Tại sao xương hàm to

Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng. Nếu kéo dài không điều trị sẽ khiến cho chức năng ăn nhai suy giảm, khuôn mặt mất cân đối và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể. Phương pháp duy nhất có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương sau khi mất răng chính là cấy ghép Implant. Tuy nhiên, với những trường hợp mất răng và bị tiêu xương nhiều, trước khi cấy Implant bắt buộc phải ghép xương. Nhằm đảm bảo mật độ cũng như thể tích xương đủ để trụ Implant bám vào và tích hợp cứng chắc, ổn định.

1. Hiện tượng tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm khiến khuôn mặt mất cân đối rõ rệt

Xương hàm bao gồm xương hàm trên và xương hàm dưới, thuộc khối xương mặt. Trong đó, xương hàm trên gồm hai xương đối xứng qua một mặt phẳng dọc chính giữa, tiếp khớp với xương khác để cùng tạo thành ổ mắt, hốc mũi, xoang hàm, vòm miệng và nền sọ. Xương hàm trên là xương xốp. Còn xương hàm dưới là xương thấp nhất, lớn nhất và khỏe nhất trong hệ xương mặt. Ngoài ra, xương hàm dưới còn là xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động được.

Trong khi xương hàm trên chịu tác động lớn khi cắn, thì xương hàm dưới có vai trò quan trọng trong việc ăn, nhai. Cả hai xương đều khá mềm nên dễ bị tiêu khi bị vi khuẩn xâm nhập hoặc có khoảng trống [sau khi mất răng].

Tiêu xương hàm là hiện tượng suy giảm xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự thiếu hụt về chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích xương.

2. Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm

2.1 Tiêu xương do mất răng

Đây là nguyên nhân hàng đầu làm cho xương hàm bị tiêu giảm nhanh chóng. Một chiếc răng bị mất đi được ví như nhổ một cái cây khỏi mặt đất, lúc này sẽ tạo một hõm sâu trong xương hàm. Sau một thời gian, xương hàm ở các vị trí kế cận sẽ có xu hướng chảy về phía răng thật đã mất, nhằm lấp đầy khoảng trống kia, làm cho mật độ xương trở nên thưa và xốp hơn trước.

Xương hàm rất dễ tiêu biến sau khi mất răng

Bên cạnh đó, xương hàm tự nhiên phát triển nhờ vào hoạt động ăn nhai hàng ngày. Khi răng thật mất, phần lực kích thích xương hàm cũng không còn nên chúng cũng dần tiêu biến đi.

2.2 Tiêu xương do viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng và gây đau nhức. Về lâu dài, phần nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Dẫn đến tụt nướu, hình thành các túi nha chu và phá huỷ xương ổ răng. Nếu không điều trị sớm, bệnh viêm nha chu sẽ làm cho xương hàm tiêu đi rất nhanh và gây mất răng.

2.3 Tiêu xương do mang hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ

Khá nhiều bệnh nhân sau khi mất răng lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Tuy nhiên, 2 phương án này chỉ có phần thân răng giả được phục hình lên trên phần nướu đã mất răng. Hoàn toàn không thể thay thế được chân răng đã mất, ngược lại còn làm cho xương hàm bị tiêu biến nhanh hơn sau một thời gian ăn nhai.

3. Các dạng tiêu xương răng

Có nhiều dạng tiêu xương hàm khác nhau

Dưới đây là các trường hợp tiêu xương do mất răng:

- Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Độ rộng xương hàm ở vị trí mất chân răng sẽ thu hẹp lại. Vùng xương quanh đó sẽ giãn ra và xâm lấn khoảng trống xương vừa bị tiêu. Các răng kế cận không có xương nâng đỡ sẽ bị đổ nghiêng về phía mất răng.

- Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Phần xương hàm dưới nướu bị tiêu hõm xuống, trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận. Theo thời gian, vùng nướu ở vị trí tiêu xương cũng bị teo nhỏ lại.

- Tiêu xương khu vực xoang: Khi bị mất răng ở hàm trên lâu năm, các đỉnh xoang sẽ hạ xuống, thể tích của xoang tăng dần theo thời gian.

- Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Tình trạng này xảy ra khi mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện tiêu xương khi mất nhiều răng rất dễ phát hiện vì khuôn mặt có những thay đổi rõ rệt: má hóp, khuôn miệng lõm vào, xuất hiện nhiều nếp nhăn...

- Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: Nếu tình trạng tiêu xương không được khắc phục kịp thời thì theo thời gian xương hàm sẽ bị tiêu biến dần đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, gây khó khăn trong việc phục hồi xương hàm khi muốn cấy ghép răng Implant.

4. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Sau khi mất răng 3 tháng, xương hàm bắt đầu tiêu biến

Tùy vào cơ địa của mỗi người thì sau khi mất răng sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương nhanh hay chậm. Thông thường, khoảng thời gian đầu [1 2 tháng] sau khi mất răng, xương hàm chưa bị tiêu biến. Sau 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ bắt đầu suy giảm, dễ thấy nhất là nướu sẽ bị hõm xuống, các răng kế cạnh cũng dần đổ về vị trí mất răng.

Trong khoảng 1 năm đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất có thể sẽ dần tiêu biến. Lúc này, cấu trúc khuôn mặt không còn xương hàm nâng đỡ sẽ trở nên mất cân đối. Người mất răng trông già hơn, da nhăn nheo và hóp má nhẹ.

Sau khoảng 3 năm, xương hàm bị tiêu biến đi tới 45 60%. Dễ dàng nhìn thấy phần nướu hõm sâu, hai bên má hóp rõ rệt và nếp nhăn ngày càng nhiều.

5. Tiêu xương răng có nguy hiểm không?

Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng. Nếu xảy ra tình trạng tiêu xương thì rất nguy hiểm, dễ dẫn đến những biến chứng như:

  • Về sức khỏe: Khiến cho số lượng xương bị tiêu đi đáng kể, dẫn đến hiện tượng tụt nướu. Lúc này, vi khuẩn có cơ hội phát triển, tấn công vào trong các răng và gây đau nhức hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác.
  • Về ăn nhai: Tiêu xương hàm khiến các răng đối đỉnh hoặc răng kế cận đổ về hướng răng bị mất, làm lệch khớp cắn và suy giảm khả năng ăn nhai. Các răng còn lại cũng lung lay và dễ rụng hơn.

Tiêu xương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng

  • Về chức năng thẩm mỹ: Tiêu xương hàm khiến cho cấu trúc khuôn mặt bị mất cân đối, da chùng xuống và má hóp vào trong. Gương mặt thiếu sức sống và trở nên già trước tuổi. Thậm chí, tiêu xương hàm nặng cũng có thể làm cho gương mặt biến dạng.
  • Gây khó khăn trong quá trình điều trị: Do số lượng xương càng ngày càng giảm nên gây khó khăn trong việc điều trị mất răng. Khi sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ thì chỉ một thời gian sau phải thay mới. Hoặc khi trồng Implant, mật độ xương không đủ thì buộc phải ghép xương. Tốn thêm thời gian và chi phí.

6. Tiêu xương răng có tác động gì đến quá trình cấy Implant?

6.1 Răng không được khỏe mạnh sau cấy ghép

Sau khi thực hiện ghép xương, răng sẽ khó để chắc khỏe như trước đây. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn thực hiện ghép xương không đúng kỹ thuật, bột ghép xương không được cố định, khiến trụ Implant cấy ghép vào không vững chắc và chức năng ăn nhai không được đảm bảo.

6.2 Phải kết hợp phẫu thuật ghép xương, ghép màng xương

Trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm. Nên nếu xương hàm không đủ chất lượng và số lượng để cho trụ Implant bám vào thì bắt buộc phải cấy ghép xương, ghép màng xương. Quá trình này sẽ khiến thời gian cấy ghép Implant kéo dài ra và tăng thêm chi phí điều trị.

Khi xương đã tiêu nhiều, muốn trồng Implant phải tiến hành ghép xương

6.3 Tăng khả năng đào thải trụ Implant sau cấy ghép

Trong các trường hợp mất răng và đã bị tiêu xương, nếu bác sĩ chẩn đoán không chính xác, không tiến hành ghép xương mà vẫn thực hiện đặt trụ Implant vào xương hàm, thì lúc đó xương không đủ thể tích và mật độ để giữ trụ Implant. Trụ Implant không được cố định chắc chắn trong xương hàm thì sẽ nhanh chóng bị đào thải ra ngoài.

Từ những nguyên nhân được nêu trên, việc tiêu xương răng sẽ khiến quá trình cấy ghép Implant trở nên phức tạp hơn và hiệu quả thành công cũng thấp hơn.

Trong mọi trường hợp bị mất răng, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan kéo dài thời gian dẫn đến tình trạng tiêu xương răng nặng.

7. Cách chữa và phòng tránh tiêu xương răng như thế nào?

7.1 Cách ngăn chặn tình trạng tiêu xương

Dưới đây là những phương pháp thường được bác sĩ sử dụng để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân:

- Sử dụng phương pháp cấy ghép răng Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp có thể phục hình trong cả những trường hợp mới mất răng hoặc mất răng lâu năm. Đây là kỹ thuật trồng răng hiện đại và duy nhất hiện nay có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương xảy ra sau khi mất răng.

Trụ Implant sẽ thay thế chân răng và kích thích xương hàm phát triển

- Cách chữa tiêu xương răng bằng cách cấy ghép xương

Với những trường hợp mà bệnh nhân không đủ mật độ xương để cấy ghép trụ Implant thì bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương. Thông thường, sau khi cấy ghép xương, vết thương sẽ được lành trong vòng 14 ngày. Các tế bào xương được ghép vào sẽ bắt đầu nhân lên và phát triển thành xương mới để bù vào lượng xương đã mất.

- Cách chữa tiêu xương răng bằng cách nâng xoang hàm

Khi mất răng ở hàm trên lâu ngày thì xương hàm sẽ bị tiêu đi, khiến cho xoang hàm bị hạ thấp dần. Vì vậy, việc nâng xoang hàm sẽ giúp tăng kích thước chiều ngang của xoang hàm trên, tạo thuận lợi cho việc ghép xương.

7.1 Cách phòng tránh tiêu xương hàm

Để ngăn ngừa các bệnh lý có thể dẫn tới mất răng và gây tiêu xương như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu bạn cần phải chăm sóc răng miệng một cách khoa học như sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm. Thường xuyên thay bàn chải định kỳ, khoảng 3-4 tháng/lần, hoặc khi nhìn thấy đầu bàn chải bị tòe thì phải thay ngay.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch mảng bám ở những vị trí mà bàn chải không lấy đi được.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều tinh bột, đường, chất béo để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại cho răng phát triển.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin, để răng được chắc khỏe hơn.
  • Đặc biệt là phải thăm khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần, để bác sĩ cạo vôi răng và theo dõi tình trạng răng miệng. Nếu phát hiện răng mắc bệnh lý thì có thể điều trị kịp thời.

8. Tại sao cần phải ghép xương khi cấy Implant?

Ghép xương hỗ trợ cho trụ Implant được vững chắc trong xương hàm

Khi bị mất răng hơn 3 năm, xương ổ răng có thể bị tiêu hủy đến 50%. Lý do là vì nó không còn chịu lực tác động từ chân răng thông qua hoạt động ăn nhai, khiến cho mật độ và thể tích xương hàm suy giảm. Màng xương và xương hàm mỏng dần đi.

Hoặc việc bệnh nhân sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ trong một thời gian dài, cũng khiến cho nướu teo nhỏ lại.

Đối với một số bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về răng như: sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, bệnh nha chu... cũng có thể bị nhiễm trùng dẫn tới tiêu xương.

Đa số những trường hợp trên đều được bác sĩ chỉ định là cần phải ghép xương trước khi cấy Implant. Việc ghép xương sẽ hỗ trợ giữ vững trụ Implant bền lâu trong xương hàm. Đồng thời, thúc đẩy xương hàm tái tạo lại các tế bào xương mới trong trường hợp xương bị mỏng hay tiêu nhiều, bằng cách thêm một lượng xương phù hợp vào vị trí xương bị khuyết.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp phục hình ở hàm răng trên cần kết hợp với kỹ thuật nâng xoang để hỗ trợ cho quá trình trồng Implant diễn ra thành công.

Với kỹ thuật ghép xương hàm sẽ có 4 loại cơ bản: Ghép xương tổng hợp, ghép xương dị chủng, ghép xương đồng chủng và ghép xương tự thân.

9. Quy trình ghép xương

Quy trình ghép xương tại nha khoa I-Dent

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng sức khỏe và chụp phim CT 3D

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện ghép xương hay không. Sau đó sẽ tiến hành chụp phim CT để xác định vị trí và lượng xương cần đưa vào xương hàm để cấy ghép.

  • Bước 2: Sát khuẩn và gây tê

Tiến hành vệ sinh, sát khuẩn vùng cần cấy ghép xương. Để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật. Sau đó bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và gây tê vùng.

  • Bước 3: Tiến hành phẫu thuật

Bác sĩ rạch 3 đường tạo vạt niêm mạc:

- Rạch 1 đường dọc niêm mạc sống hàm, tương ứng vùng mất răng.

- Rạch hai đường đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thực hiện các thao tác kỹ thuật.

- Bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Sau đó, rạch thêm một đường giảm căng.

- Tiếp tục sửa soạn bề mặt xương bằng các mũi khoan thích hợp.

- Cuối cùng, đặt bột xương và màng xương nhân tạo đúng vị trí cần cấy ghép .

  • Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc.

Bước cuối cùng trong phẫu thuật ghép xương răng là bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu, sát trùng khoang miệng.

Sau phẫu thuật ghép xương răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về cách chăm sóc răng miệng sau hậu phẫu và hẹn lịch tái khám, kiểm tra độ hồi phục của xương đã ghép.

10. Lưu ý trước và sau khi ghép xương

Trước và sau khi ghép xương cần lưu ý những gì?

Phẫu thuật ghép xương thông thường sẽ đi đôi với việc tiến hành đặt trụ Implant. Vì vậy, để quá trình lành thương diễn ra thuận lợi và đẩy nhanh quá trình tích hợp trụ Implant với xương hàm, sẽ có những vấn đề cần lưu ý sau đây:

- Trước khi ghép xương:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám. Nha khoa phải có máy chụp CT 3D để xác định tình trạng xương hàm một cách chính xác nhất.
  • Bác sĩ thực hiện ghép xương phải là người có tay nghề cao, với nhiều năm kinh nghiệm để ca ghép xương diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
  • Tìm hiểu kỹ về vật liệu ghép xương được sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng hay không.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước khi ghép xương 4 - 6 tuần.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi thực hiện ca phẫu thuật ghép xương.

- Sau khi ghép xương:

  • Sau khi phẫu thuật sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu và tự động ngừng chảy sau 30 phút. Trong thời gian này, bệnh nhân cần cắn chặt gạc cầm máu cho đến khi máu ngưng hẳn.
  • Tuyệt đối không ăn nhai, khạc nhổ trong 1 giờ đầu sau phẫu thuật.
  • Những ngày đầu sau khi ghép xương, vị trí vết thương sẽ xuất hiện tình trạng sưng, đau và ê buốt. Bệnh có thể chườm đá để giảm sưng, đau. Đồng thời phải sử dụng thuốc kháng sinh từ 7 10 ngày theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh nhiễm trùng.
  • Tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ.
  • Một tuần sau phẫu thuật chỉ nên ăn các thức ăn lỏng, nguội, tránh vị trí vết thương.
  • Hạn chế tối thiểu việc vận động quá sức.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn hoặc khi gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ.

11. Chi phí ghép xương hàm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

11.1 Tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân

Tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân ít hay nhiều thì sẽ cần lượng xương cấy ghép tương ứng.

Vị trí cấy ghép xương phức tạp, gần các dây thần kinh cũng sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại và tay nghề của bác sĩ thực hiện phải cao.

Ghép xương răng bao nhiêu tiền thông thường sẽ dựa vào các yếu tố trên.

11.2 Ghép xương cho bao nhiêu răng hay toàn hàm?

Ghép xương cho toàn hàm dĩ nhiên sẽ có chi phí cao hơn ghép xương cho một hoặc một vài răng. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân mất răng toàn hàm đã dẫn đến tình trạng tiêu xương cả hàm. Cần phải ghép một lượng xương lớn.

11.3 Chính sách của nha khoa thực hiện cấy ghép

Nhiều nha khoa có chính sách hỗ trợ hoặc miễn phí ghép xương với các loại trụ Implant khác nhau

Nhiều nha khoa có chính sách miễn phí hoàn toàn chi phí ghép xương, khi bệnh nhân lựa chọn những loại trụ Implant cao cấp hoặc trồng răng Implant toàn hàm. Chính sách này giúp bệnh nhân tiết kiệm được một phần lớn chi phí và hoàn toàn yên tâm dù tình trạng xương hàm của mình như thế nào, cần cấy ghép xương ra sao.

Như vậy, để biết chính xác chi phí ghép xương răng là bao nhiêu, bệnh nhân cần trực tiếp đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và chụp phim CT. Từ đó xác định tình trạng xương hàm và đưa ra mức chi phí ghép xương hợp lý nhất.

12. Cấy ghép màng xương trong trồng răng Implant là gì?

Cấy ghép màng xương trong trồng răng Implant là kỹ thuật sử dụng những miếng màng xương nhân tạo, để đặt trực tiếp vào vùng mô mềm vừa được ghép xương. Nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm. Nó cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa cấy ghép, giúp nhanh chóng lành thương hơn.

Màng xương sử dụng trong cấy ghép Implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô.

12.1 Cấy ghép màng xương có bắt buộc?

Cấy ghép màng xương không phải là kỹ thuật bắt buộc khi trồng răng Implant

Trong cấy ghép Implant thì cấy ghép màng xương không phải là kỹ thuật bắt buộc thực hiện trong tất cả các trường hợp. Chỉ trong vài trường hợp xương hàm của bệnh nhân không đủ các điều kiện về số lượng, chất lượng, bác sĩ mới chỉ định ghép màng xương.

Kỹ thuật cấy ghép màng xương thường đi đôi với ghép xương, nhằm bổ trợ cho quá trình ghép xương diễn ra an toàn và xương nhanh tích hợp với cơ thể.

Cấy ghép màng xương còn có vai trò quan trọng trong việc giữ vững trụ Implant bền chắc, đảm bảo quá trình trồng răng Implant được thực hiện thành công.

12.2 Các loại màng xương sử dụng trong cấy ghép răng Implant

Là các loại màng nhân tạo từ Collagen có cấu tạo 3 chiều, thô và xốp, được thiết kế để hỗ trợ mô hướng dẫn và tái tạo xương. Màng có thời gian tự tiêu hủy từ 2 - 3 tháng, tương tự với thời gian phục hồi và tái sinh tự nhiên, hỗ trợ quá trình tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm.

Các loại màng không tiêu sử dụng trong cấy ghép màng xương như màng Cellulose, màng PTFE, lưới Titan tạo khung cứng chắc và ổn định cho vùng ghép, chống lại các lực đè ép từ bên ngoài.

Tuy nhiên, hạn chế của loại màng này là phải thực hiện thêm một lần phẫu thuật để lấy bỏ màng sau thời gian tái tạo xương.

Từ những thông tin tổng hợp trong bài viết, liên quan đến vấn đề tiêu xương hàm và cấy ghép xương, thì các bệnh nhân sẽ có thêm nhiều kiến thức về quá trình trồng răng Implant. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kết quả cấy ghép Implant thành công, bệnh nhân nên lựa chọn những nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều năm kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị nhập khẩu nước ngoài.

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ cấy ghép implantmà vẫn chưa biết được phương pháp nào phù hợp với mình, bạn lo lắng về giá và thời gian trồng răng Implant mất bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua sốHotline 094 1818 616để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan

Những trường hợp mất răng và bị tiêu xương nhiều, trước khi cấy Implant bắt buộc phải ghép xương. Nhằm đảm bảo mật độ và thể tích xương đủ để trụ Implant

Nhiều trường hợp bệnh nhân khi cấy ghép implant thì được bác sĩ nói phải ghép xương trước khi trồng răng implant. Vậy tại sao phải ghép xương trước khi

Tiêu xương răng là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tiêu xương răng còn ảnh hưởng trực tiếp đến

Nâng xoang hàm sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi khối lượng và chất lượng xương hàm trên của bệnh nhân không đảm bảo, khiến xoang hàm bị thoái hóa.

Video liên quan

Chủ Đề