Tại sao sau khi ăn lại bị đau bụng

Đau bụng sau khi ăn là tình trạng khó chịu và gây ra không ít bất tiện cho người mắc phải. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn ăn vào là bị đau bụng, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày, dị ứng thực phẩm. 

Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết về chứng đau bụng sau khi ăn cũng như cách phòng ngừa để cảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi bữa ăn mà không phải lo lắng về việc dạ dày khó chịu.  

Một số lý khiến bạn ăn vào là bị đau bụng gồm:

Sức khỏe dạ dày không tốt, mắc phải một số tình trạng nhất định có thể khiến bạn ăn xong bị đau bụng đi ngoài bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là một tình trạng tiêu hóa mãn tính. Khi mắc phải, axit dạ dày sẽ đi ngược lên thực quản, từ đó gây kích ứng niêm mạc ở bộ phận này, khiến bạn dễ bị đau bụng hơn sau khi ăn.

Loét dạ dày là những vết loét phát triển trên niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non [tá tràng]. Triệu chứng phổ biến nhất của vết loét là đau rát dạ dày. Cơn đau này có thể trở nên trầm trọng hơn khi ăn những thực phẩm nhiều gia vị.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể bạn nghĩ rằng một loại thực phẩm nào đó là yếu tố gây hại và hệ thống miễn dịch bắt đầu tiết ra kháng thể để chống lại nó. Phản ứng miễn dịch này có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm cả bụng.

Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Cá và động vật có vỏ
  •  Đậu phộng và các loại hạt. 

Không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm là tình trạng hệ tiêu hóa không thể xử lý một loại thực phẩm nhất định, từ đó khiến bạn bị đau bụng tiêu chảy mỗi khi ăn vào các món ăn được chế biến từ chúng

Một số loại không dung nạp thực phẩm phổ biến là:

  • Đường sữa
  • Lúa mì
  • Gluten
  • Caffeine
  • Histamin có trong nấm hoặc dưa chua. 

Một số vấn đề về hệ tiêu hóa gây nên tình trạng đau bụng mỗi khi ăn gồm:

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là một dạng rối loạn chức năng ở hệ tiêu hóa khá phổ biến và ngày càng có nhiều người mắc phải. Khi phải tình trạng trạng này, những dấu hiệu hội chứng ruột kích thích như đau bụng dưới, rối loạn nhu động ruột sẽ khiến bạn luôn gặp khó chịu mỗi khi ăn vào. 

Vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm cho hội chứng này nhưng bạn có thể kiểm soát chúng bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống, chẳng hạn như:

  • Xác định và tránh ăn các loại thức ăn và thức uống khiến bạn bị đau bụng đi ngoài
  • Thay đổi lượng chất xơ trong bữa ăn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm stress.

Bệnh Celiac

Theo các chuyên gia, bệnh celiac là một dạng rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, Khi cơ thể nạp gluten [protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mì đen] vào thì sẽ kích thích các triệu chứng của bệnh xuất hiện, chẳng hạn như đau bụng.

Bệnh Crohn [viêm ruột từng vùng]

Bệnh Crohn [viêm ruột từng vùng] là tình trạng viêm mạn tính ở đường ruột. Bệnh Crohn thường ảnh hưởng ở cả ruột non, ruột già, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết.

Bệnh Crohn sẽ khiến bạn bị đau bụng sau khi ăn hoặc tiêu chảy, mệt mỏi do lúc này hệ tiêu hóa không làm việc một cách ổn định.

Để không bị tình trạng đau bụng sau khi ăn làm phiền cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể làm theo các gợi ý sau đây:

  • Uống nước ấm
  • Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu bia
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Ưu tiên trái cây và rau củ quả nhiều chất xơ
  • Không ăn 1 bữa quá nhiều mà nên chia ra thành các bữa nhỏ

Nếu các vấn đề về tiêu hóa nhất là đường ruột khiến bạn bị đau bụng sau khi ăn, bạn có thể cân nhắc bổ sung nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng như tăng cường sức đề kháng của cơ quan tiêu hóa này. Bên cạnh đó, loại nấm men này còn hỗ trợ kiểm soát hội chứng ruột kích thích tốt hơn, từ đó hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy sau khi ăn. 

Top tìm kiếm: prebiotic và probiotic, hệ tiêu hóa kém, đầy hơi chướng bụng, đau bụng tiêu chảy, vị trí đau bụng

Nguồn tham khảo

What causes stomach pain after eating?

//www.livehealthily.com/stomach-disorders/what-causes-stomach-pain-after-eating

What’s Causing This Stomachache After I Eat?

//www.healthline.com/health/stomachache-after-eating

Bạn thường cảm thấy khó chịu và đau bụng sau khi ăn xong. Mặc dù nhiều trường hợp ăn xong đau bụng là lành tính, nhưng đau bụng như vậy có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, bạn không thể xem nhẹ. Cùng tìm hiểu về các trường hợp xảy ra khi ăn xong bị đau bụng, đó là dấu hiệu bệnh gì và cách xử lý điều này cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

Ăn xong bị đau bụng vì sao?

Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau bụng sau khi ăn kèm theo các triệu chứng sau:

  • Ăn xong thấy đau bụng trên rốn, đau âm ỉ, lâm râm
  • Ăn xong đau bụng dưới, đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng, kèm khó chịu, đầy bụng
  • Ăn xong đau bụng bên trái, đau âm ỉ hoặc đau quặn theo từng cơn
  • Ăn sáng xong hay bị đau bụng và muốn đi ngoài ngay sau đó
  • Đôi khi cơn đau bụng sau ăn kéo dài nhiều giờ, kèm theo triệu chứng như: đầy bụng, ợ nóng, buồn nôn và ói mửa,…

Ăn xong bị đau bụng, muốn đi ngoài

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bụng bạn đau âm ỉ, khó chịu sau khi ăn có thể là do trong bữa ăn bạn ăn một vài loại thực phẩm khiến cơ thể bạn khó thích ứng, gây đau, khó chịu, có thể khiến bạn đi ngoài sau đó. Tùy nhiên, các triệu chứng này không kéo dài.

Còn nếu những cơn đau bụng trầm trọng, đau quặn, hay các cơn đau sau ăn kéo dài trong nhiều ngày, xảy ra thường xuyên với bạn, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề nào đó về sức khỏe, chẳng hạn như:

Khi bạn ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng [như trứng, đậu nành, lúa mì, sữa, các loại đậu, sò,…], hệ miễn dịch của cơ thể bạn sẽ phản ứng lại vì lầm tưởng thức ăn đó có hại, gây nên các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, phát ban, sưng phù mặt, chân tay, khó thở,….

Khi cơ thể bạn gặp “khó khăn” để tiêu hóa một thành phần nào đó của thức ăn, sẽ gây ra hội chứng này, chẳng hạn hội chứng không dung nạp Lactose thường gặp với nhiều người cũng gây đau bụng. Bạn cần hiểu cơ thể “mẫn cảm” với nhóm thực phẩm nào để tránh dung nạp.

Với nhiều người, đặc biệt dân văn phòng, phụ nữ mang thai và sau sinh, người có chế độ ăn ít chất xơ, giàu chất béo, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh rất dễ bị táo bón, gây đau bụng sau khi ăn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng De Santis, ngộ độc thực phẩm thường do thực phẩm như trứng và thịt sống hoặc chưa được nấu chín bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn này có thể lây lan sang các thực phẩm khác nếu vệ sinh tay không kỹ và thói quen chế biến kém vệ sinh.

Có rất nhiều ký sinh trùng “trú ngụ” trong dạ dày mà chính bạn cũng không biết, khi số lượng ký sinh trùng lớn dần lên, có khả năng gây rối loạn tiêu hóa mãn tính, biểu hiện là đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…

Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, uống nhiều trà, cà phê, và rượu bia, … là những nguyên nhân quen thuộc gây bệnh trào ngược axit dạ dày với nhiều người.

Bạn có thể nhận thấy triệu chứng của trào ngược dạ dày ngoài đau bụng sau khi ăn xong như: ợ nóng, nôn mửa, buồn nôn, thấy khó khăn trong khi nuốt, …để có cách xử lý kịp thời.

Đây là lý do ít ai ngờ tới khi bị đau bụng sau ăn xong. Vì sau bữa ăn, máu sẽ được tăng cường chuyển tới hệ tiêu hóa, tạo áp lực lên các mạch máu, khiến một số mạch máu bị “nghẽn”, gây ra hiện tượng đau thắt ngực, đau bụng, khó chịu sau ăn.

Đây là bệnh lý đáng lo ngại nhất khi thấy triệu chứng đau bụng sau khi ăn xong. Nhưng bệnh sẽ gây ra nhiều triệu chứng đi kèm như: ăn nhanh no, ợ hơi, ợ chua nhiều, buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn, có thể kèm theo máu, đại tiện phân đen, thể trạng gầy sút không rõ lý do,…

Sỏi mật gây cản trở dòng chảy của mật trong ống dẫn mật, thường gây ra những cơn đau bụng dữ dội, cơn đau kéo dài nhiều giờ. Nếu không được điều trị sớm, những cơn đau này sẽ còn tấn công bạn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn.

Ăn xong đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?

  1. Ăn xong đau bụng phải làm sao?

Theo các chuyên gia y tế, khi các cơn đau bụng sau khi ăn xảy ra trầm trọng, kéo dài nhiều ngày, không liên quan đến thực phẩm hay rối loạn tiêu hóa, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lý ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.

Còn nếu triệu chứng đau bụng sau khi ăn xong chỉ xảy ra thoáng qua, bạn hãy xem xét lại những thực phẩm bạn đã ăn, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, hợp lí hơn để cải thiện.

Nếu cơn đau khiến bạn khó chịu, có thể sử dụng những những nguyên liệu tự nhiên như: gừng, lá trầu không, lá ngải cứu, lá ổi, cám gạo, mật ong, vỏ quýt, .. để giúp bụng của bạn dễ chịu hơn mà không hề tốn kém.

Ăn xong đau bụng phải làm sao?

Những cơn đau bụng sau khi ăn khiến bạn cảm thấy nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống. Cũng có nhiều trường hợp là đau bụng lành tính do rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy chú ý hơn đến dấu hiệu kèm theo các cơn đau bụng sau khi ăn để có cách giải quyết hợp lý, đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề