Tại sao sau khi ăn lại buồn ngủ

Sau bữa cơm, bạn có ngủ gà ngủ gật hay cảm giác cơn buồn ngủ ập tới không? Nói về buồn ngủ sau khi ăn thì cũng có nhiều nguyên nhân, có thể là do nhịp của đồng hồ sinh học trong cơ thể đang hoạt động, hoặc là để thúc đẩy tiêu hóa thì hệ thần kinh giao cảm sẽ chiếm ưu tiên, làm cơ thể và tâm trí chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi,… Tóm lại, có rất nhiều cách để giải thích về việc buồn ngủ sau bữa ăn.

Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ?

Nếu bạn chỉ thấy hơi buồn ngủ thì đó có thể nói là hiện tượng bình thường, kể cả những người khỏe mạnh cũng có hiện tượng này.

2. Insulin làm việc để hạ lượng đường trong máu

Tiểu đường là căn bệnh mà lượng đường [glucose] trong máu tăng lên rất nhiều. Sau khi ăn, đường nói chung lấy được từ các nguồn như tinh bột,… sẽ được cắt nhỏ và hấp thụ ở ruột non dưới dạng glucose. Sau đó glucose sẽ được vận chuyển tới máu và sử dụng như 1 nguồn năng lượng hoặc sẽ được chuyển hóa thành chất béo lưu trữ trong cơ thể.

Lúc đó sẽ có 1 hormone có tên là insulin được tiết ra từ tuyến tụy sẽ giúp cho glucose được đi chính xác tới các tế bào.

Insulin làm việc để giảm lượng đường trong máu

Thông thường, lượng đường sẽ tăng lên sau khi ăn, nhờ tác dụng của insulin mà sau khoảng 2 giờ lượng đường sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu chức năng của tuyến tụy giảm sẽ dẫn đến giảm lượng insulin được tiết ra, có thể do bạn lười vận động dẫn đến các hoạt động của insulin không được hiệu quả. Do đó, glucose trong máu không được giảm, đường huyết không được giữ trong một phạm vi ổn định, tình trạng đó chính là tiểu đường.

Khi tiểu đường tiến triển, các mạch máu sẽ bị tổn hại, lâu dần sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, mù, suy thận, tim mạch ,…

3. Tình trạng hạ đường huyết là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Hiện tượng hạ đường huyết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường? Tại sao cảm thấy rất buồn ngủ sau khi ăn được cho là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường? Trước hết nó có liên quan tới hạ đường huyết. Khi đột nhiên bạn ăn một lượng cacbonhidrat lớn, dẫn tới cơ thể sẽ dư ra một lượng glucose lớn, và cơ thể sẽ phải tiết ra quá mức lượng insulin để giải quyết phần dư thừa này. Sau khi lượng đường dư thừa được giải quyết, cơ thể lại thiếu đường và rơi vào trạng thái hạ đường huyết. Vì các chất dinh dưỡng chưa kịp chuyển tới não bộ, cho nên sẽ xuất hiện cảm giác rất buồn ngủ. Khi cơ thể phải tiết insulin quá mức sẽ trở thành gánh nặng cho cơ thể, và có thể coi nó là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về bệnh tiểu đường và hormone, những nguyên nhân gây ra tăng đường huyết tại chuyên mục kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường.

//kienthuctieuduong.vn/
[Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản]

Có bao giờ bạn đang làm việc và đột nhiên ngay sau khi ăn cơm, bạn cảm thấy buồn ngủ không? Nếu có, đó không phải là câu chuyện của riêng bạn nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ăn cơm lại thường xuyên thôi thúc bạn đi ngủ đột ngột?

Gần đây, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Pooja Makhija đã chia sẻ trên Instagram cách cơm  gây buồn ngủ và giải pháp để tránh cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải không mong muốn.

Mối quan hệ giữa cơm và ngủ

Trên toàn cầu, rất nhiều người ăn cơm như một phần lương thực chính của họ. Người ta tự hỏi liệu giống hoặc chất lượng của gạo có phải là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn ngủ hay không, nhưng không phải vậy. Cơm là thực phẩm an toàn và đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh vì nó chứa nhiều carbohydrate.

Bà Pooja giải thích: “Bất kỳ loại carb nào cũng sẽ có tác dụng tương tự vì carb được chuyển hóa thành glucose và glucose cần insulin. Một khi insulin tăng lên, nó sẽ thúc đẩy não đưa các axit béo thiết yếu của tryptophan vào. Quá trình đó làm tăng melatonin và serotonin, là những hormone gây buồn ngủ”.

Được biết, đây là một phản ứng thần kinh rất bình thường để cơ thể có thể làm chậm lại bất cứ điều gì nó đang làm và tập trung vào tiêu hóa.

Chắc hẳn bạn đang nghĩ rằng điều đó có nghĩa là tiêu thụ cơm, nhất là vào bữa trưa chắc chắn là một ý kiến tồi. Nếu bạn không muốn cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải vào giữa ngày, đây là hai giải pháp:

Kiểm soát khẩu phần ăn và tránh ăn quá nhiều cơm

Người ta có xu hướng ăn nhiều cơm hơn so với bánh mì. Theo Pooja, kiểm soát khẩu phần ăn là giải pháp đầu tiên. Số lượng bữa ăn không nên quá lớn. Bữa ăn càng nhiều, nỗ lực chống chọi với mệt mỏi càng lớn. Lượng cơm ít hơn là cách bạn có thể ngăn chặn các hormon buồn ngủ tiết ra trong máu, gây ra cảm giác mệt mỏi.

Tiêu thụ ít carbs hơn

Đảm bảo rằng bạn ăn ít carbs hơn trong bữa ăn của mình. Bà Pooja khuyên rằng bữa ăn trưa của bạn nên có 50% rau, 25% protein và 25% carbs./.

Trong cuộc sống, dường như ai cũng đã từng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn, đặc biệt là khi thưởng thức một bữa trưa hoặc bữa tối với số lượng lớn. Nhưng tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn và có thể né tránh tình trạng này được không?

Nguyên nhân gây mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn

Bạn vừa mới thưởng thức một bữa trưa tuyệt vời nhưng rồi… bỗng bối rối vì thấy cả người vô lực và đôi mắt trở nên nặng trĩu. Tình trạng này xảy ra với nhiều người trong chúng ta, mặc dù ít người thực sự biết tại sao họ cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng “đình công” sau bữa ăn:

Phản ứng hạ đường huyết: Sau bữa ăn đầy đủ chất carbohydrate hay tinh bột, bạn có thể bị phản ứng hạ đường huyết khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, cũng có thể dẫn đến nhức đầu, khó chịu trong cơ thể. Điều này xảy ra vì lượng carbohydrate ăn vào dư thừa làm cho quá trình sản xuất insulin tăng đột ngột để điều chỉnh lượng đường huyết.

Sau khi ăn, tránh nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng.

Thực phẩm chứa nhiều tryptophan: Tryptophan làm tăng sản xuất serotonin, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về tâm trạng, giấc ngủ và điều chỉnh nhu động ruột. Tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất tryptophan làm tăng lượng insulin khiến bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn.

Cơn thủy triều kiềm hóa: Cơn thủy triều kiềm hóa [alkaline] xảy ra trong 02 giờ đầu tiên của quá trình tiêu hóa và làm tăng mức pH trong máu. Quá trình tiêu hóa tạo ra một chất kiềm được phóng thích vào trong huyết tương của dạ dày và làm cho máu từ dạ dày kiềm hơn máu cung cấp cho hệ thống tiêu hóa.

Phân bổ máu và oxy không đủ: Về mặt lý thuyết, máu và oxy cần được phân bổ đủ cho hệ thống tiêu hóa sau khi ăn theo cách tương tự như các cơ khi hoạt động. Do tình trạng không được cung ứng đầy đủ và có thể giải thích gây ra sự mệt mỏi sau khi ăn.

Do một số bệnh lý nhất định: Bệnh đái tháo đường và chứng nhược giáp cũng có thể gây ra sự mệt mỏi sau khi ăn vì bệnh đái tháo đường có thể làm giảm sự hấp thu glucose trong khi chứng nhược giáp làm cho tuyến giáp không thể sản sinh đủ hormon tuyến giáp.

Chất lượng thực phẩm: Ăn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng nghèo sẽ khiến bạn mệt mỏi sau khi ăn. Ngược lại, thực phẩm giàu vitamin có thể giúp tăng cường năng lượng sau bữa ăn.

Phần ăn: Ăn nhiều phần thực phẩm không lành mạnh có thể khiến bạn buồn ngủ. Các thầy thuốc gợi ý giảm bớt phần ăn của bữa ăn và ăn nhiều bữa hơn để cơ thể bạn có thể tiêu hóa một lượng nhỏ hơn trong một thời gian làm cho bạn cảm thấy không mệt mỏi sau bữa ăn.

Dị ứng: Việc tiêu thụ thực phẩm làm bạn bị dị ứng cũng có thể dẫn đến sự mệt mỏi vì cơ thể của bạn sẽ phải làm nhiệm vụ loại bỏ chất gây dị ứng, cần sử dụng năng lượng cho hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể.

Ăn nhiều chất bột, đường khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ.

Làm thế nào để tránh quá buồn ngủ sau khi ăn?

Để tránh mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn, dưới đây là một số cách và thủ thuật để ngăn ngừa điều này:

Tránh những thức ăn nhiều đường và có lượng carbohydrate cao: Thực phẩm giàu đường và carbohydrate có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ trong quá trình tiêu hóa. Tránh dùng chúng vào giờ ăn trưa sẽ giúp bạn không mệt mỏi vào buổi chiều. Hoạt động sau khi ăn: Cải thiện sự tiêu hóa và chống lại tác dụng bất lợi của tryptophan bằng cách tập thể dục nhẹ sau khi ăn, chẳng hạn như đi bộ hoặc làm các việc nhẹ trong nhà.

Hãy uống cà phê: Một tách cà phê hoặc trà sẽ làm đỡ buồn ngủ sau ăn. Caffein có trong những thức uống hoạt động như một chất kích thích và có thể giữ cho bạn cảm thấy tỉnh táo.

Ngủ trưa: Một giấc ngủ ngắn sau khi ăn một bữa ăn nặng ban trưa có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn và tránh sự buồn ngủ vào giờ làm việc sau đó.

Sử dụng nhật ký ghi chép và theo dõi thức ăn: Theo dõi thức ăn và thói quen làm bạn cảm thấy buồn ngủ trong nhật ký thực phẩm bạn dùng và phân tích chúng sau 1 tuần để xác định xu hướng và các yếu tố cần tránh.

Ăn một bữa sáng lành mạnh: Ăn một bữa ăn sáng lành mạnh và đầy đủ chất, tránh ăn quá nhiều vào buổi trưa và ăn nhanh những thức ăn không lành mạnh khiến bạn mệt mỏi sau khi ăn.

Tránh ăn các loại thức ăn nhanh: Những thức ăn nhanh có nhiều đường, muối và carbohydrate làm cho bạn buồn ngủ.

Dùng bữa ăn nhẹ: Ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh vào buổi chiều có thể giúp bạn tăng cường năng lượng và tránh được mệt mỏi.

Tránh uống rượu, bia: Rượu bia có thể gây buồn ngủ nhanh. Uống nước trái cây kèm với bữa ăn để tránh tình trạng mệt mỏi sau bữa ăn.

Uống đủ nước: Uống từ 8 - 10 ly nước mỗi ngày giúp bạn luôn đủ nước và có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi sau khi ăn.

Triệu chứng mệt mỏi sau khi ăn có thể là do nhiều vấn đề gây nên như tình trạng sức khỏe, ăn nhiều, cách thức lựa chọn bữa ăn, thực phẩm ăn và thậm chí do rối loạn quá trình tiêu hóa. Mặc dù mệt mỏi và buồn ngủ sau ăn là khá phổ biến, nhưng mệt mỏi sau khi ăn không phải là không tránh được. Hãy thử một số lời khuyên được liệt kê nêu trên để chống lại mệt mỏi và buồn ngủ sau bữa ăn và tận dụng tối đa một sức khỏe tốt để hoạt động hiệu quả công việc của thời gian còn lại trong ngày.


Video liên quan

Chủ Đề