Nhân học đại cương là gì

Dân tộc học đại cương: Nhân học là gì? Sự khác nhau giữa dân tộc học và nhân học? Mối quan hệ giữa dân tộc học và các bộ môn của nhân học ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [1.82 MB, 14 trang ]

DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG


Đề bài : Nhân học là gì? Sự khác nhau giữa dân tộc học và nhân
học? Mối quan hệ giữa dân tộc học và các bộ môn của nhân học ?


Đã bao giờ bạn tự hỏi: Con người là gì?,"con người được sinh
ra từ đâu?" "Hay tại sao cùng là con người mà lại có màu da và sử
dụng ngôn ngữ khác nhau?"
Đây cũng chính là những câu hỏi mà các nhà khoa học, trong đó có
các nhà Nhân học trên toàn thế giới đang đi tìm lời giải đáp
Còn bạn, bạn có thắc mắc tại sao mình tồn tại không?
=> Nhân học đã ra đời vì lẽ đó để giải đáp các vấn đề liên quan mật
thiết tới con người cụ thể là bản chất con người,xã hội con
người,quá khứ con người !


1-KHÁI NIỆM NHÂN HỌC:
Theo phương tây Nhân học là :
Anthropos = nhân chủng học = khoa học về con người
Logos = study = nghiên cứu
Anthropologie = nhân chủng học = sự nghiên cứu về con người hay
nghiên cứu về loài người,nghiên cứu tất cả các mặt sinh học,ngôn
ngữ,văn hoá,nguồn gốc,lịch sử...


Nhân học [Anthropology] là một ngành khoa học tích hợp kiến
thức của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn và nghệ
thuật để nghiên cứu về con người một cách toàn diện. Ngành học
này có đối tượng nghiên cứu là con người, nghiên cứu mọi hình


thái sinh học, kinh tế  xã hội  văn hóa của con người trong các
cộng đồng cư dân, dân tộc với những nếp sống khác nhau và trong
nhiều thời kỳ khác nhau .Ra đời từ thế kỉ 19, nhân học có một vị trí
học thuật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc và
mang tính quốc tế cao,nhân học đã và đang được triển khai đào tạo
ở nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới.


2-SỰ KHÁC NHAU GIỮA DÂN TỘC HỌC VÀ NHÂN HỌC :
-Ở Việt Nam trước đây Nhân chủng học chỉ nghiên cứu về mặt
sinh học của con người và loài người còn Dân tộc học nghiên cứu
tất cả các dân tộc trên thế giới không phân biệt trong hay ngoài
nước,nông thôn hay thành thị,lạc hậu hay phát triển..nghiên cứu
mọi nơi,mọi lúc cả quá khứ lẫn hiện tại.
- Ở phương tây thì dân tộc học chỉ nghiên cứu các bộ tộc lạc hậu
ở ngoài phạm vi chính quốc với ý đồ thực dân cụ thể .
Càng về sau quan niệm về nhân học và dân tộc học có sự thay
đổi
=> Sự khác nhau giữa dân tộc học và nhân học là ở phạm vi
nghiên cứu,đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.


Dân tộc học là 1 môn khoa học chuyên nghiên cứu về dân tộc,tộc
người.
A] Đối tượng nghiên cứu của dân tộc học :
- Tất cả các dân tộc cư trú trên trái đất
- Nghiên cứu từ xã hội nguyên thuỷ cho đến vấn đề hiện đại
trong xã hội ngày nay
- Trọng tâm nghiên cứu của dân tộc học chính là văn hoá của các
dân tộc

B] Nhiệm vụ nghiên cứu của dân tộc học
- Nghiên cứu cấu tạo và thành phần dân tộc
- Nghiên cứu nguồn gốc lịch sử cư trú của các tộc người
- Nghiên cứu quá trình tộc người hiện nay của các dân tộc
- Nghiên cứu di sản văn hoá của các tộc người
- Nghiên cứu chế độ công xã nguyên thuỷ và tàn dư hình thái
kinh tế xã hội trước kia trong các dân tộc hiên nay
- Nghiên cứu hiện trạng văn hoá các tộc người.


Nhân học có thể được định nghĩa là một ngành học về bản chất
con người, xã hội con người, và quá khứ con người [xem
Greenwood và Stini 1977].
A] Đối tượng nghiên cứu của nhân học
Với đối tượng nghiên cứu là con người, Nhân học bao quát
nhiều chủ đề, từ khía cạnh sinh học đến văn hóa - xã hội trong tất
cả các lĩnh vực [sinh thái, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật,
pháp luật, sức khỏe, v.v.] ở các không gian và thời gian khác
nhau.
Nhân học là một ngành khoa học toàn diện .
B] Nhiệm vụ nghiên cứu của nhân học
Phạm vi nghiên cứu của Nhân học rất rộng chính vì vậy nhiệm
vụ nghiên cứu được phân chia rõ ràng theo từng phân ngành
của Nhân học .Có 5 phân ngành chính :


1. Nhân học văn hóa xã hội [Socio-Cultural Anthropology]:
nghiên cứu về các vấn đề văn hóa, xã hội của các cộng đồng
người trên trái đất.Nhân học văn hóa xã hội tìm hiểu về sự vận
động nội tại của các xã hội thông qua các mô tả dân tộc học. Đây

là một lĩnh vực quan trọng nghiên cứu về thế giới quan của con
người trong các nền văn hóa và ở các quốc gia khác nhau, tìm
hiểu về cuộc sống của những cộng đồng tộc người đa dạng về
sắc tộc, đặc trưng văn hóa, đời sống tôn giáo, nghiên cứu về
ngôn ngữ, hệ thống xã hội và tổ chức xã hội, sinh kế, trao đổi,
công nghệ, hệ thống chính trị, sinh thái, tâm lý, nghệ thuật, v.v.,
của con người với mục đích giải mã những nét tương đồng và dị
biệt của các cộng đồng dân cư, các tộc người khác nhau.
2. Nhân học ngôn ngữ[Linguistics]: nghiên cứu đặc điểm ngôn
ngữ của các cộng đồng người, mối liên hệ giữa văn hóa đến
ngôn ngữ của họ.


3.Nhân học khảo cổ[Archaeology]: nghiên cứu các di vật còn lại
của con người thời cổ để làm sáng tỏ các nền văn hóa cổ.
4.Nhân học thể chất[Physical Anthropology]: nghiên cứu về quá
trình tiến hóa của loài người, các yếu tố ảnh hưởng đặc điểm thể
chất của từng cộng đồng người.
5.Nhân học Ứng dụng
Phân ngành này tập hợp các nhà khoa học làm việc trong các
lĩnh vực khác nhau và họ tìm cách ứng dụng các lí thuyết Nhân
học vào giải thích và giải quyết các vấn đề cụ thể: lĩnh vực phát
triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và sức khỏe...
Điều này tạo ra các chuyên ngành của Nhân học Ứng dụng như:
+ Nhân học y tế
+ Nhân học sinh thái và môi trường
+ Nhân học kinh tế
+ Nhân học đô thị
+ Nhân học phát triển



Một trong nhũng đóng góp quan trọng nhất của nhân học vào
việc nghiên cứu sự tiến hóa của nhân loại là nó đã nhấn mạnh
đến những dị biệt quan trọng phân chia giữa tiến hóa sinh vật
[liên quan đến những đặc tính và hành vi được truyền qua gen]
với tiến hóa văn hóa [liên quan đến những quan niệm và hành vi
không được truyền qua gen mà dược truyền qua việc dạy và
học].
Nhân học đặc biệt vì nó có một hệ thống phương pháp nghiên
cứu thực địa độc đáo, quan tâm nhiều đến lí thuyết, so sánh và
mô tả về văn hóa  xã hội loài người. Mỗi nhà nhân học thường
chuyên sâu vào một trong 5 phân ngành
nêu trên và tập trung nghiên cứu ở một hoặc vài quốc gia cụ thể.


3-MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC HỌC VỚI CÁC BỘ MÔN
NHÂN HỌC :
Từ sau những năm 90 của thế kỉ XX,nhất là sau đổi mới mở cửa
1986 ở Việt Nam các lí thuyết về nhân học Phương tây được áp
dụng mạnh.Từ đó dân tộc học nước ta đổi mới cả về định
nghĩa,đối tượng,nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận.
=> Thực chất Ngành nhân học Việt Nam hôm nay được xây dựng
trên cơ sở kế thừa truyền thống của khoa học dân tộc học vốn đã
hình thành ở nước ta từ đầu thế kỉ 20 kết hợp với các truyền thống
nhân học Âu  Mĩ hiện đại.
- Nhân học là sự phát triển cao hơn của dân tộc học.
-Dân tộc học chính là nhân học văn hoá và là 1 phân ngành của
Nhân học.
-Dân tộc học có quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành khác của
nhân học như nhân học khảo cổ,nhân học ngôn ngữ,nhân học thể

chất ...để nghiên cứu về tất cả cộng đồng tộc người trên hành
tinh,k phân biệt trình độ kinh tế- xã hội,khu vực địa lí,dân tộc tiến
bộ hay bộ tộc lạc hậu.


Danh sách thành viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Phạm Hùng Đức
Nguyễn Thu Thảo
Ngô Phương Thảo
Nguyễn Trung Nghĩa
Phạm Tuấn Anh
Tạ Thị Nhung
Quách Hữu Hải
Đỗ Thùy Trang
Đồng Mai Lan
Hà Kiều Nhi
Nguyễn Thị Thơm



THE END



Chủ Đề