Tại sao nói giáo dục la một hiện tượng xã hội đặc biệt lấy vì dụ minh hóa

Qua bài viết này bạn sẽ hiểu tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Cùng với đó là ví dụ minh họa

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó có nhiều tác dụng và ý nghĩa đối với cộng đồng và cá nhân. Một số lý do tại sao giáo dục được coi là một hiện tượng xã hội đặc biệt là:

  1. Giáo dục có tác dụng truyền tải kiến thức và kỹ năng: Giáo dục giúp truyền tải kiến thức và kỹ năng cho các học sinh, giúp họ hiểu và học hỏi những điều mới.

  2. Giáo dục giúp xây dựng các giá trị cộng đồng: Giáo dục có tác dụng xây dựng các giá trị cộng đồng, giúp người học hiểu và nhận thức được vai trò của họ trong cộng đồng và giúp họ trở thành người có trách nhiệm với xã hội.

  3. Giáo dục giúp phát triển năng lực cá nhân: Giáo dục cũng có tác dụng giúp phát triển năng lực cá nhân của người học, giúp họ tự tin và khả năng tự giúp đỡ mình trong các hoạt động hàng ngày. Nó cũng giúp người học khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, tăng khả năng tự học và phát triển bản thân.

  4. Giáo dục có tác dụng khuyến khích sự sáng tạo và sự khám phá: Giáo dục cũng có tác dụng khuyến khích sự sáng tạo và sự khám phá của người học, giúp họ mở rộng khả năng suy nghĩ và tìm kiếm những giải pháp mới cho các vấn đề.

  5. Giáo dục có tác dụng giúp xây dựng cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống: Cuộc sống của mỗi người đều bị ảnh hưởng bởi những gì họ học được trong quá trình giáo dục.

Ví dụ, giáo dục có tác dụng truyền tải kiến thức và kỹ năng cho các học sinh, giúp họ hiểu và học hỏi những điều mới. Nó cũng có tác dụng xây dựng các giá trị cộng đồng, giúp người học hiểu và nhận thức được vai trò của họ trong cộng đồng và giúp họ trở thành người có trách nhiệm với xã hội. Giáo dục cũng có tác dụng giúp phát triển năng lực cá nhân của người học, giúp họ tự tin và khả năng tự giúp đỡ mình trong các hoạt động hàng ngày.

Đề cương Giáo dục học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [209.63 KB, 22 trang ]

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề 1.

Câu 1[6 điểm]: Tại sao nói GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt?

a, GD là một hiện tượng của đời sống XH, nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự

hình thành, phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội loài người

− Để tồn tại và phát triển, loài ng ko ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế

giới khách quan để tích lũy vốn kinh nghiệm.

− Bất cứ XH nào muốn duy trì và phát triển được đều phải duy trì thực hiện việc GD liên tục

đối với các thế hệ, tức là sự tiếp nhận được những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được

trong quá trình phát triển của lịch sử được lưu giữ ở nền văn hóa nhân loại, được tiếp nối

qua các thế hệ.

− Đặc trưng cơ bản của GD là việc thế hệ trước truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau; thế hệ

sau tiếp thu lĩnh hội kinh nghiệm đó và phát triển nó cho phù hợp với yêu hoàn cảnh mới,

tham gia vào cuộc sống lao động và hoạt động XH nhằm duy trì và phát triển XH loài ng.

Như vậy, GD là 1 hiện tượng của XH thể hiện ở việc truyền đạt những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được từ thế hệ này sang thế hệ khác.

b, GD là một hiện tượng XH đặc biệt

− GD được coi là 1 nhu cầu tất yếu của XH, là 1 hiện tượng XH đặc biệt

+ GD là phạm trù XH chỉ có ở con ng.

GD đóng vai trò như 1 mặt ko thể tách rời cuộc sống con ng, XH. GD là 1 hiện tượng

XH nảy sinh trong cuộc sống và do nhu cầu cuộc sống. Để tồn tại và phát triển, con ng phải

lao động tạo sản phẩm. Muốn vậy phải có kinh nghiệm. Do đó GD là điều kiện ko thể thiếu để

duy trì và phát triển đời sống con ng, là phương thức tái sản xuất lao động và nhân cách cho

XH.

+ GD là 1 hình thái ý thức xã hội, hoạt động GD là hoạt động có mục đích, lựa chọn, kế thừa,

sáng tạo.

Về bản chất, GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm, về mục đích đó là sự định

hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau, về phương thức nó đảm bảo tính kế thừa và phát triển

+ GD là 1 hiện tượng mang tính lịch sử và tính vĩnh hằng; là hiện tượng mang tính giai cấp và

dân tộc

− GD tạo ra sự phát triển cá nhân và XH, là quá trình truyền thụ, chiếm lĩnh và làm phong

 

phú những kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển lịch sử XH. Do đó, GD

là quá trình XH hóa liên tục trong cuộc đời mỗi con ng, là điều kiện quyết định sự tồn tại

phát triển loài ng.

− Sản phẩm của GD là nhân cách của con ng do XH sử dụng.

Như vậy, việc truyền thụ, lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm chủ động, sáng tạo là nét đặc trưng

của GD với tư cách là 1 hiện tượng XH đặc biệt, 1 nhu cầu đặc biệt của XH loài ng.

Tóm lại, GD là 1 hiện tượng đặc biệt, có vai trò quan trọng trong XH. Thiếu vai trò

của GD, XH không thể tồn tại và phát triển được vì nó không thể tái sản xuất sức lao động,

không thẻ tạo ra nguồn lực cơ bản để đáp ứng mục tiêu phát triển.




Câu 2[4 điểm]: Phân tích vai trò của ng giáo viên ở trường phổ thông?

Người thầy giáo trong XH hnay được XH tôn vinh và có vị trí xứng đáng với sự nghiệp

cao cả trong sự nghiệp trồng người được quan tâm và đào tạo thuận lợi để phát huy khả năng

sáng tạo của mình trong hoạt động nghề nghiệp.

VD: Ngày 20/11 là ngày tôn vinh Nhà giáo Việt Nam

[*] Vai trò của ng gv ở trg’ PT [5 ý]:

Người thầy giáo có vai trò rất lớn trong sự phát triển của XH, là lực lượng nòng cốt thực hiện

tốt nhất các chức năng của GD. Vì người giáo viên là người thay mặt cho XH điều khiển quá

trình gd con người, là người truyền bá tư tưởng văn hóa, chính sách, tinh hoa văn hóa dân tộc

 

“…Không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì

cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [Hồ Chí Minh]

Cụ thể: GV là người điều khiển quá trình dạy học, là người cung cấp hệ thống tri thức cơ

bản cho HS, là tấm gương về đạo đức, tác phong cho các em HS noi theo.

Người gv là “nhân tố quyết định chất lượng GD và được XH tôn vinh”

“ Nói đến chất lượng GD phổ thông là phải nói đến đội ngũ GV. Chất lượng trước mắt,

chất lượng sau này, chất lượng toàn bộ sự nghiệp GD phổ thông của chúng ta chủ yếu dựa

vào đội ngũ GV.” [Phạm Văn Đồng]

Cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng khẳng định: Đảng và nhân dân ta giao phó việc dạy dỗ con

em của mình cho các thầy cô giáo, cũng tức là phó thác cho các thầy cô sứ mạng đào tạo thế

hệ tương lai cho dân tộc.

=> Vai trò của người thầy giáo đã có sự thay đổi so với trước

Trong quá trình gd, người thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển hướng dẫn, do

đó đòi hỏi người thầy phải không ngừng nâng cao trình độ của mình

Người giáo viên chính là người tổ chức, hướng dẫn, giảng dạy và giáo dục cho học sinh;

nhằm hình thành cho học sinh hệ thống tri thức khoa học, các kỹ năng kỹ xảo vận dụng linh

hoạt, sáng tạo tri thức để giải quyết các vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra. Người giáo viên luôn

là người có đủ phẩm chất và năng lực giáo dục – đào tạo để đào tạo cho học sinh thành những

con người toàn diện như mục tiêu giáo dục đã đặt ra để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của xã

hội.

Người thầy giáo góp phần đào tạo thế hệ trẻ, phục vụ cho nhu cầu của XH. Người Gv đc xem

là dấu nối giữa nền VHXH lịch sử của loài người với việc tái tạo nền VH đó trong chính thế

hệ trẻ

Người thầy giáo là tấm gương sáng về đạo đức, về nhân cách cho hs noi theo





ĐỀ 2

Câu 1[6 điểm]: Phân tích các phạm trù cơ bản của giáo dục học, rồi từ đó chỉ ra mối quan

hệ giữa chúng?Cho ví dụ minh họa?

1.Giáo dục [ theo nghĩa rộng]:

Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích

và kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục,

nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người. Quá trình này làm biến

đổi đứa trẻ từ những tư chất vốn có trở thành 1 nhân cách, 1 thành viên chính thức của XH

Theo nghĩa rộng này, giáo dục bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp

[tất cả những yếu tố tạo nên nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu

của kinh tế - xã hội].

Quan niệm về giáo dục hiện nay đã có sự mở rộng hơn so với trước. Giáo dục [theo nghĩa

rộng] không bó hẹp ở phạm vi là người được giáo dục đang trong tuổi học [dưới 25 tuổi], và

giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường. Ngày nay, giáo dục là cho tất cả mọi người, được

thực hiện ở mọi nơi mọi lúc thích hợp với từng loại đối tượng; bằng các phương tiện khác

nhau, với các hình thức đa dạng, phong phú. Ngoài ra, quá trình giáo dục không ràng buộc về

độ tuổi giữa người giáo dục với người được giáo dục.

Giáo dục thực chất là quá trình XH hóa con người nhưng có tính độc lập tương đối của nó.

Quá trình đó bao gồm 2 mặt: một mặt cá nhân gia nhập vào môi trường Xh, qua đó lĩnh hội

kinh nghiệm. Mặt khác cá nhân tích cực tái sx các mqh XH bằng hoạt động sống của mình,

bằng sự tham gia tích cực vào môi trg XH

Việc tổ chức quá trình GD chủ yếu do các nhà sư phạm đảm nhiệm, và nơi có tổ chức kế

hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường.

2. Giáo dục [theo nghĩa hẹp]

 

Giáo dục [theo nghĩa hẹp] là một bộ phận của QT sư phạm tổng thể

 

− Là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách,

những hành vi đạo đức, những chuẩn mực của hệ thống ứng xử trong XH

− Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp có chức năng trội là vừa tác động đến ý thức, vừa tác động

đến hành vi; vừa lĩnh hội hệ thống tri thức và giá trị, vừa thể hiện kinh nghiệm bản thân; vừa

trau dồi học vấn, vừa tham gia hoạt động xã hộ

− Bản chất của QTDH [theo nghĩa hẹp] là tác động hình thành cho hs về đạo đức

− Dành cho lứa tuổi học sinh [Vậy nên GD là một hoạt động đặc biệt trong xã hội loài người.
II. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI :
Triết học khẳng định: thế giới xung quanh con người là vô chung, vô thủy, nghĩa là không có mở đầu, không có kết thúc, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan bên ngoài con người và người ta chia thế giới khách quan thành hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội. Vậy hiện tượng xã hội là gì?
Hiện tượng xã hội là những hiện tượng nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Nó phản ánh những dạng hoạt động và quan hệ của con người trong xã hội.
Ngay từ khi loài người xuất hiện đã nảy sinh một hiện tượng rất đặc biệt, đó là hiện tượng người lớn, các thế hệ đi trước truyền lại cho thến hệ đi sau những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống để thế hệ sau nắm bắt, lĩnh hội những kinh nghiệm đó để tham gia vào quá trình lao động sản xuất làm ra của cải vật chất, hòa nhập vào xã hội, làm cho xã hội phát triển. Đó là hiện tượng giáo dục.
Khi mới xuất hiện hoạt động giáo dục còn mang tính tự phát, cá nhân, đơn lẻ [VD: người nguyên thủy truyền cho nhau kinh nghiệm săn bắn, hái lượm…] dần dần cùng với sự phát triển của xã hội thì giáo dục mang tính tự
giác ngày càng cao, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Do đó có thể khẳng định: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử qua các thế hệ.
III. GIÁO DỤC CHỈ CÓ Ở XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI :
Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, giáo dục cũng bắt đầu manh nha hình thành. Nguồn gốc của giáo dục
bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quan con người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho
người khác, cho thế hệ sau để ứng dụng vào quá trình lao động sau đó đạt
hiệu quả cao hơn. Ở động vật, cơ chế phát triển chủ yếu là di truyền bản năng giống loài và được truyền lại từ gen[VD: gà mới nở kêu chip chip,chó mới sinh đã biết sủa gâu gâu…]. Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh nghiệm xã hội lịch sử được truyền lại qua nhiều thế hệ [VD:Trẻ sinh ra phải qua 1 giai đoạn khá dài tiếp xúc với lời nói của mọi người mới hình thành nên ngôn ngữ nói ] Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và
đạt được những thành tựu ngày càng rực rỡ. GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, chưa có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc tự phát ở trong gia đình hoặc cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, người ta nhận thấy cần phải có những cá nhân và những cơ quan chuyên phụ trách việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó trường học và thầy giáo ra đời. Và như vậy, bên cạnh GD của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ quan chuyên trách đó là nhà trường. Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã được tổ chức ngày càng khoa học và chặt chẽ với mục đích, nội dung, kế hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và dựa trên cơ sở của các khoa học liên quan đến GD con người.
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện tượng chỉ có trong xã hội loài người, bản chất của GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có GD mà các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên.Hoạt động GD ngày càng được tổ chức chặt chẽ, bài bản, hiêu quả dựa trên
những cơ sở khoa học.
HẾT

Câu 1: Vì sao nói GD là một hiện tượng đặc trưng của XH loài người?

 

Bất kì XH nào nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầu tất yếu của XH loài người, một tất yếu lịch sử không thể tách rời của cuộc sống con người, của XH, nó là một hiện tượng XH. Những kinh nghiệm mà loài người tích lũy được trong quá trình phát triển lịch sử được lưu giữ ở nền văn hóa nhân loại, được tiếp nối qua các thế hệ. Do đó giáo dục là hiện tượng XH đặc biệt chỉ có ở con người.

· Tính chất của giáo dục:

1.Tính phổ biến: Trong bất kì một chế độ xã hội hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích giáo dục vẫn là chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con ngừoi, là truyền thụ một cách có ý thức cho thế hệ trẻ những kinh nghiệp xã hội, những giá trị văn hóa, tinh thần của loài người và dân tộc, làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọi mặt của cuộc sống vầ xã hội. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục.

 

2.Tính vĩnh hằng:Chức năng trội của giáo dục là chăm sóc, bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ, nên quốc gia nào, dân tộc nào, giai đoạn lịch sử nào cũng cần có giáo dục. Gíao dục là một phạm trù “vĩnh hằng” đối với xã hội loài người. Khi nào còn tồn tại loài người, khi đó còn tồn tại giáo dục.

 

3.Tính lịch sử: Lịch sử loài người đã phát triển qua năm giai đoạn và có năm nền giáo dục tương ứng với năm giai đoạn phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục công xã nguyên thủy, nền giáo dục chiếm hữu nô lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa và nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Không có một nền giáo dục rập khuôn cho mọi hình thái kinh tế-xã hội, cho mọi giai đoạn của mỗi hình thái kinh tế-xã hội cũng như cho mọi quốc gia, chính vì vậy giáo dục mang tính lịch sử.

 

4.Tính giai cấp: Tính giai cấp của giáo dục thể hiện trong các chính sách giáo dục chính thống được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của nhà nước cầm quyền, nhầm duy trì lợi ích của giai cấp cầm quyền. Tính giai cấp quy định mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục,…

 

Câu 2: Phân tích và phân biệt các khái niệm cơ bản của giáo dục học?

 

+ Khái niệm giáo dục [theo nghĩa rộng] là quá trình tác động có mục đích, có tổ chưc, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.

+ Khái niệm giáo dục [theo nghĩa hẹp] là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.

 
 
 
 

 

Chủ Đề