Vì sao cac giao si phai bi xu tu

Mục lục bài viết

  • 1. Án tử hình thực hiện như thế nào ?
  • 2. Nên loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình ?
  • 3. Cầm dao đâm chết bạn thì bị phạt tù chung thân hay tử hình ?
  • 4. Không tử hình nếu giao nộp ít nhất 3/4 tài sản tham ô ?
  • 5. Giết người phải đối mặt mức án cao nhất là tử hình ?

1. Án tử hình thực hiện như thế nào ?

Luật Thi hành án hình sự 2019 đã được Quốc Hội thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2019 quy định rõ về trình tự, thủ tục thi hành các bản án hình sự đối với những tội phạm. Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Bài viết này giới thiệu về việc thi hành án tử hình đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bị kết án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình và việc kiểm tra căn cước tử tù trước giờ ra pháp trường

Thi hành án tử hình là việc “tước bỏ quyền sống của người bị kết án tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và giáo dục, phòng ngừa chung”.

Việc thực thi án tử hình đối với một phạm nhân bị kết án tử hình [hay còn gọi là tử tù] thuộc về Hội đồng thi hành án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Hội đồng này được thành lập bởi vị Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm vụ án này. Vị Chánh án này cũng là người ra quyết định thi hành án tử hình với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ lên kế hoạch thi hành án và tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thi hành án, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian, địa điểm, hình thức táng, những cơ quan, tổ chức, người cần huy động, những nội dung cần giữ bí mật, thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Các cuộc họp của Hội đồng thi hành án phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình. Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan Công an, Quân đội có thẩm quyền quản lý.

Trước khi thực hiện việc thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra căn cước của người sẽ bị tử hình. Việc này là rất quan trọng, vì giả sử lầm lẫn với người khác thì sẽ rất nguy hiểm, vô phương cứu chữa.

Nếu người bị kết án từ hình phụ nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, không thi hành tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này án tử hình chuyển thành tù chung thân [chính vì vậy, mới có chuyện từng có nữ tử tù “cố tình có bầu” để tránh bị án tử hình].

Chính vì mạng sống của con người là vô giá, nên nếu xác định căn cước của người được kiểm tra không đúng với căn cước của người có tên trong quyết định thi hành án hoặc có nghi ngờ về căn cước của người này hoặc không bảo đảm các điều kiện thi hành án tử hình đối với người có quyết định thi hành án tử hình là phụ nữ theo quy định của Bộ luật hình sự, thì Hội đồng thi hành án tử hình cho dừng ngay việc thi hành án tử hình, báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình biết để xem xét, giải quyết.

Chuẩn bị thuốc, cơ sơ vật chất, trang thiết bị và phương tiện thi hành án theo điều 4 và điều 5 của Nghị định 43/2020/NĐ-CP.

Trình tự thực hiện án tử hình

Theo quy định của Luật thi hành án 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP việc thi hành án tử hình như sau:

Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

a] Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc [trong đó có 02 liều dự phòng];

b] Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

c] Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

d] Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Người nhà được phép nhận thi hài tử tội

Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản, báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.

Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành, trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết, giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.

Trường hợp trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình mà thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tử hình có đơn đề nghị được nhận thi hài của người đã bị thi hành án tử hình để táng, tự chịu chi phí liên quan, cam kết bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị đang cư trú thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình xem xét, quyết định.

Liên quan đến án tử hình, hiện nay Liên hiệp quốc đang kêu gọi và nhiều nước đã từ lâu bỏ hình phạt tử hình vì tính thiếu nhân đạo của nó. Tại Việt Nam, mới đây nhất cũng đã có đợt sửa đổi luật hình sự. Theo đó, án tử hình cũng đã được bãi bỏ ở một số tội danh.

2. Nên loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình ?

Hình phạt tử hình được áp dụng trong luật từ rất xa xưa. Chúng ta có thể tìm thấy tử hình được quy định trong Bộ luật Hâm-mu-ra-bi [Hammurabi] của Ba-by-lông [Babylon, khoảng 1750 TrCN]...

Từ sau Đế chế La Mã sụp đổ đánh dấu cho sự bắt đầu của thời kỳ hiện đại, tử hình được áp dụng phổ biến ở toàn Châu âu và các nước khác trên thế giới. Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại lâu dài, hình phạt tử hình đã thể hiện bản chất của mình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, kể từ đầu thế kỷ thứ 18, một số chính trị gia đã lên tiếng phản đối việc áp dụng hình phạt này. Tiêu biểu cho trào lưu đó chúng ta có thể kể đến Mông-tét-xki-ơ [Montesquieu, Pháp], Béc-ca-ri-ơ [Beccaria, Ý], Vôn-te-ơ [Voltaire, Anh], Ji-rê-mi Ben-tham [Jeremy Bentham, Anh]. Hưởng ứng trào lưu này, một số quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi Bộ luật Hình sự của mình như Vê-nê-zi-la [Venezuela, 1863], Săn Ma-ri-nô [San Marino, 1865], Cót-xta Ri-ca [Costa Rica, 1877]. Hiện nay, một số quốc gia, đặc biệt là ở Châu âu, không còn áp dụng hình phạt tử hình nữa hoặc chỉ giữ lại đối với các tội phạm phản bội tổ quốc và tội phạm chiến tranh. Các học giả, đa số là các học giả Mỹ, kịch liệt lên án việc duy trì hình phạt tử hình. Họ lý luận rằng việc áp dụng án tử hình là vô nhân đạo, vi phạm nhân quyền và nhiều lúc giết oan người vô tội. Cơ bản, họ phủ nhận tác dụng ngăn ngừa tội phạm của hình phạt tử hình.

Hiện nay, Luật Hình sự Việt Nam [cũng như Luật Hình sự của nhiều nước trên thế giới] vẫn duy trì hình phạt tử hình, như thế có bị xem là bất cập? Theo tôi, việc giữ lại hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt là có cơ sở và rất cần thiết, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Luật Hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162

Cơ sở căn bản đầu tiên mà những người theo trường phái chống đối việc áp dụng hình phạt tử hình là vì nó không có tác dụng ngăn ngừa tội phạm. Theo họ, án tù chung thân cũng có tác dụng ngăn ngừa tội phạm không kém. Đây là một kết luận thiếu cơ sở. Tác dụng phòng ngừa của hình phạt được xác định ở hai phương diện: phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Phòng ngừa riêng thể hiện ở chỗ hình phạt dạy cho người phạm tội một bài học đừng lặp lại hành vi phạm tội. Đồng thời, hình phạt cũng nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật. Đối với phòng ngừa chung, hình phạt tác động khiến người khác [không phải người phạm tội] sợ phải gánh chịu hậu quả tương tự như người phạm tội, và do đó ngăn ngừa họ phạm tội. Trong trường hợp áp dụng hình phạt tử hình, dù tác dụng phòng ngừa riêng bị triệt tiêu một phần [phòng ngừa riêng vẫn còn một phần thể hiện ở chỗ loại bỏ khỏi xã hội một chủ thể nguy hiểm] nhưng tác dụng phòng ngừa chung vẫn còn nguyên vẹn. Đối với một số cá nhân thực hiện các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và theo đánh giá thì sự tồn tại của cá nhân đó trong đời sống xã hội là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của nhiều thành viên khác trong cộng đồng thì việc áp dụng hình phạt tử hình đối với cá nhân đó là cần thiết. Khi đó, dù người phạm tội không còn nhưng đó sẽ là một bài học vô cùng quý giá giúp những người khác tránh xa mọi ý định cũng như thực hiện hành vi phạm tội. Không ai không sợ chết. Nhân gian thường có câu: còn sống là còn tất cả, chết là hết. Vì thế, hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hình phạt tử hình là có thật. Ngoài ra, đánh giá mức độ tác động của hình phạt trong việc phòng ngừa tội phạm, Britannica, một học giả nổi tiếng về tội phạm và hình phạt, trong tác phẩm “Tội phạm và Hình phạt” đã khẳng định: hình phạt càng nghiêm khắc thì hiệu quả phòng ngừa càng cao, đặc biệt đối với hình phạt tử hình. Chính vì thế, không thể thiếu căn cứ khi khẳng định hình phạt tử hình có tác dụng như hình phạt tù chung thân. Hơn nữa, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong xử lý hình sự không thể chấp nhận một người phạm tội trong trường hợp đáng nhận án tử hình lại được hưởng án tù chung thân. Khi đó, nguyên tắc công bằng cũng bị phá vỡ.

Các học giả ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình dựa trên những nghiên cứu của mình cũng kết luận rằng không có mối quan hệ nhân quả giữa hình phạt tử hình và sự giảm tỷ lệ tội phạm. Điều này sai. Trong bài viết của mình, Mắc-ma-nết [Walter S. McManus] nói: “Việc kết luận tử hình có tác dụng ngăn chặn hay không tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Nếu anh ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình thì kết quả nghiên cứu của anh sẽ theo hướng đó.” Vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần thiết xem xét lại phương pháp nghiên cứu các công trình nghiên cứu có khuynh hướng chống hình phạt tử hình. Một bài báo viết về việc chống đối áp dụng tử hình của các nhà kinh tế ở Mỹ đã khẳng định, tử hình không có tác dụng ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, phương pháp phân tích của tác giả chủ yếu dựa vào quan điểm của những người chống hình phạt tử hình thay vì dựa vào ý kiến chung của công chúng. Vì thế, kết luận này không thể có tính thuyết phục. Bi-du [Hugo Adam Bedau] cũng kết luận rằng tử hình không có khả năng tạo ra tác dụng phòng ngừa tội phạm. Không khác các học giả chống hình phạt tử hình, Bedau đã không tách ra giữa sự tác động của việc áp dụng hình phạt tử hình và các yếu tố khác để nghiên cứu, đánh giá. Bởi vì, tỷ lệ tội phạm trên thực tế không chỉ bị ảnh hưởng bởi hình phạt mà còn chịu sự tác động của yếu tố khác như dân số, kinh tế, địa lý...v.v...Cho nên, kết luận này cũng không thể xem là chính xác được. Bai-ly [William C. Bailey] lại khẳng định việc phát sóng truyền hình các buổi thi hành án tử hình không tác động đến tỷ lệ tội phạm giết người. Nghiên cứu của Bailey chỉ đánh giá trong một khoản thời gian ngắn nên kết quả không thể tin cậy được. Trong khi đó, Phi-lípx [David Phillips], giáo sư trường Đại học Ca-li-fox-ni-a [California] đã nghiên cứu việc trực tiếp truyền hình các buổi thi hành án tử hình trong thời gian dài và kết luận trong thời gian đó, tỷ lệ tội phạm giết người giảm đi đáng kể.

Những nghiên cứu của các nhà tội phạm học có tâm huyết trên thế giới đều công nhận tác dụng ngăn ngừa tội phạm của án tử hình. Năm 1975, E-ơ-lít [Isaac Ehrlich] đã chứng minh thành công nhận định tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm. Anh ta đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trong kinh tế để phân tích. Khi tỷ lệ bắt, kết án và thi hành án tử hình gia tăng thì tỷ lệ tội phạm, đặc biệt là giết người giảm xuống. Ehrlich đã phân tích số liệu lấy từ Mỹ, Canada, Anh, và Wales và thấy rằng kết quả không có gì mâu thuẫn. Kết quả nghiên cứu của Ehrlich lập tức bị phản ứng mạnh mẽ. Năm 1985, Lây-sân [Stephen Layson], giáo sư trường Đại học Bắc Ca-rô-li-na [Carolina], đã lên tiếng xác nhận kết quả nghiên cứu của Ehrlich. Đồng thời, Layson còn đưa ra nhiều chứng cứ thuyết phục cho lời xác nhận của mình. Rít-chết [Richard] cũng đồng ý với Layson. Anh ta công nhận có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa con số án tử hình được thi hành và tỷ lệ tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có thể áp dụng án tử hình. Vì sao anh ta không dùng khái niệm “con số án tử hình được áp dụng” thay vì “án tử hình được thi hành”? Rất nhiều trường hợp án tử hình đưüơc tuyên nhưng không bao giờ được thi hành. Khi đó, hình phạt tử hình không thể phát huy tác dụng. Richard đã khảo sát một số bang của Mỹ [được chọn làm mẫu] để minh chứng cho nhận định của mình. Trong 14 năm, Plo-ri-đa [Florida] có 37 trường hợp tử hình, tỷ lệ tội phạm giảm 40,2%; cùng thời gian này ở Té-xát [Texas] có 84 trường hợp tử hình, giảm 46,1%; tương tự ở Zdê-ô-gi-a [Georgia] có 12 trường hợp tử hình, giảm 44,4% tội giết người; ở Nê-va-da [Nevada] trong 17 năm thi hành 6 án tử hình, giảm 39,1% tội giết người. Ngược lại, ở các bang không áp dụng án tử hình, cùng thời gian đó, tỷ lệ tội phạm tăng cao thay vì giảm, chẳng hạn, Vơ-mân [Vermont] tăng 57% tội giết người. Một nguồn chứng cứ khác cũng ủng hộ nhận định trên, như ở Hao-xtân [Houston], bang Texas, năm 1981, là bang có tỷ lệ tội giết người cao nhất [701 trường hợp, cao hơn toàn bang Bắc Carolina]. Tuy nhiên, năm 1982, Houston đã phê chuẩn việc áp dụng án tử hình. Tỷ lệ tội giết người giảm còn 261 trường hợp ở năm 1996 [giảm 63%]. Ở Anh, vào những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 20 được biết đến là nước áp dụng án tử hình cao nhất, cao hơn cả Mỹ. Khi đó, tỷ lệ tội giết người ở Anh rất thấp [thấp hơn bất cứ một bang nào ở Mỹ]. Từ khi Anh bỏ hình phạt tử hình, tỷ lệ này tăng lên gấp đôi và cứ thế tăng theo thời gian. Ở Úïc, giai đoạn 1964-1973, là quốc gia thi hành án tử hình nhiều nhất trên thế giới. Khi đó, tỷ lệ tội giết người đạt thấp nhất thế giới. Rất tiếc, chưa có con số chính xác nào về vấn đề này ở Việt Nam để minh họa. Dù sao, với ngần ấy chứng cứ đã cho phép chúng ta khẳng định tác dụng ngăn ngừa tội phạm của hình phạt tử hình là không thể chối cãi.

Ngoài ra, các học giả theo trường phái ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình còn lý luận rằng duy trì hình phạt này là vi phạm nhân quyền. Bởi vì, Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc có khẳng định “mọi người đều có quyền được sống”. Tôi không đồng ý với lý lẽ này. Lý luận về vấn đề “tự do và ý chí” trong Triết học Mác-Lênin chỉ ra rằng, mọi người sống trong xã hội đều có quyền tự do trong hành vi của mình. Để quyền tự do của anh được đảm bảo thì trong ý chí của anh khi thực hiện hành vi phải không được vi phạm quyền tự do của người khác. Anh có quyền tự do lựa chọn hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được thể chế thành luật. Khi đó, hành vi của anh không bị xem là vi phạm tự do của người khác. Nếu anh vi phạm điều đó, đồng nghĩa với anh tự vứt bỏ quyền tự do của mình. Suy cho cùng, một người khi đã thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức người đó đã đem quyền sống của mình ra đánh đổi vì anh ta nhận thức được rằng, hành vi của mình đã tước đi bao nhiêu mạng sống của đồng loại. Vì thế, trong trường hợp này, không ai vi phạm quyền sống của bị cáo mà chính bị cáo đã tự khước từ quyền được sống của mình. Tước đi quyền sống của một con người, không ai trong chúng ta hay bất cứ một chính phủ nào mong muốn. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn dân đứng lên trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thật lạ lùng nếu chúng ta bảo rằng do Bác Hồ thích giết người hay thích thú nhìn đồng bào mình bị giết. Bác Hồ kính yêu của chúng ta không bao giờ nghĩ thế nhưng Bác hiểu rằng chiến tranh cách mạng là biện pháp duy nhất để tự do có thể tồn tại. Thừa nhận hình phạt tử hình là biện pháp để bảo vệ quyền được sống chứ không phải vi phạm quyền sống của con người.

Nhóm người ủng hộ quan điểm loại bỏ hình phạt tử hình nghi ngờ rằng liệu việc duy trì việc áp dụng hình phạt chết người này có thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo hay không. Bởi vì, một khi tử hình được áp dụng, cá nhân người phạm tội sẽ bị tước sự sống vĩnh viễn. Họ không còn có cơ hội để ăn năn hối cải. Để có quan điểm đúng đắn về vấn đề này, chúng ta lật lại các tập hồ sơ của các vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án V [vụ án có tính chất tham nhũng, lừa đảo...] gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước khoảng 4000 tỷ đồng; vụ án X [buôn lậu ma túy xuyên quốc gia], bị cáo mang hàng chục kilogram hêrôin qua biên giới; vụ án Y, bị cáo dùng dao giết chết vợ con trong đêm khuya rồi chặt ra từng khúc ném vào cống thoát nước; vụ án Z, bị cáo dụ dỗ một bé gái 12 tuổi ra sau vườn, hiếp dâm và sau đó giết đi, ném xác xuống ao bèo. Và còn biết bao nhiêu vụ án khác nữa mà bất cứ ai trong chúng ta khi mới nghe qua cũng hết sức phẫn nộ và không thể tưởng tượng được tại sao bị cáo có thể thực hiện được những hành vi phạm tội mất hết nhân tính như thế. Trong khi thực hiện hành vi phạm tội, thử hỏi bị cáo có nghĩ rằng mình đang thực hiện một hành vi hết sức vô nhân đạo? Dĩ nhiên, luật hình sự trong thời đại ngày nay không xem hình phạt là sự trừng trị ngang bằng [với hành vi phạm tội] như pháp luật thời Trung cổ là giết người phải đền mạng, nói dối phải bị cắt lưỡi, trộm cắp phải bị chặt tay...Tuy nhiên, xét ở góc độ nào đó ứng với luật nhân quả, ai gieo hạt nào sẽ được quả đó. Đó là chúng ta chưa kể, nếu bị cáo tiếp tục tồn tại trong xã hội sẽ là sự đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của biết bao người vô tội khác. Có thể tính được con số này khi khảo sát các nước trước kia áp dụng hình phạt tử hình nhưng nay đã bỏ và ngược lại. Chẳng hạn, ở Anh, tử hình một tử tội trung bình sẽ cứu được 75 nạn nhân thoát chết trực tiếp dưới tay hắn. Con số trung bình là nạn nhân gián tiếp chết dưới tay một tử tội chưa thể xác định được. Cho nên, không thể xem việc áp dụng hình phạt tử hình là vô nhân đạo.

Có trường hợp người bị chết oan vì bị kết án tử hình sai? Công bằng mà nói, con người có lúc cũng sai lầm. Vì thế, không thể tránh khỏi có những bản án tử hình thiếu chính xác. Nét đặc biệt ở đây là một phán quyết tử hình khi được thi hành sẽ không còn cơ hội sửa chữa vì nạn nhân đã chết. Luật Hình sự khi quy định về tử hình đã đưa ra những điều kiện hết sức cụ thể, chặt chẽ tránh việc áp dụng loại hình phạt này một cách tùy tiện, thiếu chính xác. Đồng thời, Luật còn quy định những thủ tục đặc biệt chỉ áp dụng đối với bản án tử hình nhằm khắc phục sai lầm nếu có xảy ra. Chẳng hạn, theo Luật Hình sự Việt Nam, tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không được áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử [Điều 35 Bộ Luật Hình sự]. Bên cạnh đó, Luật Tố tụng Hình sự cũng quy định sau khi bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, bản sao bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn 2 tháng kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Bản án tử hình chỉ được thi hành khi trong thời hạn luật định mà không có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước [Điều 228 Bộ Luật Tố tụng Hình sự]. Với những thủ tục chặt chẽ theo hướng có lợi như thế, khả năng người bị kết án bị chết oan là rất hiếm hoi. Thực tế ở Việt nam từ xưa đến nay, chưa thấy có trường hợp nào giết oan một người vô tội.

Hiện nay, Châu á và Châu phi được xác định là có nhiều quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình. Thậm chí, có quốc gia còn có xu hướng áp dụng hình phạt tử hình rất thường xuyên như Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, trong năm 1990, con số người phạm tội bị kết án tử hình và bị thi hành án tử hình ở Trung Quốc cao hơn của tất cả các nước trên thế giới cộng lại.Ở Phi-líp-pin [Philippines], sau mấy mươi năm không áp dụng hình phạt tử hình, năm 1993, Quốc hội đã quyết định thông qua việc đưa hình phạt tử hình trở lại Bộ Luật Hình sự. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phi-lip-pin đã phát biểu: “...chúng ta xem hình phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm hay không!”. Hai quốc gia khác ở Châu á cũng giống Phi-lip-pin, phục hồi lại hình phạt tử hình sau một thời gian tuyên bố bỏ là Nê-pan [Nepal] và Pa-pua Niu-Dzui-ni-a [Papua New Guinea].

Căn cứ vào tình hình thực tế của nước ta, việc giữ lại hình phạt tử hình là có cơ sở. Lịch sử đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm mới giành được độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn luôn tìm mọi âm mưu chống phá những thành quả mà cách mạng mang lại. Nhà nước và nhân dân ta phải đấu tranh không ngừng. Trong cuộc đấu tranh mới này, pháp luật hình sự được xem là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất. Hiện nay, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa giao lưu quốc tế. Bên cạnh những thành quả mà chúng ta đạt được là những hạn chế tất yếu. Một số tội phạm vốn dĩ đã nguy hiểm, nay có điều kiện càng nâng cao tính nguy hiểm, gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, chẳng hạn nhóm tội phạm về tham nhũng, buôn lậu ma túy, xâm phạm tình dục trẻ em...v.v...Để đấu tranh phòng ngừa và chống hữu hiệu các loại tội phạm này, cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Mặt khác, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân ta còn hạn chế. Việc áp dụng một hình phạt không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ không có tính răn đe cao. Khi đó, hình phạt chẳng những không phát huy hết tác dụng mà đôi khi còn có tác dụng ngược lại. Rút kinh nghiệm ở một số nước, đặc biệt là các quốc gia ở Châu á, hưởng ứng phong trào xóa bỏ hình phạt tử hình, Quốc hội của họ cũng đưa vấn đề này ra thảo luận nhưng cuối cùng không thể thông qua được. Thậm chí, có quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi Bộ Luật Hình sự, sau đó phải đưa vào trở lại vì tỷ lệ tội phạm gia tăng đột biến. Tôi ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình. Hãy chiến đấu để bảo vệ tự do, quyền được sống của con người, mang lại công bằng cho xã hội thay vì chúng ta quăng vũ khí mà đứng đó kêu lên: “Ôi, hình phạt tử hình vô nhân đạo quá!”. Hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ một lợi ích lớn hơn, âu đó cũng là lẽ phải.

[MINH KHUE LAW FIRM: sưu tầm & biên tập.]

3. Cầm dao đâm chết bạn thì bị phạt tù chung thân hay tử hình ?

Chào luật sư, Em cháu vì bạn nhờ đi gặp mặt bị đánh chắc do kích động nên đã đâm người kia và làm họ chết. Nếu bồi thường gia đình bị hại em cháu sẽ bị xử lý như thế nào ạ ?

Cháu rất mong luật sư trả lời giúp cháu ạ.

Người gửi : Đào Việt Trinh

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a] Giết 02 người trở lên;

b] Giết người dưới 16 tuổi;

...

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ hai, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a] Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b] Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c] Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d] Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ] Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e] Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g] Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h] Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i] Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k] Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;

l] Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m] Phạm tội do lạc hậu;

n] Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o] Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p] Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q] Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r] Người phạm tội tự thú;

s] Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t] Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u] Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v] Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x] Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, do cháu không nói em cháu hiện giờ bao nhiêu tuổi, nếu em cháu trên 18 tuổi thì em cháu có thể phải đối diện với mức án lên đến tử hình, nếu em cháu không đủ 18 tuổi thì em cháu có khả năng đối diện với mức án lên đến 18 năm tù giam.

4. Không tử hình nếu giao nộp ít nhất 3/4 tài sản tham ô ?

Thưa luật sư, xin được hỏi Công ty Luật Minh Khuê về quy định về Không tử hình nếu giao nộp ít nhất ba phần tư tài sản tham ô ?

Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về tội tham ô, gọi:1900.6162

Trả lời:

Tử hình là một hình phạt nghiêm khắc nhất trong các hình phạt theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tước đi mang sống của người phạm tội nhằm trừng trị người đó và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đều áp dụng hình phạt từ hình và thi hành án từ hình. Theo căn cứ tại Điều 40 Văn bản hợp nhất số 01/2017/VBHN-VPQH Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tử hình như sau:

Điều 40. Tử hình

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b] Người đủ 75 tuổi trở lên;

c] Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 mới đã bổ sung thêm hai trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là người đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan trức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Việc chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản là một quy định mới mà tôi đánh giá là hoàn toàn phù hợp với mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị người phạm tội và giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Tội tham ô tài sản là tội có cầu thành vật chất thì ngoài hành vi phạm tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan tội phạm là hậu quả tức người đó phải chiếm được một khoản tiền nhất định theo luật định. Nếu người phạm tội tham ô tài sản đã khắc phục hậu quả đó bằng cáchchủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không cần phải thi hành quyết định tử hình đối với người phạm tội tham ô tài sản [chuyển sang thành tù chung thân] mà mục đích của hình phạt vẫn đạt được.

5. Giết người phải đối mặt mức án cao nhất là tử hình ?

Châu Việt Cường là cái tên khá quen thuộc tại các hội chợ, sân khấu tỉnh và từng Nam tiến để phát triển sự nghiệp nhưng không được khán giả chú ý. Trước đó, năm 2011, một người hâm mộ đã lên mạng xã hội tố cáo bị nam ca sĩ hiếp dâm tại nhà riêng. Giọng ca sinh năm 1978 khẳng định không có chuyện đó mà do cả hai tự nguyện.

Kính thưa quý công ty luật Minh Khuê, trong dư luận nhiều người cảm thấy bức xức, khó hiểu là vì sao ca sĩ Châu Việt Cường bị khởi tố về tội “Vô ý làm chết người” chứ không phải “Cố ý giết người” ? Không biết các luật sư suy nghĩ về việc này như thế nào ?

Cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, hành vi phạm tội của Châu Việt Cường và phản ứng của nạn nhân trước khi bị nhét tỏi vào miệng đều xuất phát từ việc bị ảo giác do sử dụng ketamine. Bản thân Châu Việt Cường và nạn nhân không quen biết, không có thù oán. Vì thế trước mắt, khởi tố Châu Việt Cường về tội "Vô ý làm chết người" là hợp lý. Dưới góc độ pháp lý, chúng tôi nhận định:

Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sau đó dẫn đến chết người là những vụ việc rất nghiêm trọng. Về sự việc Châu Việt Cường cùng nhóm bạn tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, chúng tôi cho rằng Cơ quan cảnh sát cần phải triệu tập những đối tượng có liên quan và kiểm tra về việc sử dụng ma túy trái phép.

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu xác định các đối tượng đã sử dụng trái phép chất ma túy thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ người nào đứng ra tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật. Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự.

Điều 255. Bộ luật hình sự 2015. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Đối với 02 người trở lên;

c] Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d] Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ] Đối với người đang cai nghiện;

e] Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g] Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h] Tái phạm nguy hiểm.

...

Thứ hai, về việc cô gái trẻ bị chết, cơ quan chức năng cần phải giám định pháp y để xác định nguyên nhân chết là do sốc ma túy hay là có sự tác động ngoại lực từ phía những người có mặt tại hiện trường. Trong trường hợp cô gái này chết do sử dụng ma túy thì người nào bị kết tội về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sẽ chịu trách nhiệm đối với cái chết này, sẽ bị tăng hình phạt bởi hậu quả rất nghiêm trọng còn trường hợp cô gái trẻ bị tử vong do bị tác động ngoại lực thì người gây tác động phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của cô gái này.

Theo thông tin của cơ quan chức năng ban đầu, Châu Việt Cường khai nhận có hành vi “nhét tỏi vào miệng nạn nhân” vì nghĩ rằng cô gái bị quỷ ám do ảo giác ma túy gây nên. Nếu chứng minh được hành vi của Châu Việt Cường đúng như lời khai, ca sĩ này có thể bị xử lý về tội Giết người với lỗi cố ý gián tiếp [Cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra].

Bộ luật hình sự 2015 quy định Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a] Giết 02 người trở lên;

b] Giết người dưới 16 tuổi;

c] Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d] Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ] Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e] Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g] Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

...

Nếu cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi của đối tượng đã gây ra cái chết của cô gái là có thể gây nguy hiểm tính mạng của nạn nhân, thì đối tượng gây án vẫn có thể bị xử lý về tội vô ý làm chết người.

Bộ luật hình sự 2015 quy định Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Như vậy, nếu đủ căn cứ, có thể Châu Việt Cường phải đối mặt mức án cao nhất là tử hình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội giết người trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề