệnh truyền nhiễm này. Để tìm lời đáp cho những băn khoăn trên, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus [E71, E68] gây ra. Những virus này thường tồn tại trong đường tiêu hóa và có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp [hắt hơi, giao tiếp, ho] hoặc từ các chất tiết và bài tiết của người bệnh.

Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện, khả năng chống lại các loại virus còn hạn chế. Tuy nhiên, thực tế trẻ em lớn hơn 5 tuổi hoặc người trưởng thành cũng có khả năng mắc tay chân miệng nhưng hiếm gặp.

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến nhất vào mùa xuân, hè và thu. Bệnh phát triển theo 4 cấp độ:

– Cấp độ 1 – Ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày sau khi trẻ bị lây nhiễm virus

– Cấp độ 2 – Khởi phát: Khi mới phát bệnh trẻ có các dấu hiệu như cảm cúm thông thường: mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ… Sau 2 ngày những triệu chứng này sẽ giảm đi, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng mới bắt đầu xuất hiện.

Nổi mụn nước là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh tay chân miệng

– Cấp độ 3 -Toàn phát: Kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình ở tay – chân – miệng, như những nốt mụn nước trên da trong khoang miệng, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc quanh hậu môn. Nổi mụn nước là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh tay chân miệng.

– Cấp độ 4 – Lui bệnh: Sau thời kỳ toàn phát nếu trẻ hồi phục mà không gặp bất cứ biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ cuối này thường là từ 3 – 5 ngày sau phát bệnh hoặc 7 ngày tính từ lúc khởi bệnh.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi trẻ. Thời gian phục hồi sẽ theo các cấp độ của bệnh như sau:

– Trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 1 thì chỉ sau 7 – 10 ngày là sẽ khỏi bệnh.

– Trẻ mắc bệnh cấp độ 2 thì sẽ cần khoảng từ 10 – 14 ngày.

– Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3, 4 thì thời gian hồi phục sẽ dài hơn và nguy hiểm hơn. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như viêm tim, viêm não, suy hô hấp, trụy mạch, thậm chí tử vong.

Trên thực tế, trẻ mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi không chỉ phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà còn tùy thuộc vào cách chăm sóc và điều trị. Do đó, cha mẹ hãy lưu ý đến một số vấn đề sau để giúp trẻ nhanh khỏi hơn:

Trường hợp trẻ chỉ bị nổi mụn nước và loét miệng, tức là bị tay chân miệng cấp độ 1 thì cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà mà không cần nhập viện. Khi đó, cha mẹ cần:

– Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, mềm, lỏng, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Tránh thức ăn cay, mặn, nhiều dầu mỡ, đường. Nếu trẻ còn bú mẹ cần tăng cường bú mẹ.

Cần cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, mềm khi trẻ mắc tay chân miệng

– Thuốc men: Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho trẻ nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ thực hiện được.

– Vệ sinh cơ thể cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, giúp làm sạch các vết thương, loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh trên da.

– Cách ly trẻ khỏi nơi đông người. Các vật dụng sinh hoạt và cá nhân của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ và nên dùng riêng để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Người lớn khi chăm sóc trẻ nhiễm bệnh nên mang khẩu trang, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ khỏe mạnh.

– Quần áo, tã lót của trẻ nhiễm bệnh nên ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch bằng xà phòng. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Vật dụng ăn uống cá nhân của trẻ mắc tay chân miệng cần được luộc sôi và sử dụng riêng biệt

– Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc cho trẻ dùng thuốc. khuẩn. Nên cho trẻ tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Lưu ý: bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virus có thể còn tồn trong phân vài tháng sau.

– Nếu trẻ mắc tay chân miệng độ 2 trở lên gồm: xuất hiện nốt ban ở tay – chân – miệng, kèm sốt cao, co giật, tiêu chảy kéo dài, khó thở do suy hô hấp… thì cần đưa trẻ nhập viện để điều trị.

Các bậc cha mẹ cần trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: Sốt virus, sốt phát ban, viêm tai giữa, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm phế quản…. Với đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp việc thăm khám không còn là nỗi lo cả các ông bố bà mẹ.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:

KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 7300 8866

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng bao lâu và biện pháp phòng ngừa

Thứ Năm ngày 07/09/2017

  • Bệnh tay chân miệng có lây không?
  • 6 biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng
  • Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào và cách phòng tránh

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng cũng là lúc các triệu chứng thường thấyxuất hiện như sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây

1. Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng?

Các vi rút thuộc nhóm enterovirus lànguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng. Nhóm vi rút này bao gồm nhiều loại khác nhau như Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 [EV71], poliovirus, và các loại enterovirus khác.Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

Vi rút lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành.Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Sốt, kéo dài từ 24 đến 48 tiếng, là triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh tay chân miệng

2. Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng thường thấy [từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng] là 3-7 ngày.Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1-2 ngày.Sau đó đến giai đoạn toàn phát [có thể kéo dài 3-10 ngày] với các triệu chứng điển hình của bệnh.

Thời gian lây truyền: Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng cũng là lúctriệu chứng xuất hiện. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài từ 24 dến 48 tiếng, kém ăn, khó chịu và đau họng.

  • Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát xuất hiện trong miệng. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.
  • Phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường khu trú trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.
  • Bệnh nhân có thể không có triệu chứng, hoặc có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm.

3. Các biện pháp phòng ngừabệnh tay chân miệng

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã.
  • Rửa sạch các bề mặt và vật dụng bị nhiễm khuẩn [bao gồm đồ chơi] trước tiên với nước và xà phòng, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp [ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng, v.v] với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang nhiễm bệnh đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học hoặc tụ tập đông người cho đến khi khỏe hẳn.
  • Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ nhiễm bệnh và can thiệp y tế kịp thời nếu sốt cao liên tục, mất tỉnh táo và hoặc tình trạng chung diễn biến theo chiều hướng xấu.
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho.
  • Vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy.
  • Giữ vệ sinh tại nhà, trung tâm chăm sóc trẻ, nhà trẻ mẫu giáo hoặc tại trường học.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước

Với các biện pháp phòng ngừa trên, hy vọng bạn đã có được phương án tốt nhất cho mình. Đừng để phát sinh thời gian ủ bệnh tay chân miệng và chia sẻ thông tin để mọi người cùng tự bảo vệ mình nhé.

Nguyệt Hằng

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • tay chân miệng

Video liên quan

Chủ Đề