Thai nhi 21 tuần nặng bao nhiêu

có những sự phát triển đáng kể về cân nặng, xương, vị giác, thính giác và nhiều chức năng khác của cơ thể. Song song đó, thai phụ cũng đối diện với nhiều vấn đề thai kỳ hơn. Cùng đọc bài viết sau để biết mẹ nên làm gì vào tuần thứ 21 thai kỳ. 

Thai 21 tuần phát triển như thế nào?

1. Thai nhi 21 tuần phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai 21 tuần đang bắt đầu bước vào quá trình định hình vóc dáng của trẻ sơ sinh với trọng lượng từ 310 – 360 gam và dài khoảng 26cm, gần bằng một quả chuối lớn. Qua hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi, mẹ có thể thấy bé như một con búp bê với làn da khá nhăn nheo. Giai đoạn này, lớp mỡ dưới da vẫn chưa phát triển mạnh. 

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư

Ở tuần 21 thai kỳ, lông mày, mí mắt và môi của bé đã dần trở nên rõ ràng hơn. Thai nhi cũng đã hình thành trong mắt tuy nhiên sắc tố thì chưa có. Lúc này, bé chủ yếu nhắm mắt và ngủ nhiều như giai đoạn sau sinh. Ở thai nhi còn phát triển thêm chồi răng bên dưới lợi. 

Do lớp mỡ dưới da chưa phát triển nên lớp da trên người bé khá nhăn nheo, được phủ kín bởi một lớp lông tơ. Trong bụng bé, tuyến tụy bắt đầu có sự phát triển nhằm tạo ra những nội tiết thiết yếu cho cơ thể bé sau này.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi, bé nặng từ 310 – 360 gam

Thai 21 tuần là lúc phổi bé hình thành Surfactant. Đây là một chất có tác dụng giúp cho phổi bé hít đầy không khí sau khi bé chào đời. Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ và mẹ cũng có thể thấy được mạch máu chính và các khoang tim trong cơ thể bé nhỏ của thai nhi. 

Ở tháng thứ 5 thai kỳ, thai nhi cũng có sự phát triển mạnh mẽ về vị giác. Bé có thể nếm thử mọi món mà mẹ ăn trong giai đoạn này. Mỗi ngày, thai nhi sẽ nuốt một chút nước ối để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể bé khỏe mạnh và hydrat hóa. Bên cạnh đó, việc nuốt nước ối còn là cách bé thực hành kỹ năng nuốt và tiêu hóa để có thể làm tốt hơn sau khi chào đời. Nhờ vị giác phát triển nên bé hoàn toàn cảm nhận được các món ăn mới mà mẹ nạp vào cơ thể.

Giai đoạn này, bé yêu có sự phát triển mạnh mẽ về vị giác

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, em bé sau này của bạn sẽ yêu thích và háu ăn với những món mà mẹ đã từng ăn trong lúc mang thai bé. Do đó, nếu muốn con yêu ăn nhiều sau khi chào đời, mẹ nên ăn nhiều trong giai đoạn này. 

Từ tuần 21 thai kỳ, chức năng tai của thai nhi đã hoàn thiện nên bé có thể nghe và phản ứng trước tiếng ồn lớn như động cơ xe, tiếng đóng cửa hay tiếng chó sủa. Mỗi khi nghe thấy tiếng động lớn, bé có thể phản ứng bằng cách đạp mạnh. 

Thời điểm này, xương bé cũng trở nên cứng cáp hơn để thực hiện nhiều động tác vặn vẹo, xoay người, nhào lộn bên trong bụng mẹ. Đó là lý do mà mẹ bầu được khuyên nên nạp đủ canxi cho cơ thể trong suốt thai kỳ. 

2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 21 tuần

2.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc

Khi mang thai 21 tuần, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về mặt cảm xúc, nhất là sự háo hức được gặp con yêu và cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé. Nhiều phụ nữ cho rằng đây là giai đoạn tuyệt vời nhất vì được chồng yêu chiều và có sự kết nối ngày càng sâu sắc hơn với bé.

Bà bầu có thể cảm thấy rất tuyệt vời vào tuần thứ 21 thai kỳ

Tuy nhiên một số bà bầu sẽ cảm thấy lo lắng. Tốt nhất bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe và siêu âm định kỳ. Điều này giúp phát hiện ra những khả năng xấu hoặc nguy cơ không hay [nếu có] để kịp thời xử lý. Việc chờ đợi kết quả các cuộc kiểm tra khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ “đúng ngồi không yên”. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn hãy chia sẻ những lo lắng với bác sĩ. 

2.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất

Mang thai 21 tuần là giai đoạn mà cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, có thể kể đến hiện tượng chuột rút ở bắp chân và các cơ gần đó, tạo nên cảm giác đau đớn. Chuột rút có thể xảy ra mọi thời điểm trong ngày, có khi là ban đêm. Bác sĩ khuyên rằng, mẹ nên dùng tay vuốt ngược các ngón chân về phía ống chân và cố gắng duỗi thẳng chân để đưa các cơ về đúng vị trí. 

Thông thường, hiện tượng chuột rút xảy ra là do cơ thể mẹ bầu thiếu magie hoặc canxi. Do đó, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và bổ sung các thực phẩm phù hợp. Đừng quên uống đủ nước và tập các bài thể dục giúp cơ được thư giãn mỗi ngày.

Bụng của mẹ trở nên to hơn, nhiều thai phụ sẽ bị rạn da

Ở tháng thứ 5 thai kỳ, bụng của bạn đã nhô to và bắt đầu xuất hiện những vết rạn da. Có ít nhất một nửa bà bầu gặp phải tình trạng rạn da màu nâu sẫm hoặc màu hồng, tập trung nhiều ở bụng, đùi, hông và cả vùng mông. Rạn da không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến thai phụ bị ngứa. Các loại kem dưỡng ẩm lành tính có thể phần nào cải thiện cảm giác ngứa ngáy hiệu quả. 

Bước vào tháng thứ 5, ngực của thai phụ sẽ dần phát triển to lớn hơn để chuẩn bị cho việc tích trữ sữa nuôi bé về sau. Trên núm vú một số bà mẹ có thể xuất hiện dịch màu hơi vàng, còn gọi là sữa non. 

Về cân nặng, trung bình bà bầu tuần 21 tăng 450 gam hoặc nhiều/ít hơn một chút. Quan trọng là mẹ nên giữ cho cân nặng tăng ở mức vừa phải, không quá nhanh hay quá chậm. 

Mẹ có thể cảm thấy đau đầu, đau tay nhiều hơn vào tuần 21 

Tuần 21 thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu gặp hội chứng ống cổ tay, có cảm giác như kim đang chích vào tay mình. Nguyên nhân là dịch quanh dây thần kinh ở cổ tay bị tắc nghẽn, tác động lên các ngón tay. Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên sử dụng nẹp tay hoặc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để giảm bớt cảm giác tê bì, đau đớn. 

Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy đau đầu nhiều hơn do hormone thai kỳ gây ra. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên uống đủ nước, thư giãn trong không gian thoải mái và đắp lên mắt một chiếc khăn mát để thấy dễ chịu hơn. Những trường hợp cơn đau đầu quá nặng, thai phụ nên gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra. 

Giai đoạn tháng thứ 5 thai kỳ cũng là lúc dịch âm đạo ra nhiều hơn, không mùi, trong suốt hoặc có màu trắng với kết cấu lỏng. Nhiều mẹ bầu sử dụng băng vệ sinh hàng ngày tuy nhiên có thể gây ngứa ngáy mỗi lần tiểu tiện, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tốt nhất mẹ nên chọn quần lót rộng rãi, thoáng mát để vùng kín luôn sạch sẽ.

Tuần 21 thai kỳ cũng là lúc những cơn co thắt xảy ra sau khi cúi người, sau các buổi tập thể dục hoặc quan hệ tình dục. Đây là hiện tượng bình thường khi mà cơ thể mẹ đang tập tành thực hành để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ ở tháng thứ 9 thai kỳ.

Các cơn co thắt cũng xảy ra nhiều khi thai phụ bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ

Từ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu sẽ đối diện với hiện tượng nghẹt mũi và có thể kéo dài đến khi sinh. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng bị nghẹt mũi. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, mẹ nên ăn uống khoa học, nạp nhiều vitamin C vào cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý.

Sương mù não không chỉ là hội chứng hậu covia mà còn xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu thường xuyên khó tập trung và cảm thấy hơi đãng trí. Để khắc phục vấn để này, mẹ có thể ghi lại danh sách công việc cần làm và thực hiện tuần tự là được. 

3. Mẹ nên lưu ý gì khi mang thai ở tuần 21

Khi thai nhi 21 tuần, mẹ bầu cần có một số lưu ý quan trọng sau đây:

Cố gắng duỗi thẳng người trước khi đi ngủ để cơ thể được thả lỏng và thoải mái. Khu vực dưới chân giường hay gầm giường nên được dọn dẹp sạch sẽ, không để bất kỳ đồ đạc gì nhằm tránh vấp ngã khi mẹ cần đi vệ sinh hoặc thức giấc vào ban đêm. 

Mẹ nên đi khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ

Mỗi tháng, mẹ nên đi kiểm tra đều đặn theo lịch của bác sĩ. Hãy sắp xếp công việc ổn thỏa để có thể đi khám đúng và đầy đủ, giúp bác sĩ theo dõi được tiến trình phát triển của thai nhi trong bụng. Đừng vì “ham công tiếc việc” mà quên mất việc kiểm tra sức khỏe của cả hai mẹ con. 

Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để mẹ bầu đọc nhiều sách về nấu ăn, vừa chăm sóc tốt cho bản thân, vừa có thêm ý tưởng nấu nướng để sau này chăm sóc bé. Việc học nấu ăn cũng giúp bản thân bạn biết mình thích những món nào và chiều chuộng chính mình. 

4. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi thai 21 tuần

Khi thai 21 tuần, mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất đạm, xơ, chất béo và đặc biệt là chú ý bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Thai phụ cần sắt để sản xuất hồng cầu và cung cấp cho bé. Mỗi ngày, mẹ cần nạp vào cơ thể ít nhất 30 mg sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, các loại đậu, rau lá màu xanh đậm. 

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh trong giai đoạn này.

5. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 21 tuần

Nếu bạn muốn vận động và tập luyện thì tuần 21 là thời điểm phù hợp để tập các bài tập như Kegel. Phương pháp này rất tốt cho vùng xương chậu, giúp thai phụ kiểm soát cơ thể tốt hơn và đặc biệt là giúp bé chào đời thuận lợi hơn. 

Các bài tập nhẹ như yoga, đi bộ vừa tốt cho sức khỏe, vừa cải thiện táo bón hiệu quả

Mỗi ngày, mẹ nên dành 30 phút để đi bộ, kết hợp uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ và trái cây sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đặc biệt là cải thiện chứng táo bón. Việc đi bộ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và nhờ đó táo bón cũng giảm đáng kể. 

6. Giai đoạn thai 21 tuần là mấy tháng?

Ở giai đoạn thai nhi 21 tuần tuổi, là thời điểm mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 2. Đây được xem là giai đoạn khá thoải mái nên bà bầu tuần 21 có thể lưu giữ lại những hình ảnh kỷ niệm của hành trình mang thai

Thai 21 tuần là một giai đoạn quan trọng của thai kỳ, đòi hỏi thai phụ phải có sự lắng nghe cơ thể để chăm sóc cả hai mẹ con đúng cách bằng những phương pháp nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện khoa học. Mẹ càng có một thai kỳ thoải mái thì quá trình sinh nở càng thuận lợi và bé yêu chào đời càng khỏe mạnh hơn. 

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chủ Đề