Tại sao xu thế toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược

Trong nền kinh tế thị trường phát triển, mở rộng các quan hệ quốc tế như hiện nay thì cụm từ toàn cầu hóa chắc chắn sẽ không còn xa lạ với bất kỳ ai. Vậy Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?

Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Hay phụ thuộc các quốc gia lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Hơn nữa, bản chất của toàn cầu hóa còn được biểu hiện trong việc tương tác qua lại lẫn nhau. Đây chính là cầu nối cho các nước ở trong khu vực, cho phép các doanh nghiệp, con người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.

Toàn cầu hóa có những biểu hiện như sau:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, [giá trị trao đổi tăng lên 12 lần].

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia [giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu].

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học kỹ thuật.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực [EU, IMF, WTO, APEC, ASEM]

Có thể nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược.

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?

Như vậy xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh lạnh.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ chính là tên gọi giai đoạn 2 của của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 cho đến nay. Cuộc cách mạng khoa học Công nghệ đã thúc đẩy năng suất lao động tăng, mức sống và chất lượng cuộc sống của con người nhờ đó cũng tăng lên. Điều này đã làm cho cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp có sự thay đổi lớn.

Có thể nói rằng cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã khiến con người bước sang một nền văn minh mới văn minh thông tin. Và nhờ đó vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa được hình thành.

Những tác động của xu thế toàn cầu hóa?

Có thể nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa cũng có những tác động tích cực và bên cạnh đó có những tác động tiêu cực đối với thế giới. Cụ thể như sau:

Tác động tích cực

+ Toàn cầu hoá sẽ đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn, đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế, với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.

+ Toàn cầu hoá xảy ra sẽ mở ra nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu cho những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, ngoài ra còn được sử hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia vào toàn cầu hoá.

+ Cơ cấu kinh tế sẽ có những chuyển biến nhất định, kèm theo là những cải cách vô cùng thiết thực để nâng cao hiệu quả phát triển, quá trình cạnh tranh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.

Tác động tiêu cực

+ Xu thế toàn cầu hóa làm sự phân hóa giàu -nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Sự ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn, xã hội ngày càng bị chi phối bởi đồng tiền.

+ Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh trật tự thậm chí mất đi bản sắc dân tộc, sự tự chủ vốn có.

+ Là thách thức lớn đối với những nước đang trong quá trình phát triển. Sự cạnh tranh kinh tế với các nước lớn gây khó khăn cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các quốc gia này phải nắm bắt chuẩn xác thời cơ và tận dụng nguồn lực một cách tối đa để không bị các nước bỏ xa.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong toàn cầu hóa?

Toàn cầu hóa tạo nên lợi thế về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông rộng rãi hơn.

Trong qua trình toàn cầu hóa, Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại, áp dụng vào cuộc sống.

Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, giúp Việt Nam có thể thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế,

Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải tự chủ trong nên kinh tế khi thị trường rộng mở, hàng hóa nước ngoài cũng sẽ xâm nhập nhiều hơn vào nước ta. Khi có sự giao thương mạnh mẽ giữa các quốc gia thì sự xâm nhập văn hóa cũng sẽ có, đồng nghĩa với việc phải giữ gìn bản sắc dân tộc như thế nào để không bị hòa tan.

Như vậy, toàn cầu hóa là xu thế chung của toàn thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta cần tận dụng ưu thế toàn cầu hóa đem lại và vượt qua thách thức do nó đặt ra.

Trên đây là nội dung bài viết về Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Video liên quan

Chủ Đề