Thai 18 tuần phát triển như thế nào

1. Sự phát triển của thai nhi 18 tuần như thế nào?

Ở tuần thứ 18 của thai kỳ [tương đương 16 tuần sau thụ tinh], tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và đã bắt đầu có khả năng nghe. Mắt của thai nhi có thể nhìn về phía trước, và hệ tiêu hóa cũng dần dần hoạt động. Các dây thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin.

Bà mẹ mang thai ở thời điểm này sẽ bắt đầu có những thắc mắc về việc thai nhi 18 tuần tuổi biết làm gì hay thai nhi 18 tuần tuổi đã biết đạp chưa. Tuần thai thứ 18 đánh dấu mốc thai nhi đã đủ lớn để thai phụ cảm nhận được những chuyển động của con như: xoay, lật, đạp chân, duỗi người,... Nhờ vậy thai phụ đã cảm nhận được thai máy.

Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 222 mm [8.7 inch] và nặng khoảng 222g [7.8 ounce].

Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 222mm [ 8.7 inch ] và nặng khoảng 222g [ 7.8 ounce ]

2. Sự thay đổi của thai phụ khi mang thai 18 tuần

  • Đầy bụng, chướng hơi: Nếu cảm thấy khó chịu, thai phụ nên thư giãn bởi căng thẳng có thể khiến thai phụ nuốt vào nhiều không khí hơn và làm trầm trọng thêm vấn đề;
  • Chuột rút ở chân: Thai phụ có thể xuất hiện những cơn chuột rút ở chân khi đang ngủ, và hiện tượng này có thể là một vấn đề thực sự, bởi giấc ngủ của thai phụ vốn đã bị ảnh hưởng bởi cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm khi mang thai. Nguyên nhân dẫn tới chuột rút ở phụ nữ mang thai chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một cách để hạn chế chuột rút đó là thai phụ nên thực hiện động tác duỗi chân;
  • Chảy máu nướu răng: Do ảnh hưởng của các nội tiết tố khi mang thai lên hệ thống màng nhầy mà nướu răng dễ bị kích thích, viêm và dẫn tới chảy máu. Do đó, thai phụ cần thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, nhưng động tác không nên quá thô bạo để tránh việc chảy máu trầm trọng hơn;
  • Phù chân: Thai phụ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù chân [phù là do cơ thể tăng tích nước ở các mô]. Để giảm nhẹ triệu chứng này, thai phụ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, và hãy gác chân lên cao mỗi khi có thể;
  • Rạn da: Thai nhi phát triển ngày một lớn hơn thì các vết rạn sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn, và kem dưỡng da có thể giúp ích phần nào trong trường hợp này.

Mang thai là một quá trình nuôi dưỡng mầm sống kỳ diệu và mãnh liệt mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn trong đời. Tuy nhiên quá trình mang thai không phải lúc nào cũng thuận lợi và em bé sinh ra không phải lúc nào cũng khỏe mạnh hoàn toàn, bởi quá trình ấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ cả nhìn thấy được và không nhìn thấy được. Lúc này tầm quan trọng của các gói chăm sóc thai sản trở nên vô cùng cần thiết.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ở tuần thứ 18, mẹ bầu đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai và việc phát triển của thai nhi đang dần chậm lại, tuy nhiên bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nhiều cử động hơn. Thai nhi đã bắt đầu tăng cân nhanh chóng và bạn sẽ có thể tăng từ 2 - 4kg. Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy những khác biệt về cơ thể ở tuần thai này.

Tam cá nguyệt thứ 2 được cho là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong thai kỳ, tuy nhiên bạn vẫn có thể thấy các biểu hiện sau:

Đau lưng - việc kích thước tử cung dần lớn cùng thai nhi gây áp lực tới cột sống của mẹ bầu và dẫn đến biểu hiện đau lưng. Bạn có thể giảm cảm giác đau bằng cách dựa hai chân vào một vật cao hơn mặt đất để giải tỏa áp lực ở cột sống khi ngồi và ngâm người vào nước nóng để các cơ lưng có thể thư giãn.

Ợ nóng - hiện tượng ợ nóng có thể tiếp diễn trong suốt thai kỳ, do vậy bạn nên có một chế độ ăn hợp lý. Hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh nằm xuống ngay sau khi ăn và tránh các đồ ăn cay.

Đầy hơi - trong quá trình mang thai, hoóc-môn progesterone sẽ làm các cơ thư giãn, dẫn đến việc tiêu thức ăn chậm và đầy hơi. Hãy uống thật nhiều nước và ăn các đồ ăn có nhiều chất xơ. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì những bữa lớn, ăn chậm và nhai kỹ.

Chảy máu chân răng - các hoóc-môn được tiết ra trong quá trình mang thai có thể gây nên việc chảy máu chân răng. Hãy đánh răng một cách nhẹ nhàng và trao đổi với bác sĩ nếu việc chảy máu chân răng tiếp tục xảy ra.

Phù nề ở chân - do cơ thể mẹ bầu cần tích trữ nhiều máu và chất lỏng để nuôi dưỡng thai nhi, việc phù nề thường xảy ra ở chân và mắt cá chân. Để tránh tình trạng này, bạn không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

Rạn da - ở tuần thai thứ 18, bụng của bạn có thể đã lộ rõ và do sự phát triển của thai nhi, các vết rạn có thể xuất hiện. Đây là hiện tượng thường gặp ở tất cả các bà mẹ. Hãy thường xuyên mát-xa vùng bụng bằng dầu hoặc kem dưỡng thể để các vết rạn dễ mờ hơn sau quá trình sinh đẻ.

Có dấu hiệu rạn da ở tuần 18

Việc bạn cảm thấy chóng mặt là bình thường - một lượng máu lớn được đưa đến thai nhi để hỗ trợ sự phát triển, do vậy bạn có thể cảm thấy chóng mặt do lượng máu đưa lên não không nhiều như trước. Hãy nằm nghỉ nếu bạn cảm thấy chóng mặt và tránh đứng dậy quá nhanh.

Bổ sung đủ lượng sắt - hãy ăn nhiều đồ ăn có sắt như thịt đỏ, rau bina, bông cải xanh... và uống bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu.

Chọn lọc các loại thuốc uống bổ sung - một số thuốc uống bổ sung chưa được chứng minh có tác dụng hỗ trợ đảm bảo sức khỏe cho bạn trong thai kỳ, do vậy bạn nên nghiên cứu kỹ các loại thuốc trước khi uống.

Chủ Đề