Tại sao bà bầu bị khô môi

Không những chỉ táo bón, da xấu, đau lưng … chị em còn phải đối mặt với chuyện khô môi khi thời tiết hanh khô, trở lạnh. Điều này làm cho bà bầu kém tự tin với làn môi nứt nẻ và đau rát khi ăn đồ mặn.  Vậy làm thế nào để mẹ bầu dưỡng môi an toàn và hiệu quả trong thai kỳ?

Tại sao bà bầu bị khô môi trong thai kỳ ?

Đây là thời điểm phần lớn chất lỏng trong cơ thể thai phụ dùng để tạo máu nuôi dưỡng thai nhi. Cơ chế điều chỉnh cho quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn, đi tiểu nhiều hơn, thay đổi hoocmon làm cho cơ thể bà bầu dễ bị mất nước .

Cơ thể bị thiếu nước dễ dẫn đến tình trạng khô môi

Không những vậy, khô môi còn là triệu chứng cảnh báo chứng đái tháo đường trong thai kỳ. Bởi vậy, các mẹ đừng coi thường bệnh khô môi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm mà bạn không hề hay biết.

Làm thế nào khi bà bầu bị khô môi?

Để tìm lại nét quyến rũ cho làn môi mềm mại, tươi tắn bằng phương pháp tự nhiên và an toàn cho sức khỏe, bàn bầu nên làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày : Nguyên nhân chính của tình trạng khô môi là do cơ thể bà bầu bị mất nước. Để cho đôi môi luôn mềm mại, bà bầu cần tích cực uống từ 2.5 lít – 3 lít nước mỗi ngày. Đối với những chị em công sở, thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh thì hãy đặt một máy tạo hơi ẩm ở góc nhà. Bởi máy lạnh chính là thủ phạm hút ẩm trong môi trường không khí và gây khô da.
  • Bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi có thể là giải pháp tức thời để giúp môi bạn bớt khô nhưng thực tế chúng lại đem tới nhiều tác hại hơn bạn tưởng. Mẹ bầu nên tránh thói quen này nếu không muốn tình trạng liếm môi trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, sử dụng các loại son dưỡng môi có mùi vị càng kích thích chị em liếm môi nhiều hơn.

Dưa chuột cũng có tác dụng đem lại cho bạn làn môi mượt mà.

  • Bổ sung thêm vitamin, kẽm : Chế độ ăn uống chính là liều thuốc tự nhiên để giảm khô môi. Bà bầu cần hạn chế những thực phẩm chua, cay, nóng, ăn nhiều rau và bổ sung nước cho cơ thể. Đặc biệt là vitamin B6, bởi chúng giúp giảm các triệu chứng như lở mép, ngứa và phát ban tay, chân.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận : Một số trường hợp môi khô, ngứa là do dị ứng với thành phần của kem đánh răng và nước súc miệng. Bởi vậy, bà bầu nên chú ý xem mình có bắt đầu bị khô môi từ thời điểm thay đổi kem đánh răng hay nước súc miệng mới không.
  • Sử dụng mẹo dưỡng môi từ tự nhiên: Bạn có thể dùng mật ong, dầu oliu hay dầu dừa để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho môi. Những loại dầu từ tự nhiên này cũng giúp tẩy sạch da chết cho đôi môi để chúng thêm mịn màng, hồng hào và tươi tắn hơn.
  • Dùng túi trà để chữa làn môi nứt nẻ: Túi trà xanh ẩm có tác dụng hữu hiệu để lấy lại độ ẩm cho làn môi bởi chúng có thành phần chống oxi hóa và diệt khuẩn. Mẹ chỉ cần đắp túi trà đã pha lên môi trong khoảng 5 phút để làn môi thẩm thấu độ ẩm và tinh chất từ trà. Kiên trì làm trong nhiều ngày.
Từ khóa được tìm kiếm:
  • //babaucanbiet com/kho-moi-o-ba-bau-chua-tri-nao-cho-dung/
  • bà bầu môi khô nứt nẻ
  • bà bầu bị khô môi
  • lúc mang thai bị khô môi
  • Bầu bị khô môi
  • mẹ bầu bị khô môi
  • ba bau bi kho moi phai lam sao
  • bầu khô môi
  • chữa khô môi cho bà bầu
  • kho moi o ba bau

Posted on 13/02/2017 at 8:34 sáng by Nguyên Liệu Làm Mỹ Phẩm / Tin Tức

KHÔ MỖI Ở BÀ BẦU CÓ PHẢI LÀ BỆNH VÀ CÁCH DƯỠNG MÔI HIỆU QUẢ

Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về hoocmon trong cơ thể: các chị em sẽ gặp tình trạng táo bón, bị khó thở,… hay làn da xấu hơn là bị khô môi. Đối với những bà bầu bị khô môi vào thời tiết hanh khô, nhất là trời lạnh thì càng là cực hình hơn nữa vì gương mặt mình trở nên kém hấp dẫn, kèm theo cảm giác đau rát nên ăn cái gì cũng khó.

Vậy điều gì gây ra hiện tượng mẹ bầu hay bị môi khô nứt nẻ, và cách dưỡng môi an toàn cho các chị em như thế nào?

  1. Nguyên nhân gây khô môi khi mang thai

Trong thời gian này, phần lớn lượng chất lỏng trong cơ thể thai phụ sẽ được dùng để tạo thêm máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Cơ thể cũng cần điều chỉnh cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, và tình trạng đi tiểu nhiều do sự thay đổi về hoocmon cũng làm cho cơ thể bà bầu nhanh bị mất nước hơn. Chính vì thế mà cả làn da và đôi môi của các chị em sẽ thiếu độ ẩm, đàn hồi kém và bị nứt nẻ nhiều hơn.

Nguyên nhân khô môi ở bà bầu

  1. Cách chăm sóc khi bà bầu bị khô môi

Môi khô nẻ khi mang thai thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe của cả bà bầu lẫn thai nhi. Chúng ta có thể tìm lại nét quyến rũ cho làn môi mềm mại, tươi tắn bằng nhiều liệu pháp dưỡng môi tự nhiên và an toàn cho sức khỏe ngay tại nhà như:

  • Đừng quên uống nhiều nước: Một trong những nguyên nhân chính khiến đôi môi trở nên khô và nứt nẻ là do cơ thể mẹ bầu bị mất nước. Để có đôi môi luôn mềm mại mẹ bầu phải tích cực uống nhiều nước mỗi ngày. Mẹ bầu công sở làm việc hay sinh hoạt trông môi trường máy lạnh có điều kiện, hãy đặt một máy tạo hơi ẩm ở góc phòng. Vì máy lạnh là thủ phạm rút mất lượng hơi ẩm trong môi trường và gây khô da.
  • Bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi có thể là giải pháp tức thời cho tình trạng khô môi nhưng sẽ gây ra tác hại lâu dài lên đôi môi của các bà mẹ.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Nên chú ý tìm hiểu xem đôi môi có bị dị ứng với các thành phần trong kem đánh răng và nước súc miệng hay không.
  • Áp dụng các phương pháp dưỡng môi từ thiên nhiên: Mật ong, đường, dầu oliu, dầu dừa hay nước cốt chanh là những loại thực phẩm cung cấp độ ẩm cao, bổ sung thêm dưỡng chất và giúp đôi môi thêm mịn màng, hồng hào và tươi tắn hơn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng: Các bà bầu nên tránh cách loại thực phẩm chua, cay, nóng, ăn nhiều rau để bổ sung nước và vitamin cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B6. Thiếu vitamin B6 còn gây ra nhiều triệu chứng khác như lở mép, rộp ngứa, phát ban ở tay và chân.

Thẻ:bí quyết làm đẹp, cách chăm sóc môi, cách dưỡng môi, chăm sóc môi khô

Khi mang thai, cơ thể của bạn sẽ cần nhiều nước hơn bình thường để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Nội tiết tố thai kỳ thay đổi cũng gây nên tình trạng mất nước. Vì vậy, khô miệng đôi khi có thể là một triệu chứng phụ báo hiệu có thai. Tuy nhiên, bên cạnh đó có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây khô miệng khi mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến hơn như mất nước, đái tháo đường thai kỳ, rối loạn giấc ngủ...

Khô miệng là một triệu chứng rất phổ biến khi mang thai. Nguyên nhân một phần là do bạn cần nhiều nước hơn bình thường khi mang thai, vì thai nhi cần nước để phát triển. Một nguyên nhân khác là do nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Ngoài triệu chứng khô miệng khi mang thai , viêm lợi và răng dễ lung lay là những biểu hiện thường gặp khi mang thai. Một số tình trạng trong thai kỳ, chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, cũng có thể gây khô miệng.

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây khô miệng khi mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến hơn như mất nước.

Khô miệng là do người mang thai bị mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể mất nước nhanh hơn lượng nước hấp thụ vào. Nó có thể đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Điều này là do nước giúp em bé của bạn phát triển. Bạn cần lượng nước nhiều hơn hơn khi mang thai so với bình thường. Vì vậy, mang thai bị khô miệng là triệu chứng thường gặp

Trong một số trường hợp nặng, tình trạng thiếu nước khi mang thai có thể là nguyên nhân đưa đến dị tật bẩm sinh hoặc sinh non.

Các dấu hiệu thiếu nước khác bao gồm:

  • Cảm thấy quá nóng
  • Nước tiểu màu vàng sẫm
  • Cực kỳ khát
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đau đầu

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xảy ra khi mang thai và có thể khiến bạn bị lượng đường trong máu cao. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau sinh.

Bạn cần nhiều insulin hơn bình thường khi mang thai. Đái tháo đường thai kỳ xuất hiện khi cơ thể bạn không thể tạo ra thêm insulin.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề cho bạn và con bạn, nhưng nó cũng có thể được kiểm soát bằng cách chăm sóc thích hợp. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Bạn có thể cần thuốc hoặc insulin.

Nhiều người phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhẹ. Trong trường hợp này, đái tháo đường thai kỳ sẽ được phát hiện nhờ vào một xét nghiệm được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai. Nếu bạn có các triệu chứng, ngoài khô miệng, có thể có các triệu chứng khác như:

  • Khát
  • Mệt mỏi
  • Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường

Khô miệng là biểu hiện của người mang thai bị đái tháo đường

Bệnh tưa lưỡi là tình trạng phát triển quá mức của một loại nấm có tên là Candida albicans. Mọi người đều tồn tại một lượng nhỏ nấm, nhưng nấm candida có thể phát triển vượt quá mức nếu hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt như bình thường.

Bệnh tưa miệng có thể gây ra cảm giác khô, bông trong miệng của bạn, ngoài ra còn có:

  • Các thương tổn có màu trắng, nhìn giống như pho mát nhỏ trên lưỡi và má, và có thể chảy máu nếu chạm vào
  • Đỏ trong miệng của bạn
  • Đau miệng
  • Mất vị giác

Mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ, từ việc không thể đi vào giấc ngủ đến thức giấc thường xuyên suốt đêm. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, bao gồm ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Ngáy đặc biệt phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở những bệnh nhân thừa cân, hút thuốc, thiếu ngủ hoặc có các bệnh như amidan lớn.

Nội tiết tố thay đổi của bạn cũng có thể khiến cổ họng và đường mũi của bạn bị thu hẹp, dẫn đến các vấn đề về hô hấp.

Ngáy và ngưng thở khi ngủ sẽ khiến bạn phải thở bằng miệng khi ngủ. Điều này khiến bạn khó tiết nước bọt và làm khô miệng.

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn ngáy khi ngủ và cảm giác rất mệt mỏi trong ngày, hãy đi khám.

Ngoài cảm giác khô miệng, các biểu hiện các của khô miệng khi mang thai có thể gồm:

  • Đau họng liên tục
  • Khó nuốt
  • Khô bên trong mũi của bạn
  • Cảm giác nóng rát ở hầu họng hoặc miệng của bạn
  • Khó nói
  • Khàn tiếng
  • Thay đổi cảm giác về hương vị
  • Sâu răng

Trong nhiều trường hợp, các biện pháp khắc phục tại nhà là đủ để điều trị chứng khô miệng của bạn. Các biện pháp khắc phục tại nhà an toàn khi mang thai bao gồm:

  • Nhai kẹo cao su không đường. Điều này có thể giúp khuyến khích miệng của bạn tiết ra nhiều nước bọt hơn.
  • Ăn kẹo cứng không đường. Điều này cũng khuyến khích miệng của bạn tiết ra nhiều nước bọt hơn.
  • Uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp giữ cho bạn đủ nước và giảm một số triệu chứng của bạn.
  • Ngậm đá bào. Điều này không chỉ cung cấp cho bạn chất lỏng và làm ẩm miệng mà còn có thể giúp giảm buồn nôn khi mang thai.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn thức dậy với tình trạng khô miệng.
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giúp ngăn ngừa sâu răng.
  • Sử dụng nước súc miệng dành riêng cho khô miệng. Bạn có thể tìm thấy nó ở hiệu thuốc thông thường của bạn.
  • Bỏ qua cà phê. Tránh caffeine càng nhiều càng tốt.

Uống nhiều nước giúp giảm khô miệng khi mang thai

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được bác sĩ điều trị. Các phương pháp điều trị lâm sàng tiềm năng bao gồm:Làm việc với bác sĩ của bạn để thay đổi các loại thuốc có thể làm cho tình trạng khô miệng của bạn tồi tệ hơn.

  • Đeo khay fluoride vào ban đêm để giúp bảo vệ răng của bạn.
  • Điều trị chứng ngáy ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ nếu nguyên nhân gây khô miệng.
  • Điều trị tưa miệng bằng thuốc chống nấm nếu đó là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng.
  • Thiết lập kế hoạch quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ, bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc hoặc insulin nếu cần.

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không giúp bạn đỡ khô miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ có thể tìm kiếm nguyên nhân cơ bản và kê đơn điều trị nếu cần thiết.

Bạn cũng nên đi khám nếu bạn có các triệu chứng khác của:

  • Bệnh tưa lưỡi: Các tổn thương màu trắng, giống như pho mát trong miệng và đỏ hoặc đau trong miệng.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Khát nước quá mức, mệt mỏi và muốn đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Sâu răng: Đau răng không biến mất, ê buốt răng và xuất hiện các đốm nâu hoặc đen trên răng.
  • Mất nước nghiêm trọng: Mất phương hướng, đi ngoài ra phân đen hoặc có máu và không thể giữ được chất lỏng.
  • Ngưng thở khi ngủ: Mệt mỏi vào ban ngày, ngáy và thường xuyên thức giấc vào ban đêm.

Nội tiết tố thay đổi và nhu cầu nước tăng lên có thể dẫn đến khô miệng khi bạn đang mang thai. May mắn thay, có rất nhiều cách để giảm triệu chứng này, từ việc tăng lượng nước uống đến nhai kẹo cao su không đường. Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm khô miệng hoặc bạn có các triệu chứng khác của các bệnh như đái tháo đường thai kỳ, hãy đến gặp bác sĩ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề