Tại sao phải nói lời xin lỗi

Hướng dẫn

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

Xin lỗi là gì?

Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

Người biết nói lời xin lỗi luôn mở lời xin lỗi khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người.

Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

* Muốn giao tiếp lịch sự, biết nói lời xin lỗi ta phải làm gì?

Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chie sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chống được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sữ mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.

Có câu nói nói rằng “Một lời xin lỗi vụng về cò tốt hơn sự im lặng”. Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những sai lầm. Quan trọng là biết sửa sai, nhận ra những điều mình làm chưa đúng, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và tha thứ của người khác. Giá trị của lời xin lỗi có sức mạnh to lớn trong việc thể hiện tính cách, phẩm chất của chính bạn.

Lời xin lỗi có ý nghĩa như thế nào?

Xin lỗi được hiểu đơn giản chính là việc bạn tự nhận ra những khuyết điểm của bản thân mình. Hơn nữa, giá trị của lời xin lỗi nằm ở cách bạn tự nhận ra những lời nói, hành động mà mình đã gây tổn thương cho người khác. Văn hóa xin lỗi là nét đẹp vô cùng cao quý, cần được lan tỏa trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể nhận thấy vô vàn giá trị của lời xin lỗi như sau:

Lời xin lỗi giúp cả hai bên thấu hiểu nhau hơn

Trong lúc nóng giận, bạn không còn bình tĩnh để nhận ra những việc mình đã làm sai. Khi đã ổn định cảm xúc trở lại, lời xin lỗi sẽ giúp đối phương cảm nhận được thành ý và thấu hiểu tính cách, nỗi lòng của bạn nhiều hơn. Giá trị của lời xin lỗi được cảm nhận bằng việc xoa dịu nỗi đau của người khác, giảng hòa và duy trì mối quan hệ của hai bên.

Khi nhận được lời xin lỗi, họ sẽ mở lòng hơn, chấp nhận sự chia sẻ và lắng nghe tâm sự của bạn. Chắc chắn, cả hai bên sẽ có nhiều cơ hội cùng trải lòng. Lời xin lỗi giúp chúng ta mở rộng cánh cửa của sự bao dung, kết nối tình yêu giữa mọi người xung quanh.

Xin lỗi mang lại lợi ích cho cả đôi bên

Giá trị của lời xin lỗi còn nhiều hơn thế. Không chỉ mang lại giá trị cho chính bản thân bạn mà còn giúp ích cho người nhận lời xin lỗi. Khi bạn đã dũng cảm nhận lỗi là lúc bạn thể hiện thái độ dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm, gạt bỏ cái tôi cá nhân để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của cả hai.

Nó sẽ xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa hai người, tạo điều kiện cho hai người mở rộng hợp tác, cùng nhau tạo nên nhiều điều tốt đẹp hơn. Cả bạn và đối phương sẽ có cảm giác thanh thản, xích lại gần nhau. Do đó, lời xin lỗi mang nhiều  to lớn đối với hai người.

Lời xin lỗi giúp bạn hoàn thiện bản thân

Để trở thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình, bạn cần phải không ngừng trau dồi rèn luyện bản thân. Và việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi cũng như biết cách nói lời xin lỗi đúng cách chính là phương châm giúp bạn hoàn thiện bản thân mình.

Bạn nên biết cách nói ra lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, cộng với sự tinh tế và khéo léo trong truyền tải thông điệp, chắc chắn, bạn sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ của mọi người xung quanh.

Giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống

Trong giao tiếp, công việc và đời sống hàng ngày, lời xin lỗi đều mang những giá trị riêng. Cuộc sống của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa tốt đẹp nếu toàn dối trá. Bởi vậy, bạn cần phải ý thức về nhân cách của bản thân, không nên giấu diếm những sai lầm của mình. Thay vào đó hãy chấp nhận những hậu quả do việc mà mình đã gây ra trước đó. Giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn những việc làm tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai.

Trong công việc, lời xin lỗi sẽ giúp bạn kịp nhận ra những sai sót, điểm yếu của bản thân để phát triển kỹ năng và nhanh chóng đạt được nhiều thuận lợi, thành tựu.

Bên cạnh đó, lời xin lỗi dành cho bạn bè, người thân sẽ giúp tất cả mọi người hiểu nhau, cùng san sẻ, đoàn kết vượt qua những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống.

Cách nói lời xin lỗi văn minh

Nếu bạn đang rất khó mở lời và chưa biết cách thú nhận với người khác như thế nào, hãy thử tham khảo nguyên tắc: lời xin lỗi bao giờ cũng mang những từ “hối tiếc”, “mong rằng”, “không bao giờ”.

Giá trị của lời xin lỗi còn nằm ở thái độ, sự chân thành của người nói. Nếu bạn gượng ép bản thân với những câu từ “giả trân” thì chỉ gây sự bực mình và thiếu thiện cảm từ người khác. Bạn có thể khéo léo thể hiện lời xin lỗi qua những bước sau:

Chọn không gian xin lỗi: Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi xin lỗi ở nơi đông người. Hãy tự tạo ra một cuộc hẹn tại nơi yên tĩnh, không gian này khiến bạn cảm thấy nói ra lời xin lỗi dễ dàng hơn.

Chuẩn bị trước lời xin lỗi: Để tránh sự lúng túng khi đối diện với đối phương những sai lầm, bạn có thể suy nghĩ trước những điều mình sẽ nói, sẽ làm khi gặp mặt và nói lời xin lỗi nhé!

Biến lời xin lỗi trở thành thói quen: Lời xin lỗi được sử dụng thường xuyên, đúng thời điểm sẽ có sức nặng chân thành.

Việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi sẽ giúp bạn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, đừng lạm dụng lời xin lỗi bừa bãi, bạn sẽ không nhận được sự cảm thông của mọi người và ngày càng sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm. Chỉ sử dụng lời xin lỗi khi bạn thật sự hiểu ý nghĩa của nó nhé!

Bạn đọc quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề