Tần số chéo của loa là gì

Để chọn được một dàn karaoke ưng ý việc đầu tiên bạn cần làm là nắm rõ các thông số mà một chiếc có. Hôm nay, thông qua bài viết này Điện Máy Xanh cung cấp cho bạn một vài thông tiêu biểu của dàn karaoke nhé!

1Công suất

Công suất loa là một thông số kỹ thuật thể hiện độ lớn của âm lượng. Đơn vị đo công suất loa là watt [W]. Công suất của loa có thể từ một vài watt đến vài nghìn watt. Có 3 loại công suất:

Công suất đỉnh - Peak: Là công suất tối đa mà loa karaoke có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn, khi công suất này xuất hiện thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của loa.

Công suất thông thường - Continuous/RMS: Là công suất loa có thể chạy liên tục trong khoảng thời gian dài, mà không xảy ra tình trạng quả tải.

Công suất chương trình - Program/Max: Là công suất cao của loa nhưng bạn chỉ nên sử dụng công suất này trong thời gian ngắn khoảng vài giờ là tốt nhất để đảm bảo độ bền của loa.

Khi phối ghép loa karaoke với amply bạn cần lưu ý là công suất của amply nên gấp đôi công suất của loa hoặc công suất amply phải lớn hơn loa để đảm bảo chất lượng âm thanh phát ra và tuổi thọ của sản phẩm.

2Trở kháng

Trở kháng hay điện trở của loa là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đi vào. Trở kháng được ký hiệu bằng chữ Z và đơn vị đo là Ohm [Ω]. Đây là một yếu tố cần quan tâm khi phối ghép loa karaoke với amply để tránh tình trạng quá tải amply dẫn chập mạch.

Khi phối ghép loa karaoke có tổng trở kháng nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Bạn nên ghép loa có trở kháng thấp với một amply trở kháng thấp và tương tư với loa có trở kháng cao.

3Cấu trúc loa

Số đường tiếng của loa là số củ loa phụ trách các dải tần số khác nhau trong dải tần số 20 Hz 20 kHz.

Loa một đường tiếng [1 Way]

Loa 1 đường tiếng là 1 củ loa sẽ phụ trách cả ba dải tần âm thanh: Trầm, trung và cao. Thông thường loa một đường tiếng là loa toàn dải và không sử dụng mạch phân tần.

Ưu điểm: Loa 1 đường tiếng thường có thiết kế gọn gàng nên rất thuận tiện trong việc di chuyển, phát ra đầy đủ các dải âm.

Nhược điểm: Âm bass không được mạnh, công suất loa thường không cao bạn chỉ nên dùng loa này để nghe nhạc thông thường.

Loa 2 đường tiếng [2 Way]

Dải tần được bộ phân tần chia thành hai 1 tầng Sub từ 40 Hz ~ 120 Hz, 1 tầng Mid Treble tần số từ 120 Hz ~ 16 kHz.

Ưu điểm: Chất âm mượt mà, âm bass vừa đủ, âm mid chi tiết và Treble ổn định.

Nhược điểm: Công suất thường không cao, âm bass không mạnh.

Loa 3 đường tiếng [3 Way]

Hệ thống loa sẽ tạo ra 3 lối ra cho âm thanh với các nấc tần số khác nhau, 1 tầng Sub từ 40 Hz ~ 120 Hz, 1 tầng Mid tần số từ 120 Hz ~ 2 kHz, tần Hi tần số từ 2 kHz - 16kHz.

Ưu điểm: Tái tạo đầy đủ âm thanh và chi tiết các tần số từ thấp đến cao, mang đến âm thanh sống động và chân thực.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn 2 loại loa phía trên.

4Độ nhạy của loa

Độ nhạy có thể hiểu đơn giản là thông số thể hiện được khả năng loa kêu to đến đâu trong cùng một môi trường định mức tiêu chuẩn và trong cùng một mức điện áp đầu vào. Độ nhạy của loa được đo bằng Decibel [dB]. Thông thường những loa độ nhạy cao thường được phối ghép với amply công suất thấp, để mang đến hiệu quả khuếch đại âm thanh tốt hơn cho bộ dàn.

Để biết được độ nhạy của âm thanh bạn hãy đặt loa trong môi trường có thể tiêu âm hoàn toàn, bạn lắp đặt thêm một micro karaoke phía trước mặt loa khoảng cách là 1 m. Khi bạn muốn so sánh độ nhạy của các loa với nhau bạn cũng có thể làm cách này và lưu ý khoảng cách từ loa tới micro phải bằng nhau.

Các mức độ nhạy: Độ nhạy từ 92 dB trở lên là độ nhạy tốt, từ 88 dB là độ nhạy trung bình, độ nhạy dưới 84dB là kém.

5Dải tần đáp ứng

Dải tần đáp ứng là thông số cho biết khả năng tái tạo âm thanh trong khoảng tần số nào.

Tần số đáp ứng của loa không cho biết cặp loa đó nghe hay hay nghe dở. Thông số này thường được các hãng sản xuất dùng để quảng bá sản phẩm.

Ví dụ loa có tần số đáp ứng từ 20 Hz 20 kHz sẽ có khả năng tái tạo âm trầm thấp nhất là 20 Hz và âm cao cao nhất là 20 kHz.

6Góc phủ

Góc phủ loa là tầm phát ở mặt trước loa, bạn có thể hiểu đơn giản là độ rộng tối đa mà âm thanh của loa có thể bao phủ. Có 2 loa góc phủ là góc phủ ngang và góc phủ dọc.

Góc phủ ngang là góc độ có thể bao trùm cả hai bên khán đài. Mang đến những âm thanh chất lượng mà không bị chồng chéo lên nhau gây ra hiện tượng tạo ra điểm nóng ở giữa [là điểm âm thanh dồn về nhiều nhất], gây mất cân bằng âm thanh.

Góc phủ dọc di chuyển theo phương dọc, là nơi giao thoa giữa độ cao và khoảng cách loa. Góc phủ này giúp âm thanh bao phủ toàn bộ căn từ trên xuống dưới một cách nhất quán, tạo nên những hiệu ứng âm thanh hấp dẫn và đảm bảo chất lượng của âm thanh ở mọi vị trí.

Xem thêm các sản phẩm dàn karaoke đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Bên trên là 6 thông số phổ biến của loa karaoke, hi vọng sau bài viết này bạn sẽ chọn cho mình một bộ karaoke ưng ý nhất.

Video liên quan

Chủ Đề