Tầm quan trọng của thuốc thiết yếu

LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CÔNG BẰNG TRONG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG THUỐC, THUỐC THIẾT YẾU TẠI TUYẾN XÃ.Trong nhiều thập kỷ qua, thuốc thiết yếu [TTY] đã được Tổ chức Y tế thế giới [TCYTTG] và các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm vì vai trò to lớn của nó trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là ở những nước nghèo. Theo TCYTTG “chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu, có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của người dân ở cộng đồng’’ và cũng theo TCYTTG cho đến năm 2006 vẫn có đến hơn 1/3 dân số thế giới thiếu sự tiếp cận thường xuyên thuốc thiết yếu, trong đó 320 triệu người châu Phi chỉ được tiếp cận thuốc thiết yếu dưới 50% [78].

THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CÔNG BẰNG TRONG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG THUỐC, THUỐC THIẾT YẾU TẠI TUYẾN XÃ.Ở Việt Nam, Nhà nước ta đã nhận rõ vai trò to lớn của TTY trong chăm sóc sức khoẻ nói chung và CSSKBĐ nói riêng. Ngay từ năm 1985 Bộ Y tế đã ban hành danh mục TTY lần thứ nhất, sau đó thường xuyên xây dựng, ban hành Danh mục TTY [cứ 3-5 năm 1 lần] dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với mô hình bệnh tật, tình hình kinh tế xã hội cũng như các tiến bộ về công nghệ trong điều trị của Việt Nam. Chính sách TTY được coi là một trong những chiến lược quan trọng đem lại sức khoẻ cho mọi người. Mục tiêu của chính sách TTY là thực hiện việc cung cấp thuốc đúng danh mục đề ra, tức là đúng nhu cầu, sử dụng an toàn hợp lý, với giá thấp, ai cũng có thể mua để dùng, nhất là người nghèo trong cộng đồng bằng kỹ thuật thích hợp, ít tốn kém, có hiệu quả, dễ được cộng đồng chấp nhận [32].

Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện chính sách TTY đạt được kết quả như thế nào vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Cho đến nay vẫn còn khá ít nghiên cứu về thực trạng tiếp cận và sử dụng TTY, đặc biệt ở tuyến xã, đơn vị kỹ thuật đầu tiên nằm trong hệ thống y tế nhà nước tiếp xúc với dân, là nơi đầu tiên mà người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, là cơ sở y tế gần nhất, dễ tiếp cận nhất đối với khoảng hơn 70% dân số sống ở nông thôn như Việt Nam.

Mặt khác, mục tiêu của nền y tế nước ta là phấn đấu đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ [CSSK], trong đó CSSK cho người nghèo là một chính sách lớn của ngành Y tế hiện nay. Vì trong cơ chế thị trường, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân đang ngày một tăng làm cho nguy cơ mất công bằng trong tiếp cận với dịch vụ y tế ngày càng lớn, nhất là trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ở nhiều địa phương, người nghèo ốm đau nhiều hơn, khi ốm bệnh cũng nặng hơn nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi đến KCB tại các cơ sở y tế tuyến trên. Người nghèo khả năng chi trả thấp hơn cho nên thường phải sử dụng các dịch vụ chữa bệnh cũng như nơi chữa có chất lượng thấp hơn, tạo ra sự mất công bằng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế.THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CÔNG BẰNG TRONG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG THUỐC, THUỐC THIẾT YẾU TẠI TUYẾN XÃ

Để nâng cao tính công bằng trong công tác CSSK, những năm gần đây Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm giảm bớt tình trạng thiếu công bằng trong CSSK. Những chính sách này đã và đang từng bước giúp người nghèo nói chung trong cả nước có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản và sử dụng dịch vụ y tế khi cần thiết [68].

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại chênh lệch về tình trạng sức khoẻ, chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng giàu nghèo, vùng dân tộc ít người. Trong việc tiếp cận và sử dụng thuốc của người dân đang vẫn có nhiều vấn đề bất cập. Có địa phương thừa thuốc ở tuyến tỉnh nhưng lại thiếu thuốc ở tuyến xã do cơ chế phân phối thuốc xuống cơ sở còn chưa hợp lý. Một số yếu tố khác như các đặc điểm về phong tục, tập quán, giao thông khó khăn, mạng lưới y tế còn yếu, đặc biệt thiếu cán bộ dược, trình độ quản lý còn hạn chế… cũng ảnh hưởng đến công tác cung ứng thuốc và sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho người nghèo, vùng nghèo [29], [67]; tình trạng các trạm y tế chỉ được cấp một số chủng loại thuốc, trong đó thuốc cần thì không có, tình trạng những loại thuốc không thật cần thiết thì được cấp nhiều không dùng hết hoặc cấp thuốc gần hết hạn dùng vẫn đang tồn tại khá phổ biến; tình trạng người nghèo phải sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc hết hạn, thuốc bảo quản không tốt, trước khi dùng thuốc không được thầy thuốc khám vẫn đang xảy ra, gây sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng thuốc cũng như trong khám chữa bệnh.

Xuất phát từ những thực tế trên, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về thực trạng và tính công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng thuốc, thuốc thiết yếu ở tuyến xã, đề tài cũng đánh giá những thành tựu đã đạt được và phát hiện những nguyên nhân, những tồn tại chưa được giải quyết cần phải bổ sung, sửa đổi để chính sách công bằng trong y tế được thực hiện tốt hơn.

Mục tiêu nghiên cứu :

❖ Mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu tại trạm y tế xã ở một số vùng địa lý.

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CÔNG BẰNG TRONG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG THUỐC, THUỐC THIẾT YẾU TẠI TUYẾN XÃ
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………3
1.1. Một sốkhái niệm sửdụng trong nghiên cứu…………………………………… 3
1.2. Tình hình tiếp cận, sửdụng thuốc, thuốc thiết yếu trên thếgiới và ở
Việt Nam……………………………………………………………………………………………. 5
1.2.1. Hoạt động của chương trình thuốc thiết yếu trên thếgiới và ởViệt Nam…5
1.2.2.Tình hình tiếp cận và sửdụng thuốc, thuốc thiết yếu trên thếgiới…….9
1.2.3.Tình hình tiếp cận và sửdụng thuốc nói chung và thuốc thiết yếu ở
Việt Nam……………………………………………………………………………… 13
1.3. Công bằng trong chăm sóc sức khỏe……………………………………. 15
1.3.1.Quan điểm vềcông bằng trong chăm sóc sức khỏe trên thếgiới……… 15
1.3.2.Công bằng trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam………………………17
1.3.3. Mối liên quan giữa công bằng trong chăm sóc sức khỏe, công bằng
trong cung ứng thuốc và sửdụng thuốc hợp lý……………………………… 22
1.3.4.Công bằng trong cung ứng thuốc cho người nghèo, vùng dân tộc,
vùng sâu, vùng xa……………………………………………………………………………….. 23
1.3.5.Các chỉsố đểtheo dõi đánh giá công bằng trong tiếp cận và sửdụng
thuốc………………………………………………………………………………………………….. 24
1.4. Trạm y tếxã của Việt Nam…………………………………………………………….. 26
1.5. Tình hình nghiên cứu vềlĩnh vực tiếp cận và sửdụng thuốc thiết yếu….. 28
1.5.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước vềlĩnh vực tiếp cận và sửdụng
thuốc thiết yếu…………………………………………………………………………………….. 28
1.5.2.Tình hình nghiên cứu ởtrong nước vềthực trạng và tính công bằng
tiếp cận và sửdụng thuốc, thuốc thiết yếu………………………………………………. 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………36
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………36
2.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………….36
v
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….37
2.3.1.Thiết kếnghiên cứu…………………………………………………………………….37
2.3.2.Mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………….. 38
2.4. Kỹthuật thu thập thông tin:…………………………………………………………… 41
2.5. Nội dung và các chỉsố/biến sốnghiên cứu……………………………………… 43
2.6. Thời gian thu thập sốliệu tại thực địa…………………………………………….. 46
2.7. Sai sốvà cách hạn chế………………………………………………………………….. 46
2.8. Xửlý và phân tích sốliệu……………………………………………………………… 47
2.9. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………………………… 48
Chương 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU……………………………………………………..49
3.1. Thực trạng tiếp cận và sửdụng thuốc, thuốc thiết yếu………………………… 49
3.1.1. Thông tin chung vềcác trạm y tếcác xã nghiên cứu thuộc 8 vùng…….49
3.1.2. Thực trạng tiếp cận thuốc nói chung và thuốc thiết yếu……………………49
3.1.3. Thực trạng sửdụng thuốc thiết yếu……………………………………………….. 56
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung cấp và sửdụng thuốc thiết
yếu tại tuyến xã……………………………………………………………………………………. 61
3.2. Phân tích tính công bằng trong tiếp cận và sửdụng thuốc qua nghiên cứu
trường hợp……………………………………………………………………………………………………….. 67
3.2.1. Kết quảnghiên cứu tại 36 xã thuộc hai huyện Thiệu Hóa [đồng bằng]
và Cẩm Thủy [miền núi] tỉnh Thanh Hóa……………………………………………….. 67
3.2.2.Kết quảnghiên cứu tình hình tiếp cận thuốc tại các hộgia đình………. 76
3.2.3. Tình hình sửdụng thuốc tại các hộgia đình…………………………………… 85
3.2.4. Phân tích tính công bằng trong tiếp cận và sửdụng thuốc……………….. 88
3.2.5. Ảnh hưởng của việc thiếu công bằng đến người nghèo…………………….92
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………………….95
4.1. Vềtình hình tiếp cận và sửdụng thuốc, thuốc thiết yếu……………………… 95
4.1.1. Vềtình hình tiếp cận thuốc nói chung và thuốc thiết yếu………………….95
4.1.2. Vềthực trạng sửdụng thuốc thiết yếu……………………………………………. 101
4.1.3. Vềcác yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung cấp và sửdụng thuốc
thiết yếu tại tuyến xã…………………………………………………………………………… 104
vi
4.2. Vềtính công bằng trong tiếp cận và sửdụng thuốc thiết yếu từ2 huyện
Thiệu Hóa [đồng bằng], Cẩm Thủy [miền núi] và 2 xã nghiên cứu sâu………. 107
4.2.1. Tình hình tiếp cận thuốc tại các TYTX hai huyện Cẩm Thủy [miền
núi] và Thiệu Hóa [đồng bằng] tỉnh Thanh Hóa……………………………………… 108
4.2.2. Tình hình sửdụng thuốc tại các TYTX huyện miền núi Cẩm Thủy và
huyện đồng bằng Thiệu Hóa………………………………………………………………………… 111
4.2.3. Vềtình hình tiếp cận thuốc tại các hộgia đình………………………………………115
4.2.4. Vềtình hình sửdụng thuốc tại các hộgia đình……………………………….. 123
4.2.5. Vềtính công bằng trong tiếp cận và sửdụng thuốc………………………… 128
4.2.6. Về ảnh hưởng của việc thiếu công bằng đến người nghèo………………..131
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………….134
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………136
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN… 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………….138
PHỤLỤC…………………………………………………………………………………………… 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1 Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội [2008], Dược xã hội học. Trung tâm thông tin thư viện Đại học Dược Hà Nội. Tr 97-100.
2 Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội [2010], Pháp chế dược. Trung tâm thông tin thư viện Đại học Dược Hà Nội. Tr 75.
3 Bộ Y tế [2008], Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2008- Tài chính y tế Việt Nam. Bộ Y tế, tháng 12 năm 2008. Tr. 97-98.
4 Bộ Y tế [2009], Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2009-Nhân Lực y tế Việt Nam. Bộ Y tế, tháng 12 năm 2009. Tr.15-19; 23; 67.
5 Bộ Y tế [2010], Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2010-Hệ thống Y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015. Bộ Y tế, tháng 12 năm 2010. Tr 45; 74; 99
6 Bộ Y tế [2006], Báo cáo Y tế Việt Nam 2006. Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới. Nhà xuất bản Y học. Tr 130-134; 190¬191; 260-289.
7 Bộ Y tế [2004], Chỉ số theo dõi, đánh giá công bằng và hiệu quả trong y tế. Bộ Y tế. Tr 6-9.
8 Bộ Y Tế [2005], Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học. Tr 11; 22-23; 38-44.
9 Bộ Y tế [1995], Danh mục thuốc thiết yếu Việt nam lần thứ III. Năm
1995.
10 Bộ Y tế [1999], Danh mục thuốc thiết yếu Việt nam lần thứ IV. Năm
1999.
11 Bộ Y tế [2005], Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V. Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005.
12 Bộ Y tế [2008], Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.05/2008/QĐ-BYT ngày 1/2/2008.
13 Bộ Y Tế. Dự án thành phần chính sách y tế [2005], Nghiên cứu tài chính y tế từ góc độ hộ gia đình và người sử dụng dịch vụ y tế. Hà Nội. Tr 36-38.
14 Bộ Y Tế [2007], Dự án thành phần chính sách y tế, Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr 12-20.
15 Bộ Y tế [2002]. Đánh giá thực trạng sử dụng và đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo qua khảo sát bệnh nhân ra viện tại một số bệnh viện thuộc 10 tỉnh. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Y tế 2002. Tr 127-128.
16 Bộ Y tế, Đơn vị chính sách [2002], Nghiên cứu theo dõi điểm về tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế tại 28 xã nông thôn trong 2 năm 2000-2001. Đơn vị chính sách, Vụ kế hoạch, Bộ Y tế – Chương trình hợp tác Việt Nam-Thụy Điển, Hà Nội 2002. Tr 50-52; 71-73.
17 Bộ Y tế, Tổng cục thống kê [2003], Báo cáo kết quả điều tra y tế Quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học. Tr. 168-215.
18 Bộ Y tế, Tổng cục thống kê [2003], Chất lượng dịch vụ tại trạm y tế xã/phường. Báo cáo chuyên đề Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học 2003. Tr. 10-11.
19 Bộ Y tế, Tổng cục thống kê [2003], Thực trạng khu vực y tế tư nhân. Báo cáo chuyên đề Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học. Tr 14-15.
20 Bộ Y tế, Tổng cục thống kê [2003], Tình hình Bảo hiểm y tế ở Việt Nam. Báo cáo chuyên đề Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học. Tr 16-33.
21 Bộ Y tế, Tổng cục thống kê [2003], Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế. Báo cáo chuyên đề Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học. Tr 54.
22 Bộ Y tế -Trường Đại học Y Hà Nội [2010]. Nghiên cứu tính bất hợp lý trong chỉ định thuốc và đề xuất nâng cao tính hợp lý trong sử dụng thuốc tại một số bệnh viện ở Miền Bắc Việt Nam. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Bộ Y tế. Tr 104.
23 Bộ Y tế [2003], Xây dựng Y tế Việt Nam công bằng và phát triển. Nhà xuất bản Y học 2003. Tr. 152-153.
24 Bộ Y tế -Ngân hàng Phát triển châu Á [2005], Tài chính Y tế Việt Nam: tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng chi trả dịch vụ y tế. Nhà xuất bản Y học 2005. Tr. 56-57.
25 Nguyễn Hòa Bình [2001], “Tìm hiểu tình hình kê đơn thuốc ở một số phòng khám bệnh tư”. Tạp chí Y học thực hành, Mục lục 6 năm 2001.
26 Lưu Hoài Chuẩn [1996], “Vấn đề cung ứng thuốc cho người nghèo ở vùng nông thôn và miền núi”. Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo. Nhà xuất bản Y học. Tr 59-64.
27 Nguyễn Thị Kim Chúc [1996], Nghiên cứu tình hình cung ứng thuốc cho cộng đồng của các nhà thuốc tư và biện pháp nâng cao hiệu quả. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y Dược. Học viện Quân y. Tr 11-12; 68-71.
28 Chương trình hợp tác Việt Nam -Thụy Điển [2007], Cẩm nang hướng dẫn thực hiện chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học. Tr 102-103.
29 Chương trình hợp tác Việt Nam -Thụy Điển [2007], Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi phía Bắc. Nhà Xuất bản Y học. Tr 30-40.
30 Chương trình hợp tác Việt Nam -Thụy Điển [2007], Định hướng chính sách tài chính Y tế tổng thể tại Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Tr 13.
31 Đàm Viết Cương [2005], Tiến tới thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân: Vấn đề và giải pháp. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Tr 32-33; 188.
32 Nguyễn Quang Cừ [1994], “Chính sách thuốc thiết yếu trong nền kinh tế thị trường và việc xây dựng một chiến lược về thuốc ở Việt Nam”. Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ YDược, [số 5]. Tr 103-106.
33 Phạm Tất Dong, Phạm Tất, Phạm Trọng Thanh và CS [2002], “Viện phí, BHYT và sử dụng dịch vụ y tế”. Chương trình hợp tác Việt Nam-
Thụy Điển. Tr 15-18.
34 Trương Việt Dũng [2004], “Nghiên cứu tính công bằng trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh qua điều tra y tế hộ gia đình”. Tạp chí Nghiên cứu Yhọc, [số 1]. Tr 140 – 145.
35 Trương Việt Dũng, Đào Xuân Vinh, Nguyễn Trọng Thông [1996]. “Những nguy cơ trong sử dụng thuốc ở nông thôn”. Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội. Tr 65-71.
36 Nguyễn Trọng Đễ [1996]. “Một số vấn đề về công tác cung ứng thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe người nghèo, vùng nghèo và các đối tượng chính sách”. Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội. 1996. Tr 26-33.
37 Kim Bảo Giang [2001]. Những vấn đề về sức khoẻ do người dân tự báo cáo tại một huyện nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng. Umea. 2001. Tr 35-46.
38 Gởran Dahlgren [2001], “Đổi mới ngành y tế: Kinh nghiệm các nước Tây Âu”. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Nhà xuất bản Y học. Tr 296-324.
39 Trần Văn Hiến và CS [1999]. Báo cáo kết quả theo dõi điểm trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến xã. Đơn vị chính sách y tế – Bộ Y tế, 1999. Tr 64-65.
40 Vũ Thị Hiểu [1996], “Một vài vấn đề trong khám chữa bệnh, cung ứng thuốc cho người nghèo”. Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội. 1996. Tr 90-91.
41 Lưu Ngọc Hoạt [2008], Thống kê tin học ứng dụng trong nghiên cứu y học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Tr 11-31; 134-144.
42 Nguyễn Thị Huệ [1996]. “Chăm sóc sức khỏe đối với đối tượng chính sách và người nghèo”. Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội. 1996. Tr 115-120.
43 Nguyễn Văn Hùng [2002], Nghiên cứu vai trò của thầy thuốc-người bệnh-người bán thuốc trong việc sử dụng an toàn và hợp lý thuốc ở cộng đồng xã. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 51¬55; 65-66; 80-83.
44 Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan, Nguyễn Tiến Dũng [1999]. “Tình hình bệnh tật việc sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện của trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa nhi, BV Bạch Mai”. Tạp trí Dược học [số 6]. Tr 23-25.
45 Phạm Văn Khanh [2000]. “Nhu cầu lựa chọn dịch vụ dược của người dân huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Thông tin Y dược, [số 5], tháng 5/2000.
46 Phạm Gia Khánh và CS [1999]. Đánh giá 20 năm thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam. Đề tài KHCN cấp Bộ 1997-1999. Tr 113-118.
47 Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội [2004], Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và Sức khoẻ cộng đồng. Nhà xuất bản y học. Tr 67-71.
48 Ngân hàng thế giới – SIDA Thụy Điển- AusAID Úc-Vương quốc Hà Lan- Bộ Y tế [2001]. Việt Nam- Khỏe để phát triển bền vững- Nghiên cứu tổng quan ngành Y tế Việt Nam. Trung tâm phát triên Y tế Việt nam, tháng 5 2001. Tr 48-53; 105-106.
49 Phòng Thống kê Thông tin Y tế, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Y tế.
Niên giám thống kê y tế năm 2008. Hà Nội, 2010.
50 Đỗ Nguyên Phương [2001], “Một số vấn đề về công bằng, hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam’’. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Nhà xuất bản Y học, 2001. Tr 32-40.
51 Nguyễn Minh Sơn [2010], Dịch tễ học cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội. Tr 5-16; 24-28.
52 Trần Kim Tấn [2004], Khảo sát tình hình sử dụng thuốc của người dân và các yếu tố ảnh hưởng tại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây,. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Thạc sĩ YTCC, Học viện Quân Y. Tr 23-27; 42-45.
53 Đặng Thế Tháp [1996]. Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật, nhu cầu và cung ứng thuốc thiết yếu đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến xã. Luận án PTS khoa học y dược, Học viện Quân Y 1996. Tr 4-15; 70-73; 96-97.
54 Dương Đình Thiện [2004], Dịch tễ học lâm sàng. Nhà xuât bản Y học. Hà Nội. Tr 14-35.
55 Thủ tướng chính phủ [2001]. Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn ở miền núi phía Bắc. Hà Nội
56 Thủ tướng chính phủ [2001]. Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 30/12/2001 về chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên.
57 Thủ tướng chính phủ [2002]. Công văn số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5/2002 phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
58 Thủ tướng chính phủ [2002]. Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 5/10/2002 về thực hiện KCB cho người nghèo. Hà Nội
59 Nguyễn Thị Bích Thuận [2002]. Gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình nông dân ở huyện Ba Vì – Hà Tây. Luận Văn thạc sỹ công cộng. Goteborg, 2002. Tr 38-47.
60 Nguyễn Đình Thường [2002]. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TYTX. Bộ Y tế- SIDA Thuỵ Điển, 2002. Tr 70-71.
61 Trần Văn Tiến, Phan Hồng Vân và CS [2006], “Đánh giá kết quả thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Tiền Giang”. Tạp chí Chính sách Y Tế. [số 1], 2006.
62 Tổng cục Thống kê [1999]. Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998. Hà Nội: 1999.
63 Tổng cục Thống kê [2000], Báo cáo khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998. UBKH Nhà nước, dự án VIE 95/003 Hà Nội-2000; 78-120. Tr 80.
64 Lê Văn Truyền [1996], ‘’Một số vấn đề về thuốc và bảo đảm công bằng trong cung ứng thuốc phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân’’. Tạp chí Dược học, [số 8], 1996.
65 Lê Văn Truyền [1996], “Tăng cường vai trò của nhà nước đảm bảo cung ứng thuốc chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo và vùng kinh tế-xã hội khó khăn”. Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội. Tr 13-18.
66 Nguyễn Văn Tường, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Ngọc Hùng và CS [2001], ‘‘Những thay đổi của ngành y tế trong thời kỳ đổi mới’’. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Nhà xuất bản Y học. Tr 135-151.
67 Cư Hoà Vấn [1996], ‘‘Vấn đề công bằng trong cung ứng thuốc trong tình hình hiện nay đối với vùng dân tộc và miền núi’’. Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo. Nhà xuất bản y học. Tr 78-83.
68 Đặng Quốc Việt [2000], “Tìm hiểu lý luận của quan điểm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ”. Tạp chí thông tin dược học, [số 7]. Tr 1-3.

Video liên quan

Chủ Đề