Lý bôn là ai

Giá trị lịch sử

Nguồn gốc và thân thế vua Lý Nam Đế - triều đại Vạn Xuân

Nguồn gốc và thân thế vua Lý Nam Đế - triều đại Vạn Xuân Vua Lý Nam Đế [chữ Hán: 李南帝; 503 – 548], húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn [李賁], vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Đức vua là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trong sử cũ viết bằng Hán văn nhưĐại Việt sử ký toàn thưvàKhâm định Việt sử thông giám cương mụcthì tên thật của đức vua Lý Nam Đế được ghi lại là 李賁.Trong khi chữ 李 chỉ cóâm Hán Việtlà "Lý" thì chữ 賁 lại có thể đọc là "Bí" hoặc "Bôn", mà sử cũ viết bằng Hán văn thì lại không chỉ rõ chữ 賁 phải đọc như thế nào nên có người đọc "李賁" là "Lý Bôn", lại có người đọc là "Lý Bí". Tượng thờ đức vua Lý Nam Đế [ảnh InterNet] Tác phẩm đầu tiên của lịch sử sử học Việt Nam chép về đức vua Lý Nam Đế [Húy Lý Bôn] là ĐẠI VIỆT SỬ nhưng tác phẩm này chỉ chép về đức ngài vỏn vẹn có mấy dòng sơ sài và Lý Bôn được chép là Nguyễn Bôn. Như một sự cố gắng bù đắp đầy thiện chí và chân tình, các tác giả của bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ đã dành hẳn một kỉ [Tiền Lý kỉ - kỉ nhà Tiền Lý] để chép về Tiền Lý Nam Đế tức Lý Bôn. Về nguồn gốc xuất thân của vua Lý Nam Đế [Húy Lý Bôn], sách này viết : "Hoàng Đế họ Lý, huý là Bôn, người Long Hưng, tổ tiên là người Bắc, cuối thời Tây Hán vì khổ về nạn đánh dẹp nên mới lánh sang đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam". Theo lời ghi chép này thì Long Hưng là quê hương của Lý Bôn, nhưng, Long Hưng nay thuộc vùng nào ? Điểm lại những công trình đã được công bố, chúng tôi thấy có hai cách lí giải rất khác nhau, trong đó, có một cách lí giải hoàn toàn sai. Hai cách khác nhau đó là : Cách thứ nhất cho rằng Long Hưng là tên phủ, dựa theo ghi chép của VIỆT ĐIỆN U LINH, một số nhà nghiên cứu nói rõ thêm rằng quê Lý Bôn thuộc huyện Thái Bình, phủ Long Hưng, từ đó suy ra, quê hương của Lý Bôn nay thuộc tỉnh Thái Bình. Những người giải thích theo cách này còn dựa vào một căn cứ khác, đó là hai làng Tử Các và Các Đông [huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình có lập đền thờ Lý Bôn. Xin nói ngay rằng cách giải thích này hoàn toàn sai vì huyện Thái Bình xưa không phải là tỉnh Thái Bình ngày nay. Vả chăng, hai làng Tử Các và Các Đông là hai làng mới lập, đất hai làng này thời Lý Bôn là biển, không thể có dân ở nên không thể nói là quê của Lý Bôn được. Cách thứ hai thì căn cứ vào một câu ghi chép trong GIẢ ĐẠM Kí rằng : "Từ An Nam [Tống Bình - Hà Nội] qua Giao Chỉ [Từ Liêm- Hoài Đức]. Thái Bình, hơn 100 dặm thì đến Phong Châu" những người chủ xướng đã khẳng định rằng "Vậy, Thái Bình thuộc đất Sơn Tây cũ". Về cơ bản, chúng tôi đồng ý với cách lí giải thứ hai, tuy nhiên, xin được bổ sung thêm một số tư liệu mà chúng tôi khai thác được. Theo chúng tôi thì trong thời Bắc thuộc, việc dựa vào thư tịch cổ của Trung Quốc để xem xét những vấn đề đại loại như thế này là rất cần thiết, trên tinh thần đó, chúng tôi xin giới thiệu thêm một số tư liệu về địa lí học lịch sử có nguồn gốc từ thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam như sau : VIỆT ĐIỆN U LINH viết rằng Lý Bôn quê ở Thái Bình [Thái Bình nhân] chứ không viết là ở huyện Thái Bình [Thái Bình huyện nhân] như lời lí giải của cả hai cách nói trên. Trong TÂN ĐƯỜNG THƯ, Âu Dương Tu và Tống Kỳ [Trung Quốc] có nói đến một bức thành cũ có tên là thành Thái Bình, theo đó thì thành này nằm trong địa phận huyện Phong Khê. Huyện này chỉ mới được thành lập vào đầu Công nguyên, trên cơ sở chia đặt lại huyện Tây Vu. Như vậy là thành cũ Thái Bình trong địa phận của huyện Phong Khê [mới tách ra từ huyện Tây Vu] khác hẳn với Thái Bình là tên của một trong số 10 huyện của quận Giao Chỉ thời thuộc Hán. Sau khi phân tích thêm ghi chép của một số thư tịch cổ Trung Quốc, chúng tôi cho rằng, đất đai huyện Thái Bình xưa nay chủ yếu thuộc tỉnh Thái Bình, nhưng đó là Thái Bình huyện, không phải Thái Bình nhân là Lý Bôn. - Sau khi Ngô Quyền mất [năm 944], chính quyền trung ương của họ Ngô bị khủng hoảng nghiêm trọng, các thế lực địa phương nhân đó nổi lên ở khắp nơi, đất nước lâm vào cảnh nội chiến loạn li chưa từng thấy. Bấy giờ, cả nước có 12 Sứ quân [sử gọi là loạn 12 Sứ quân] và một trong số 12 Sứ quân đó là Nguyễn Khoan. Sứ quân Nguyễn Khoan xưng là Nguyễn Thái Bình và nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, rất có thể Thái Bình là tên thành cũ Thái Bình như đã nói ở trên. Xưa, việc lấy tên quê làm hiệu cho mình là một hiện tượng rất phổ biến. Nay ở xã Minh Tân, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn đền thờ của Sứ quân Nguyễn Khoan. Ắt hẳn Sứ quân Nguyễn Khoan đúng là một trong những Thái Bình nhân, tức là đồng hương với Lý Bôn. Thực ra, Sứ quân Nguyễn Khoan còn được thờ ở làng Vĩnh Mỗ [nay thuộc xã Cao Xá, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ] nhưng đây là khu căn cứ chủ yếu của Sứ quân Nguyễn Khoan chứ không phải là quê hương của ông. Nói dòng họ Lý Bôn "được 7 đời thì thành người Nam" vì có đến ba thực tế rất đáng lưu ý. Một là chưa từng thấy tài liệu nào nói rằng Lý Bôn nhận mình là người phương Bắc. Hai là các thư tịch cổ của Trung Quốc đều gọi Lý Bôn là “Giao Châu thổ nhân" [người đất Giao Châu] hoặc là “Giao Châu thổ hào" [hào trưởng đất Giao Châu]. Và thứ ba, quan trọng nhất vẫn là ở chỗ Lý Bôn đã cống hiến tất cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cuộc chiến đấu một mất một còn vì nền độc lập và tự chủ của nước Nam. Đầu mùa xuân năm 544, bản thân việc ông xưng là Lý Nam Đế cũng đã tự chứng tỏ rất rõ điều này. Thời Lý Bôn là thời các tập đoàn phong kiến thống trị Trung Quốc ra sức xâu xé lẫn nhau, cục diện Nam-Bắc Triều đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Bấy giờ, chính quyền Nam Triều trực tiếp đô hộ nước ta là nhà Lương [502-557]. Lương Vũ Đế [502-549] chính là cha đẻ của chế độ sĩ tộc rất khắc nghiệt, theo đó thì dân trong khắp thiên hạ được chia thành hai tầng lớp có địa vị rất khác biệt nhau. Thứ nhất là danh gia vọng tộc - nghiễm nhiên được xếp vào tầng lớp thượng lưu và được nắm quyền điều khiển vận mệnh xã hội. Thứ hai là hàn môn - gồm tất cả những người, bất kể giàu nghèo, chỉ biết là trong gia tộc của họ không có ai được xếp vào hàng tiên hiền. Chế độ sĩ tộc đã loại bỏ không biết bao nhiêu người thực sự giàu tài năng ra khỏi guồng máy nhà nước đương thời chỉ vì họ không thuộc tầng lớp danh gia vọng tộc. Bản thân Lý Bôn dù xuất thân là một trong những hào trưởng có uy tín và có ảnh hưởng xã hội khá lớn, tổ tiên bảy đời trước đó lại là người Trung Quốc, vẫn bị coi là dân hàn môn nên chỉ được bổ làm Giám Quân ở châu Cửu Đức. Bấy giờ, Giám Quân là chức rất nhỏ, chỉ trông coi việc cấp phát lương ăn cho quân đội trong một châu. Cửu Đức là vùng Hà Tĩnh ngày nay, châu này vừa xa lại vừa nhỏ, cho nên, chức Giám Quân của châu Cửu Đức không thể sánh với chức Giám Quân ở các châu khác. Chán nản với sự bất công và căm ghét sự tàn bạo của nhà Lương, Lý Bôn đã từ quan rồi trở vế quê nhà và tại đây ông đã âm thầm chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa lớn. Chiêu tập hào kiệt bốn phương Muốn thay đổi được thời vận, trước hết phải có người tài, nói theo cách nói của người xưa là phải quy tụ cho bằng được các bậc anh hùng hào kiệt trong khắp thiên hạ. Nhận thức được một cách đầy đủ và sâu sắc về điều này, ngay sau khi từ bỏ chức Giám Quân Cửu Đức rồi trở về nguyên quán, Lý Bôn đã ngày đêm bí mật chiêu tập các đấng anh tài và ông đã thành công. Dưới đây là một vài nhân vật tiêu biểu : Triệu Quang Thành, Triệu Túc và Triệu Quang Phục. Theo các truyền thuyết dân gian vùng Phú Thọ và Vĩnh Phúc thì Triệu Quang Thành là anh của Triệu Túc còn Triệu Túc là thân sinh của Triệu Quang Phục. Sử cũ cho biết rằng : "Triệu Túc là Tù Trưởng ở huyện Chu Diên” . Cả ba người của gia đình họ Triệu đã đồng lòng sát cánh với Lý Bôn dựng cờ xướng nghĩa. Về sau, sự nghiệp của nhân vật Triệu Quang Thành như thế nào thì chưa được rõ nhưng hai cha con Triệu Túc thì nhờ lập được rất nhiều công lao nên Triệu Túc được Lý Bôn phong làm Thái Phó còn Triệu Quang Phục được Phong tới chức Tả Tướng Quân. Tinh Thiều là người đồng hương của Lý Bôn. Sử cũ viết : “ Tinh Thiều giỏi từ chương, từng tự mình tìm đến kinh đô [nhà Lương] ứng thí để xin làm'quan. Lại Bộ Thượng Thư của nhà Lương là Sài Tốn cho rằng họ Tinh trước đó chưa từng có ai hiển đạt nên chỉ bổ cho Tinh Thiều chức Quảng Dương Môn Lang [người gác ở cổng Quảng Dương - NKT]. Tinh Thiều lấy làm nhục, bèn trở về làng theo Hoàng Đế [chỉ Lý Bôn - NKT] mưu việc dấy binh." Tinh Thiều là một trong những chỗ dựa tin cậy của Lý Bôn, về sau, nhờ lập được nhiều công lao, ông được Lý Bôn phong tới chức Thái Sư. Phạm Tu : theo thần tích đền Thanh Liệt thì ông người xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì [Hà Nội], sinh năm 481, mất năm 545, hưởng thọ 64 tuổi. Phạm Tu là một trong những võ tướng xuất sắc của Lý Bôn. Khi khởi nghĩa thành công, ông được Lý Bôn phong làm Thái Uý và được cùng với Triệu Túc trông coi việc binh. Có mặt bên cạnh Lý Bôn ngay trong buổi đầu của quá trình chuẩn bị còn có nhiễu bậc hào kiệt khác, nhưng, tiêu biểu hơn cả, gắn bó chặt chẽ và lập được nhiễu công lao hơn cả vẫn là những gương mặt tiêu biểu vừa kể ở trên. Họ vừa là bạn chiến đấu, vừa là bề tôi trung thành của Lý Bôn. Cuộc đời. và sự nghiệp của họ đã góp phần làm rạng rỡ những trang sử ngoan cường và bất khuất của cả dân tộc ta thời Bắc thuộc. Nguyễn Khắc Thuần Nguồn Danh tướng Việt Nam Ths Nguyễn Thy Ngà

Vua Lý Nam Đế [chữ Hán: 李南帝; 503 – 548], húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn [李賁], vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Đức vua là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Trong sử cũ viết bằng Hán văn nhưĐại Việt sử ký toàn thưvàKhâm định Việt sử thông giám cương mụcthì tên thật của đức vua Lý Nam Đế được ghi lại là 李賁.Trong khi chữ chỉ cóâm Hán Việtlà "Lý" thì chữ lại có thể đọc là "Bí" hoặc "Bôn", mà sử cũ viết bằng Hán văn thì lại không chỉ rõ chữ

Video liên quan

Chủ Đề