Thách thức khi học sinh hoàn thành dự án

5 đặc trưng của học tập thông qua Dự án

Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào để phát triển khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thực tế và giúp học của bạn tự kiến tạo kiến thức cho bản thân. Học tập qua Dự án có lẽ là câu trả lời thích hợp nhất cho bạn. Những đặc trưng dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu hơn về Phương pháp học tập của thế kỉ 21 này.

Học tập Dự án [HTDA] có thể là một công cụ tuyệt cho sự phát triển của học sinh, giáo viên và trường học. Nhưng nó chỉ thực sự đạt được điều đó nếu nó phát triển tư duy tốt và vi thúc đẩy việc học. Nó không đủ để học sinh có thể tạo ra hoặc làm một vài điều gì đó dựa trên kinh nghiệm làm việc.

HTDA có chất lượng sẽ giúp giáo viên trở thành những người hướng dẫn, tạo ra các nhiệm vụ liên kết tư duy và học tập cho học sinh của mình. Dưới đây là 5 đòn bẩy chất lượng có sự phối hợp nhịp nhàng để thúc đẩy khao khát tư duy và học tập của học sinh.

Liên kết tư duy và học tập

Dự án học tập là những thiết kế có chủ đích để thu hút tư duy của học sinh xung quanh các kỳ vọng, nội dụng và các kĩ năng mà học sinh cần biết.

Khi lên kế hoạch thiết kế cho các dự án học tập, câu hỏi cần đặt ra là nhằm phát triển loại tư duy nào và học sinh sẽ học về điều gì ? Trong trường hợp này, không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta thường tập trung vào nội dung và các chuẩn kiến thức. Đối với một số dự án có thể cũng không cần thiết lắm. Trong thực tế, có những trường hợp giúp tạo ra sự cân bằng giữa nội dung và kĩ năng, đó chính là tập trung vào tư duy để đào sâu nội dung học tập. Điểm nhấn mạnh ở đây là có sự chủ đích trong việc lên kế hoạch về tư duy và học tập, bất kể nó là gì, học sinh sẽ cần biết và chứng minh sự hiểu biết để hoàn thành dự án và các nhiệm vụ.

Nhiều gợi mở

Dự án cung cấp nhiều cơ hội và nhu cầu cho việc đặt câu hỏi ở mức độ cao từ phía học sinh và giáo viên

Giáo viên giỏi biết chuẩn bị những câu hỏi tốt, biết lên kịch bản đặt câu hỏi cho tất cả các đối tượng học sinh. Trong suốt một dự án, chúng ta muốn thấy có nhiều cơ hội và nhu cầu đặt câu hỏi từ học sinh và giáo viên về các câu hỏi đã được chuẩn bị trước lẫn câu hỏi phát sinh. Bắt đầu bằng một câu hỏi mở liên kết với những kì vọng về tư duy và học tập mà bạn dự tính trước, học sinh có thể sẽ có các câu hỏi ở ngoài chủ đề, các câu hỏi cho phép học sinh xoay quanh một văn bản hoặc các nguồn tài liệu khác, câu hỏi của học sinh này sẽ giúp dẫn dắt tư duy của những học sinh khác hoặc làm rõ các câu hỏi. Chúng ta sẽ chuyển từ một lớp học, nơi các câu trả lời là trọng tâm sang những câu hỏi gợi mở, mang lại một tư duy sâu sắc và sáng tạo.

Tính thực tế

Dự án thách thức học sinh tạo ra các sản phẩm cho khách hàng và mục đích của cuộc sống thực

Học sinh [và giáo viên] cần xác định rõ về sản phẩm, mục đích và khách hàng trong một dự án và điều này liên hệ mật thiết tới tính thực tế. Kết nối sản phẩm với một mục đích và đối tượng khách hàng thực tế thúc đẩy thêm việc tìm tòi thay vì chỉ học trong trường học. Thay vì đặt câu hỏi mình sẽ được bao nhiêu điểm khi kết thúc dự án, những nhiệm vụ của dự án yêu cầu học sinh đặt câu hỏi về làm cách nào tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và mục đích của khách hàng. Quá trình tạo ra sản phẩm của HTDA giúp cho việc học trở nên có ý nghĩa, thêm vào đó, tính thực tế giúp tăng sự hứng thú và cam kết của học sinh và trao quyền để học sinh làm việc một cách ý nghĩa và tận tâm trong thể giới thực hơn là việc học truyền thống.

Tự do

Dự án mang lại các cơ hội cho học sinh có tiếng nói và tự do lựa chọn trong quá trình học tập và tạo ra sản phẩm

Nếu bạn muốn học sinh cam kết và gắn bó với dự án, không chỉ vì miễn cưỡng, tự định hướng là cách tốt nhất. Khi giáo viên và học sinh phát triển trong một môi trường học tập dự án, đây là một sự thay đổi văn hóa nơi việc giáo viên kiểm soát sẽ giảm xuống và trở thành một người hướng dẫn. Sự tự do này cho phép học sinh tăng khả năng nghiên cứu và lựa chọn qua những gì chúng khám phá được. Khám phá là mục đích học tập cần thiết cũng như cách để học sinh thể hiện sự hiểu biết của bản thân.

Đánh giá có ý nghĩa

Dự án học tập giúp hướng dẫn việc dạy và học sử dụng những đánh giá định hướng và tổng kết với mục đích thực sự

Khi được hỏi, về cảm nhận của học sinh về tiết học, bạn sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ học sinh nhưng không phải lúc nào điều này cũng có thể xảy ra. Sử dụng đánh giá như một công cụ để hướng dẫn học sinh trong các bước tiếp theo và những khía cạnh cần cải thiện sẽ trở nên thú vị hơn. Đặc biệt khi các nhiệm vụ có tính thực tế, mang ý nghĩa và mục đích thực sự. Việc đánh giá được tiến hành với nhiều hình thức bao gồm cả chính thức và không chính thức. Trong thực tế, nó có thể là các câu hỏi chứ không nhất thiết luôn là những câu trả lời. Nó cũng có thể đến từ các cá nhân, bạn cùng bàn, khách hàng, và giáo viên.

Sự thành thạo

Dự án mang lại cơ hội và lí do để học sinh tạo ra các sản phẩm thực tế.

Chúng ta muốn học sinh tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhưng liệu chúng ta có thường xuyên cho chúng các thử thách trên thực tế? Điều mà giúp học sinh cảm thấy đáng để theo đuổi và cải thiện thay vì chỉ chạy theo điểm số? Dự án học tập chất lượng, trao quyền cho học sinh bằng việc khuyến khích chúng trong quá trình làm việc thông qua nỗ lực cải thiện sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng thay vì chỉ chạy theo điểm số.

Nguyễn Văn Vương dịch

[Nguồn: //www.teachthought.com]

Chủ Đề