Tại sao lại hay bị hồi hộp

Tim đập nhanh hồi hộp không đơn giản chỉ là dấu hiệu ảnh hưởng do cảm xúc nhất thời mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch nghiêm trọng cần sớm được chữa trị. Liệu có cách làm giảm hồi hộp tim đập nhanh hiệu quả?

Dưới đây bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tim đập nhanh hồi hộp và các bí quyết giúp kiểm soát nhịp tim ổn định nhé!

Vì sao tim đập nhanh hồi hộp?

Bên cạnh những tác động từ cảm xúc như vui, buồn… bạn hãy cảnh giác với các nguyên nhân dưới đây:

  • Bệnh tại tim: Tăng huyết áp, biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh ngoài tim: Nhiễm trùng, cường giáp, sốt, mất máu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Do bệnh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị – dây thần kinh có chức năng điều chỉnh nhịp tim và điều tiết dịch dạ dày. Khi axit dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích dây thần kinh này gây tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở.
  • Rối loạn thần kinh tim, nhịp xoang nhanh: Tình trạng rối loạn thần kinh tim khiến người bệnh thường hay lo lắng quá mức làm tim đập nhanh, đánh trống ngực rõ rệt, run tay chân… Thần kinh tim kích thích quá mức có thể làm nút xoang phát nhịp tim nhanh hơn, gọi là nhịp nhanh xoang.
  • Rối loạn hệ thống điện tim: Hệ thống điện trong tim bị rối loạn gây ra triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp. Tình trạng này xuất phát từ buồng tim phía trên và dưới như bệnh rung nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất…

Chứng tim đập nhanh hồi hộp ở người không bị bệnh tim mạch thông thường chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi tự biến mất nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chứng tim đập nhanh hồi hộp ở những người có bệnh lý về tim mạch có thể gây ra biến chứng trầm trọng nếu không được kiểm soát tốt.

Bí quyết tạm dừng cơn tim đập nhanh hồi hộp

Bạn có thể nhanh chóng uống một ly nước lạnh để giúp làm giảm nhịp tim

Khi thấy tự nhiên tim đập nhanh, bạn hãy thả lỏng cơ thể, đầu óc thư giãn, không nghĩ ngợi nhiều và thử kết hợp các cách giảm nhịp tim khi hồi hộp như sau:

• Ho mạnh: Trạng thái ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực khiến tim đập chậm lại.

• Dùng nước lạnh: Bạn có thể dùng nước lạnh vỗ nhẹ lên mặt sẽ đột ngột tác động vào dây thần kinh phế vị giúp làm giảm nhịp tim.

• Tập hít sâu thở chậm: Phần lớn tim đập nhanh, rối loạn nhịp là do căng thẳng. Vì thế, bạn có thể hít hơi chậm vào, giữ trong lồng ngực từ 3–5 giây và sau đó thở ra từ từ nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm stress và giảm nhịp tim.

• Nghiệm pháp Valsalva: Bạn hãy thực hiện Valsalva bằng cách bịt tai, ngậm miệng, sau đó ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra. Nghiệm pháp này làm tăng áp lực lên ngực, giúp thiết lập lại nhịp tim bình thường.

Lưu ý: Những người bị xơ vữa động động mạch, có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim không nên thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

Nếu bệnh vẫn tái diễn khi đã áp dụng các phương pháp trên, bạn cần đến chuyên khoa tim mạch để sớm được điều trị.

Bí quyết giảm tim đập nhanh hồi hộp lâu dài

Việc điều trị chứng tim đập nhanh là cả quá trình dài cần kết hợp nhiều biện pháp bao gồm dùng thuốc, lối sống lành mạnh phối hợp với sản phẩm Đông y hỗ trợ tăng cao hiệu quả kiểm soát nhịp tim. Nếu muốn giảm chứng tim đập nhanh hồi hộp lâu dài, bạn có thể áp dụng các bí quyết sống khỏe sau đây của nhiều người bệnh.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống luôn là yếu tố quan trọng song hành cùng việc sử dụng thuốc điều trị, các yếu tố bạn cần chú ý bao gồm:

  • Tinh thần lạc quan: Bạn nên giữ tinh thần lạc quan, niềm tin trong cuộc sống, đây chính là liều thuốc tốt giúp xoa dịu những cơn hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ tốt cho tim. Tránh ăn đồ ăn nhiều muối, đồ ngọt, thức ăn lên men như cà muối, dưa muối.
  • Tránh chất kích thích: Rượu bia là “ngòi nổ” kích hoạt cơn tim đập nhanh, hồi hộp và là yếu tố thuận lợi để bệnh rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất xuất hiện, gây khó khăn trong việc kiểm soát cơ thể. Bạn nên tránh các loại chất kích thích này càng xa càng tốt!
  • Tập thể dục đều đặn: Đi bộ, đạp xe, tập yoga… là các bài tập nhẹ nhàng không chỉ giúp giảm căng thẳng, stress mà còn giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện quá mức trước khi ngủ vì sẽ khiến bạn khó vào giấc hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: 8 cách trị tim đập nhanh tại nhà đơn giản, hiệu quả

Bạn hãy lưu ý sử dụng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ

Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị nguyên nhân khiến tim đập nhanh, ví dụ như nhiễm trùng, rối loạn điện giải, mất cân bằng nội tiết… Nếu tim đập nhanh là do bệnh tim, rối loạn nhịp tim thì bệnh nhân sẽ sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim như thuốc chẹn beta, chẹn canxi. Nhờ khả năng cân bằng nồng độ điện giải, ức chế giải phóng adrenalin, các nhóm thuốc này sẽ cải thiện, duy trì nhịp tim ổn định.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? Có đáng báo động?

Tim đập nhanh hồi hộp có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm không thể lường trước. Nếu áp dụng các bí quyết như thăm khám bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, ăn uống lành mạnh và phối hợp sử dụng thảo dược, bệnh sẽ không còn là nỗi ám ảnh mỗi ngày nữa.

Hoàng Trí HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chào Bác,

Bác 60 tuổi, đã bị tiểu đường trên 10 năm, như vậy bác có nguy cơ rất cao bị các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch vành, rối loạn nhịp, giảm chức năng tim, suy tim. Một điểm cần lưu ý là tổn thương mạch máu nói chung và mạch vành nói riêng ở người mắc bệnh đái tháo đường nhiều năm là tiến triển rất âm thầm, triệu chứng không điển hình nhiều khi chỉ biểu hiện bằng đau ngực thoáng qua thậm chí không có triệu chứng đau ngực. Đến khi các dấu hiệu của bệnh xuất hiện rầm rộ thì bệnh đã tiến triển nặng.

Hiện tại, Bác có các cơn hồi hộp kèm theo khó thở thì nhiều khả năng Bác đang có vấn đề về tim mạch. Vì vậy, Bác cần đi khám ngay ở cơ sở y tế có chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám lâm sàng đầy đủ cũng như được làm một số xét nghiệm cơ bản như: Điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu. Trong trường hợp khám lâm sàng và xét nghiệm cơ bản có nghi ngờ bệnh lý mạch vành thì có thể bác sẽ được chỉ định làm nghiệm pháp gắng sức hoặc chụp động cắt lớp đa dãy động mạch vành để chẩn đoán xác định có chắc chắn bị bệnh mạch vành hay không. Bên cạnh đó do bác có cơn hồi hộp, có thể là do cơn rối loạn nhịp nên có thể các bác sỹ sẽ chỉ định bác đeo máy ghi điên tim liên tục 24 h [holter điện tim đồ] để xác định cơn hồi hộp có phải là do có bất thường về nhịp tim không [ con tim nhanh hay cơn rung nhĩ…]. Sau khi thăm khám và đánh giá đầy đủ các bác sỹ sẽ tư vấn về các phương pháp điều trị cần thiết. Mong bác đi khám sớm, tránh biến cố đáng tiếc xảy ra. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề