Tại sao phải lập dự phòng hàng tồn kho

Trích lập dự phòng có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình kinh doanh và đưa ra những dự phòng cho những khoản thất thu từ giá trị tài sản và nợ xấu.

Vậy Trích lập dự phòng là gì? Tại sao phải trích lập dự phòng. Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích.

Trích lập dự phòng là gì?

Trích lập dự phòng được hiểu là việc thiết lập một khoản dự phòng dùng để bù đắp vào giá trị tài sản chênh lệch của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính và thời điểm mua hoặc khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ xấu, nợ phải trả.

Doanh nghiệp cần phải thực hiện trích lập cụ thể cho từng nhóm đối tượng để từ đó có những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như có biện pháp cần thiết để thu hồi nợ.

Trích lập dự phòng để làm gì?

Khi đi tìm hiểu Trích lập dự phòng thì nhiều người băn khoăn không hiểu rõ việc trích lập dự phòng nhằm mục đích gì? Tại sao phải trích lập dự phòng? Thì dựa trên việc trả lời câu hỏi Trích lập dự phòng là gì? ta có thể thấy Mục đích của trích lập dự phòng như sau:

– Có nguồn tài chính để bù đắp cho các khoản tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.

– Đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị các khoản mục trên Báo cáo tài chính như: Phải thu khách hàng, Hàng tồn kho, Đầu tư tài chính,… không cao hơn giá trị có thể có thể thu hồi được của khoản mục đó.

– Bảo toàn vốn kinh doanh.

Trích lập dự phòng ngân hàng là gì?

Trích lập dự phòng ngân hàng là đưa ra dự phòng về các khoản nợ xấu hay rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải từ các hoạt động tài chính. Việc trích lập dự phòng nợ xấu sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro và đánh giá hồ sơ khách hàng.

Phân biệt các nhóm nợ

Trước khi đi sâu vào các mức và điều kiện trích lập, người làm kế toán công nợ cần nắm rõ quy định phân loại nợ. Điều này sẽ giúp ích cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ trích lập dự phòng các nhóm nợ. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các loại nợ được chia thành 5 nhóm như sau:

– Nhóm 1 [Nợ đủ tiêu chuẩn] bao gồm các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn

– Nhóm 2 [Nợ cần chú ý] bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và khách hàng là những cá nhân, doanh nghiệp có khả năng trả đầy đủ

– Nhóm 3 [Nợ dưới tiêu chuẩn] bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ trả lãi theo yêu cầu.

– Nhóm 4 [Nợ nghi ngờ] bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

– Nhóm 5 [Nợ có khả năng mất vốn] bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Các loại trích lập dự phòng

Theo Thông tư số 48/2019/TT-BTC Hướng dẫn Trích lập và Xử lý các khoản dự phòng:

Có các loại Trích lập dự phòng như sau:

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là trích lập dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là trích lập dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp [không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài].

– Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chỉ trích lập khoản dự phòng do công ty liên doanh, liên kết bị lỗ nếu Báo cáo tài chính không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

– Riêng khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ lâu dài [không phân loại là chứng khoán kinh doanh] và không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư, việc lập dự phòng được thực hiện như sau:

+ Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản đầu tư được xác định tin cậy, việc lập dự phòng dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu [tương tự như dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh];

+ Đối với khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, việc lập dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư [dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác]

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là trích lập dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: là trích lập dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.

Nguyên tắc chung trong việc Trích lập dự phòng

Các khoản dự phòng được trích lập phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

Các khoản dự phòng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.

Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ về Trích lập dự phòng là gì? Tại sao phải trích lập dự phòng? Khách hàng quan tâm theo dõi có vướng mắc gì liên quan đến bài viết vui lòng phản hồi trực tiếp để được hỗ trợ.

Skip to content

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? | Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế [sau đây gọi tắt là doanh nghiệp] được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định cùng Kế toán Việt Hưng.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

XEM THÊM:

Hướng dẫn xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách làm thế nào?

1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?

Giảm giá là gì? – Số tiền được trả bằng cách giảm, trả lại hoặc hoàn trả cho những gì đã được thanh toán hoặc đóng góp. Đó là một loại khuyến mại mà các nhà tiếp thị sử dụng chủ yếu như các ưu đãi hoặc bổ sung cho việc bán sản phẩm.

Giảm giá là một chiến lược tiếp thị được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng thường xuyên nhằm tăng doanh số, mở rộng thị phần hoặc phát triển thêm khách hàng mới.

Hàng tồn kho là gì? Là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Phân ra thành 3 loại:

  • Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
  • Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho [Theo Thông tư 48/2019/TT-BTC]

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi nào? 

– Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

– Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán.

– Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

– Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

=> Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hoá, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ

3. Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm [sau đây gọi tắt là hàng tồn kho] mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

– Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

– Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = [Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán] – Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Trong đó:

– Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế [nếu có].

– Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ [-] chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

4. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Theo Thông tư 200 & Thông tư 133:

Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

a] Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2294].

b] Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2294]

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

c] Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [số được bù đắp bằng dự phòng]

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán [nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng]

Có các TK 152, 153, 155, 156.

d] Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2294]

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

a] Hàng tồn kho do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hư hỏng, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng phải được xử lý huỷ bỏ, thanh lý.

– Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý. Biên bản kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho xử lý do doanh nghiệp lập xác định rõ giá trị hàng tồn kho bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng, chủng loại, số lượng, giá trị hàng tồn kho có thể thu hồi được [nếu có].

– Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế khác căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý hoặc đề xuất của tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá, các bằng chứng liên quan đến hàng tồn kho để quyết định xử lý huỷ bỏ, thanh lý; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến hàng tồn kho đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.

c] Khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi từ người gây ra thiệt hại đền bù, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ bán thanh lý hàng tồn kho.

– Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không thu hồi được đã có quyết định xử lý, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

THAM KHẢO: Các Khóa học Kế toán Online

Trên đây là Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Cách tính dự phòng hàng tồn kho và hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập dự phòng qua bài trên đây – Tham gia ngay Khóa học kế toán Online 1 Giáo viên kèm 1 Học viên tại Kế toán Việt Hưng cam kết 100% đầu ra tự làm được việc liều mạng 2H học mỗi buổi nhé!

wpDiscuz

Hãy tham gia Group để cập nhật những kiến thức KẾ TOÁN – THUẾ mới nhất. Cùng thảo luận – học tập –  giải đáp thắc mắc MIỄN PHÍ.

Video liên quan

Chủ Đề