Thân nhân nghĩa là gì

Thân nhân là thuật ngữ quen thuộc mà chúng ta thường sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Vậy theo quy định hiện hành, thân nhân là gì? Mời quý khách hàng cùng Công ty luật ACC tìm hiểu các nội dung về thân nhân qua bài viết sau đây.

Thân nhân là gì

Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 giải thích về thân nhân như sau: “Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình”.

Như vậy, có thể thấy thân nhân là những người có mối quan hệ ruột thịt, quan hệ nuôi dưỡng đối với một cá nhân, đây đều là những mối quan hệ đặc biệt.

Như đã giải thích về cách hiểu thân nhân ở mục 1, thân nhân có những đặc điểm sau đây:

– Những người được coi là thân nhân được pháp luật thừa nhận thông qua việc xác lập theo các thủ tục như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, thủ tục nhận nuôi con nuôi,…

Do đó thông qua các giấy tờ sau đây có thể xác nhận thân nhân của một cá nhân, ví dụ như:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy chứng nhận kết hôn;
  • Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

– Những người được xác định là thân nhân sẽ được hưởng một số quyền lợi liên quan tới người có mối quan hệ bố mẹ với con cái, anh chị em ruột, gia đình liệt sĩ. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, đây có thể là một số quyền lợi như trợ cấp tuất, trợ cấp khi thân nhân bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp mà chết. Tuy nhiên để được hưởng các quyền lợi này thì phải đảm bảo các điều kiện theo đúng quy định pháp luật.

Căn cứ quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thân nhân được hưởng một số quyền lợi sau đây:

– Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

– Trợ cấp mai táng

Những người lao động [đóng BHXH] bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ chết.

– Người lao động chết trong các trường hợp sau thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

  • Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
  • Đang hưởng lương hưu;
  • Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi thân nhân là gì mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Hiện nay, ngôn ngữ pháp lý Việt Nam tồn tại hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn về cách sử dụng, đó là « nhân thân » và « thân nhân ».

1. Nhân thân là gì?

Nhân thân là những thuộc tính gắn liền với bản thân của một người nào đó, không thể tách rời và cũng không thể chuyển đổi cho người khác. Theo đó, mỗi cá nhân sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật. « Nhân thân tốt » cũng là một yếu tố được xem xét để giảm nhẹ các tội hình sự.

Nhân thân này có cách viết hán tự là 人 身 [phát âm là renshen – rẩn sân], trong đó chữ 人 âm hán việt là nhân nghĩa là người và chữ 身 âm hán việt là thân [trong thân thể, thân phận] nghĩa là mình, ta.

2. Thân nhân là gì?

Thân nhân là người có quan hệ đặc biệt đối với cá nhân nào đó. Thân nhân được xác định bởi mối quan hệ thân thuộc, thích thuộc và các quan hệ xã hội khác, có thể là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em… của một người. Tóm gọn lại, thân nhân là từ dùng để chỉ mối quan hệ huyết thống, họ hàng, và quan hệ thân thuộc trên cơ sở hôn nhân.

Có thể nói, mặc dù là từ hán việt nhưng THÂN NHÂN không phải là thuật ngữ được vay mượn hoàn toàn từ hán ngữ. Cụ thể, thuật ngữ « Thân nhân » trong hán ngữ là 姻 亲 [phát âm yinqin – in chin] nghĩa là bà con, họ hàng. Trong đó chữ 姻 âm hán việt là nhân [nhân trong « hôn nhân » chứ không phải « nhân » chỉ người], nghĩa là quan hệ thân thuộc hôn nhân; còn chữ 亲 âm hán việt là « thân », chính là thân trong thân thích, là quan hệ gần gũi.

Từ điển hán nôm đồng thời cũng giải nghĩa 姻 [nhân] là nhà bên chồng và 亲 [thân] là cô dâu, cũng là một cách để lý giải tầng nghĩa « quan hệ thân thuộc trên cơ sở hôn nhân » của từ này. Nếu phiên âm đúng thứ tự, 姻 亲 sẽ đọc thành…nhân thân, đảo ngược thứ tự hoàn toàn so với thuật ngữ tiếng Việt !

Lý giải cho hiện tượng đảo từ nêu trên, chúng tôi cho rằng do trong tiếng Trung, 2 từ này có cách phát âm và cách viết đều khác nhau nên dễ dàng phân biệt, nhưng khi phiên sang âm hán việt thì cả 2 lại đều biến thành “nhân thân”. Tiếng Việt từ khi chuyển sang sử dụng bảng chữ cái latin thì chỉ còn khả năng biểu âm, sẽ rất khó phân biệt nếu dùng một thuật ngữ « nhân thân » cho cả hai khái niệm. Bởi vậy cách duy nhất để giải quyết vấn đề, có lẽ là đảo ngược thành “nhân thân” và “thân nhân” như chúng ta có hiện nay.

Nguồn: Luật văn diễn dịch

Tham khảo:

Từ điển hán nôm, nhân thân: //hvdic.thivien.net/hv/nh%C3%A2n%20th%C3%A2n

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để xem thêm

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
tʰən˧˧ ɲən˧˧tʰəŋ˧˥ ɲəŋ˧˥tʰəŋ˧˧ ɲəŋ˧˧
tʰən˧˥ ɲən˧˥tʰən˧˥˧ ɲən˧˥˧

Định nghĩaSửa đổi

thân nhân

  1. Người có quan hệ chặt chẽ về họ hàng, gia đình và tình cảm.

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]


Video liên quan

Chủ Đề