Tại sao nhiều người dự đoán rằng “thế kỷ xxi sẽ là thế kỷ của châu á” ?

Đề thi HSG sử 9- đáp án 08-09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [91.3 KB, 4 trang ]

KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9
Năm học : 2008 - 2009
Môn thi : Lịch sử
Thời gian làm bài : 120 phút
Câu1: [ 3,0 điểm ]
Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng
những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số
nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
Câu 2: [ 3,0 điểm ]
Hãy nêu hoàn cảnh, nội dung, hệ quả của Hội nghị Ianta.
Câu 3: [ 4,0 điểm ]
a. [2,5 điểm ]
Em hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức
ASEAN.
b. [ 1,5 điểm ]
Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “một chương
mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
Hết
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ
Câu Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Điểm
1[3,0
điểm]
+ Giới thiệu khái quát về châu Á
0,5
- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước
chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch
nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ
cực...
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải
0,25


0,25
phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các
nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc
lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo
nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được
thành tựu to lớn.
+Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
2,25
- Ấn Độ:
* Sau khi giành được độc lập đã thực hiện các kế
hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt
được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu
lương thực, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông
nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số
hơn 1 tỉ người .
* Về công nghiệp : Các sản phẩm công nghiệp
chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông,
xe hơi ; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin
và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố
gắng trở thành cường quốc công nghệ phần mềm,
công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
- Trung Quốc:
* Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền
kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất
thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế
giới...
*Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến
1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng
133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên
5160,3 nhân dân tệ.

- Một số nước khác:
* Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng
12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.
* Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh
tế 6,3%.
* Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.
1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,25
+ Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc
và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “
Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”...
0,25
2[3,0
điểm]
- Hoàn cảnh:
1,0
+ Đầu 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai
đoạn cuối...
+ Ba cường quốc là Liên xô, Mỹ, Anh họp ở thành
phố Ianta [ Liên xô ] từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2
năm 1945.
0,5
0,5
- Nội dung: Thông qua quyết định về việc phân chia

khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên xô và
Mỹ:
+ Ở châu Âu....
+ Ở châu Á....
1,0
- Hệ quả: Những thoả thận qui định trên trở thành
khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi
trật tự 2 cực Ianta do Liên xô và Mỹ đứng đầu mỗi
cực.
1,0
3 [4,0
điểm ]
a Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức
ASEAN:
2,25
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ở Đông Nam Á
chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực
nhằm cùng nhau hợp tác và phát triển.
+ Mặt khác, để hạn chế ảnh hưởng của các cường
quốc bên ngoài đối với khu vực nhất là khi cuộc chiến
tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng
không thuận lợi và khó tránh khỏi thất bại.
+ Ngày 8 tháng 8 năm 1967 Hiệp hội các nước
Đông Nam Á [ASEAN] được thành lập tại Băng cốc
gồm 5 nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,
Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Trụ sở đóng ở Gia-cac-ta [ In-
đô-nê-xi-a].
- Mục tiêu hoạt động:

Thông qua tuyên bố Băng-côc- Tuyên ngôn thành
lập. Mục tiêu ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá
thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước
1,5
0,5
0,5
0,5
0,75
thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định
khu vực.
b Giải thích 1,75
Cần chỉ rõ:
- Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “ chiến
tranh lạnh” vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết bằng
việc ký Hiệp định hoà bình về Căm-pu-chia , tình
hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện.
- Xu hướng nổi bật là mở rộng ASEAN từ 6 thành
viên lên 10 thành viên . ASEAN chuyển trọng tâm
hoạt động sang hợp tác kinh tế và đẩy mạnh các lĩnh
vực khác.
- Năm 1992 thiết lập khu vực mậu dịch tự do
[AFTA] . Năm 1994 lập diễn đàn khu vực [ARF] với
sự tham gia của 23 quốc gia.
Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của
ASEAN “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á”.
0,5
0,5
0,5
0,25

De thi hsg su lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [150.82 KB, 10 trang ]

[1]

KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9


Năm học : 2008 - 2009



BÀI TẬP LỊCH SƯ

Thứ ba - 24/11/2020 21:34
Câu 1 Em hãy trình bày điểm giống nhau, khác nhau của cải tổ ở Liên Xô và cải cách mở cửa của Trung Quốc. Nêu kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
tải xuống [3]
Điểm giống nhau, khác nhau…
- Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa [tháng 12/1978], Liên Xô tiến hành cải tổ [3/1985]…
* Điểm giống:
- Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường XHCN có sự điều tiết của nhà nước…
- Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
* Điểm khác:
- Liên Xô chủ trương đẩy mạnh ứng dụng thành tựu KHKT đưa kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế giới về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả [nóng vội, chưa phù hợp với điều kiện của Liên Xô…]
Trung Quốc cải cách - mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh [phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung Quốc…]
- Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai…
Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: CNXH; chuyên chính dân chủ nhân dân; ĐCS lãnh đạo; CNMLN và tư tưởng Mao Trạch Đông.
* Kết quả:
- Trung Quốc: sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế phát triển nhanh [GDP tăng…, bình quân đầu người tăng…, tỉ trọng xuất nhập khẩu tăng…; KHKT, VHGD đạt nhiều thành tựu…; chính trị ổn định, địa vị nâng cao trên trường quốc tế…
- Liên Xô: sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc CNMLN… nên đất nước khủng hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo…, tháng 12/1991 cải tổ thất bại -> Liên Xô XHCN tan rã sau 74 năm tồn tại.
* Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam:
Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô ta rút ra những bài học kinh nghiệm:
- Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu CNXH, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Việt Nam; nắm vững nguyên lí CNMLN và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
Câu 2. Có thể nói rằng Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công. Sự thành công đó đã đưa Trung Quốc trở thành một nước XHCN lớn mạnh nhất hiện nay. Qua sự thành công của cách mạng Trung Quốc trong thời kỳ cải cách đổi mới em hãy :
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của cách mạng Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa [ từ năm 1978 đến nay ].
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và các nước XHCN đang trên con đường đổi mới.
* Khái quát công cuộc cải cách
-Tháng 12/1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình hội nghị TW Đảng đề ra đường lối đổi mới xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc.
Mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc công nghiệp hiện đại hoá vào giữa thế kỷ sau.
Nội dung : xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc
* Trọng tâm đổi mới là kinh tế, cải tổ Công xã nhân dân, đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
*chính trị xã hội :TQ kiên quyết giữ vững sự lãnh đạo của đảng cộng sản “ trong bất luận trường hợp nào ĐCS là bức tường thép của CNXH”, cải cách hành chính từ Trung ương đến cơ sở.
* Đối ngoại: chủ trương bình thường hóa với các nước. Đặc biệt là các nước Asean và các nước láng giêng
- Thành tựu:
- Sau 30 năm [ 1979 - 2007 ], nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới:
+ Tổng sản phẩm trong nước [ GDP ] tăng trung bình hàng năm trên 9,6 %, đạt mức cao nhất thế giới
+ Năm 2007, GDP của Trung Quốc tăng 11,6% đạt khoảng 3000 nghìn tỉ đôla Mĩ [ USD ], TQ đã vượt Đức trở thànhkinh tế lớn thứ 3 của thế giới sau Mĩ, NB.
+ Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 gấp 15 lần so với năm 1978.
+ Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt:……...
+ Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng
Trung quốc là nước XHCN đầu tiên thực hiện công cuộc cải cách mở cửa thành công , làm cho diện mạo của Trung quốc trên trường quốc tế thay đổi, tiếng nói của Trung Quốc có trọng lượng trên các diễn đàn quốc tế . để lại nhiều bài học quý giá cho các nước đang tiiến hành cải cách đổi mới như Việt Nam.
.Nguyên nhân quan trọng nhất dẩn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc từ cuối 1978 đến nay.
1 Do Đảng CSTQ đã tiến hành công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản, thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh dân chủ, văn minh, thực hiện chính sách đối ngoại hữu nghị, hợp tác thế giới.
2 TQ mạnh dạn áp dụng các biện pháp cải cách kinh tế và mở cửa đối ngoại: quyết định mở cửa cho người nước ngoài vào kinh doanh, du lịch; nới lỏng kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân trong nước, giảm thuế nhập khẩu…Với những biện pháp đó, nền kinh tế TQ đã có bước phát triển to lớn.
3. Thực hiện nhiều đổi mới trong chính sách đối ngoại như: bình thường hoá quan hệ với các nước láng giềng, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, tham gia nhiều diễn đàn quốc tế với phương châm đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu
4. Từ khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, ổn định tình hình chính trị xã hội và địa vị Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế .Đây là nhân tố để Trung quốc kiên định đi trên con đường của mình.
* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và các nước XHCN đang trên con đường đổi mới:
Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc ta rút ra những bài học kinh nghiệm:
- Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu CNXH, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Việt Nam; nắm vững nguyên lí CNMLN và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
Câu hỏi 3 Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
+ Giới thiệu khái quát về châu Á
- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
+Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
- Ấn Độ:
* Sau khi giành được độc lập đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn 1 tỉ người .
* Về công nghiệp : Các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi ; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
- Trung Quốc:
* Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
*Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
- Một số nước khác:
* Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.
* Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
* Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%
+ Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”...
Câu4 : Châu Á có những biến đổi như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Giải thích tại sao người ta dự đoán: “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
+ Những biến đổi của châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu á đã giành được độc lập.
- Gần suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á không ổn định , bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc , nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây á.
- Sau “ chiến tranh lạnh” , ở một số nước châu á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới , lãnh thổ, hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.
- Nhiều nước châu á đạt được sự tăng trưởng cao, nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin- ga- po, ma -lai- xi -a, Thái lan
+ “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu á” bởi vì:
- Sau khi giành được độc lập , các nước châu á đã có bước tăng trưởng nhanh về kinh tế và đạt được những thành tựu vượt bậc như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ấn Độ, Sin-ga -po. Các nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng , có nước trở thành cường quốc công nghiệp [ Nhật Bản], có nước vươn lên trở thành con rồng của châu á[ Hàn Quốc, Sin ga -po].
- Bên cạnh đó sự nỗ lực của nhân dân ấn Độ cũng đạt được những kết quả đáng kể ; từ một nước phải nhập khẩu lương thực,hiện nay đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỉ dân và đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. Hiện nay châu á là châu lục đang có sự thu hút lớn số vốn đầu tư của nước ngoài.

Đề thi HSG môn Lịch Sử lớp 9 - trường THCS Trực Thanh năm học 2018-2019 [có đáp án]

TRƯỜNG THCS TRỰCTHANH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2018-2019

MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

[Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề]I.PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI[14 điểm]

Câu 1. [4 điểm ]

Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2. [6 điểm ]

Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX?

Em hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam, Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Câu 3.[4 điểm]

Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.Tại sao nói:”Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các dôn tộc?

II.PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM[6 điểm]

Câu 1.[3điểm]

Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Chương trình khai thác lần thứ hai tập trung vào những nguồn lợi nào? Tác động đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

Câu 2.[3điểm]

So sánh: phong trào yêu nước cuối TK XIX có gì khác so với phong trào yêu nước đầu TK XX? [So sánh đặc điểm giống và khác nhau của phong trào yêu nước chống Pháp cuối TK XIX với đầu TK XX]. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

------ HẾT------

ĐÁP ÁN

I.PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI[14 điểm]

Câu 1[ 4 điểm]

Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

+ Giới thiệu khái quát về châu Á

- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...[0,5 điểm]

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.[0,5 điểm]

+Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:

- Trung Quốc:

* Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...[0,5 điểm]

*Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.[0,5 điểm]

- Một số nước khác:

* Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng ở châu Á”[0,5 điểm]

* Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.[0,5 điểm]

* Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.[0,5 điểm]

+ Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”... [0,5 điểm]

Câu 2. [6 điểm ]

Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX?

Em hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam, Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

a.Bối cảnh lịch sử khi Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng CNXH

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi sinh và tổn thất hết sức to lớn: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá. [0,25 điểm]

- Các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành chiến tranh lạnh nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN [0,25 điểm]

-Phong trào giải phóng dân tộc phát triển. [0,25 điểm]

b] Những thành tựu

- Về kinh tế:

+ Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm [1946-1950] trước thời hạn 9 tháng. Công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.[0,25 điểm]

+ Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên xô đã thực hiện thắng lợi nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. [0,25 điểm]

+ Về công nghiệp: đến nữa đầu những năm 1970, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới [ sau Mĩ ] [0,25 điểm]

+ Về nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 1960 tăng trung bình khoảng 16%/năm. [0,25 điểm]

-Về khoa học- kĩ thuật: [0,25 điểm]

+Chế tạo thành công bom nguyên tử [ 1949 ]

+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

+ Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất

- Về mặt xã hội: [0,25 điểm] có thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí.

+Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động.

+Trình độ học vấn của người dân nâng cao: ¾ số dấn có trình độ trung học và đại học

- Về quân sự[0,25 điểm]

+Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.

+ Đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước phương Tây.

- Về chính trị: [0,25 điểm]

+ Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định.+ Bên cạnh những thành tựu các nhà lãnh đạo Xô viết mắc phải những thiếu sót, sai lầm chủ quan, nóng vội , …

* Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ năm 1954-1991.

- Trên cơ sở tổ chức hiệp ước Vacxava [5/1955] Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau: [0,5 điểm]

- Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn chống Pháp ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vùng vây kẻ thù Liên Xô là hậu phương quốc tế.\ - Ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh. [0,5 điểm]

+/ Giai đoạn chống Mỹ [1954-1975] [0,5 điểm]

- Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam

- Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam

- Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên [Hà Nội], bệnh viện Việt-Xô...

+/ Giai đoạn 1975-1991[0,5 điểm]

- Công trình thuỷ điện Hoà Bình [500kw]

- Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ [Vũng Tàu]

- Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên.

- Hợp tác xuất khẩu lao động

- Hàn gắng vết thương chiến tranh.

+/ Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

- Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội . [0,25 điểm]

- Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản[0,25 điểm]

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá [dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình]. [0,25 điểm]

- Dân tộc Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ chân tình của Liên Xô đối với Việt Nam. [0,25 điểm]

- Dù lịch sử có qua đi, hôm nay và mãi mãi về sau tình hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam còn mãi mà người Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. [0,25 điểm]

Câu 3.[4 điểm]

Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.Tại sao nói:”Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các dân tộc?

*Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

- Xu thế hòa hoãn và dịu trong quan hệ quốc tế.[0,4 điểm]

-Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm. [0,4 điểm]

-Từ sau “ chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chinhrchieens lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. [0,4 điểm]

-Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xẩy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. [0,4 điểm]

-Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc. [0,4 điểm]

*”Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các dân tộc.

a.Thời cơ.

-Bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. [0,5 điểm]

-Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát

triển đất nước. [0,5 điểm]

b. Thách thức.

-Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí vàchất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài; việc giữ gìn bảo vệ bản sắc dân tộc và kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. [0,5 điểm]

-Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế, xã hội đất nước phát triển, không nắm được thời cơ thì sẽ tụt hậu so với dân tộc khác.Nếu nắm bắt được thời cơ mà không có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ đánh mất bản sắc văn hoa dân tộc. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập đàn vào đời sống khu vực và thế giới[0,5 điểm]

II.PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM[6 điểm]

Câu 1.[3điểm]

Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Chương trình khai thác lần thứ hai tập trung vào những nguồn lợi nào? Tác động đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

*Nguyên nhân:

Nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa trong đó có Việt Nam và Đông Dương.[0,25 điểm]

*Chương trình khai thác lân thứ hai tập trung vào các nguồn lợi:

-Pháp đầu tư tăng cường vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp[ chủ yếu là đồn điền cao su] và khai mỏ[ chủ yếu là mỏ than] [0,25 điểm]

-Nông nghiệp: Đấy mạnh việc cươp đoạt ruộng đất để mở rộng diện tích trồng cao su. Nhiều công ti cao su ra đời: Công ti Đất Đỏ, công ti mi-sơ-lanh... [0,25 điểm]

như nhà máy sợi Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy xay xất gạo Chợ Lớn...

-Thương nghiệp: Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta. [0,25 điểm]

-Giao thông vận tải: Được đầu tư phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng- Na Sầm[1922], Vinh- Đồng Hà [1927] [0,25 điểm]

-Tài chính ngân hàng Đông Dương nắm quyên chỉ huy các nghành kinh tế. [0,25 điểm]

-Thuế khóa: Chúng đánh thuế nặng và đặt ra nhiều thứ thuế để vơ vét, bóc lột nhân dân ta. [0,25 điểm]

* Tác động của chương trình khai thác lân thứ hai đối với nền kinh tế Việt Nam.

-Quá trính khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng tư bản. Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc ở nông thôn. Do đó nền kinh tế hàng hóa có điều kiện để phát triển. [0,25 điểm]

-Do mục đích của Pháp biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa , nên tác dung của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào cũng rất hạn chế. [0,25 điểm]

-Mặt khác, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quân hệ sản xuất phong kiến, sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam khong còn là nước độc lập và không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên tư bản chủ nghĩa, mà trớ thành một nước thuộc địa nửa phong kiển. [0,25 điểm]

- Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nến kinh tế đan xen tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến. Đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. [0,25 điểm]

Câu 2.[3điểm]

So sánh: phong trào yêu nước cuối TK XIX có gì khác so với phong trào yêu nước đầu TK XX? [So sánh đặc điểm giống và khác nhau của phong trào yêu nước chống Pháp cuối TK XIX với đầu TK XX]. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

* Đặc điểm giống.[1 điểm]

- Đều thể hiện lòng yêu nước chống Pháp xâm lược và PK tay sai.

- Mục đích: giành độc lập dân tộc.

- Kết quả: các phong trào đều thất bại.

* Đặc điểm khác: .[1,5 điểm]

Đ2 so sánhP.trào yêu nước cuối TK XIXP.trào yêu nước đầu TK XXTư tưởng- Diễn ra dưới ngọn cờ PK, bị chi phối bởi ý thức hệ PK.

- Tư tưởng: giúp Vua cứu nước, khôI phục lại vương triều PK.- Đi theo phương hướng và tư tưởng mới: DCTS.

- Người lãnh đạo sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của trào lưu DCTS. Mục tiêu- Đánh đuổi Pháp, khôi phục lại chế đọ PK có chủ quyền.- Chống Pháp cùng bọn vua quan để giành ĐL dân tộc-> thực hiện đổi mới đất nước [Duy Tân].Người

lãnh đạo- Các văn thân sĩ phu yêu nước thuộc g/c PK và nông dân hạn chế về trình đọ và tư duy.- Những nhà nho yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng mới: DCTS.

Hình thức- Khỏi nghĩa vũ trang.

- Khởi nghĩa nông dân.- Mở trường, lập hội, đi du học, xuất bản sách báo, vận động nhân dân theo đời sống mới, bạo động, biểu tình [chống thuế ở Trung Kì].* Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do: .

- Nhà nước PK đã đầu hàng kẻ thù của dân tộc, câu kết và trở thành tay sai của Pháp, không còn đủ khả năng lãnh đạo kháng chiến. .[0,5 điểm]

- Tư tưởng PK đã lỗi thời, lạc hậu, nhiều nhà yêu nước đã sẵn sàng đón nhận trào lưu tư tưởng mới để đưa dân tộc đi theo một phương hướng mới. .[0,5 điểm]

Video liên quan

Chủ Đề