Thành ngữ trong câu nem công chả phượng là món ăn quý hiếm giữ vai trò

Câu 1: [Trang 144  SGK Ngữ văn 7 tập 1] Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đâya. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.  [Bánh chưng, bánh giầy]b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.[Thạch Sanh]c.  Chốc đà mười mấy năm trời,    Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

[Nguyễn Du, Truyện Kiều]


a. Các thành ngữ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Nghĩa của các thành ngữ này để chỉ những món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển được lựa chọn để dâng tiến.b. Các thành ngữ: khoẻ như voi, tứ cố vô thân. Nghĩa của thành ngữ: Tứ là bốn; cố là quay đầu nhìn lại; vô là không; thân là người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không có họ hàng thân tích, không nơi nương tựa.Khỏe như voi: con vật to khỏe, chỉ người có sức mạnh phi thường.Tứ cố vô thân: Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc == thành ngữ có nghĩa chỉ những người  không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa

c. Thành ngữ: da mồi tóc sương. Có nghĩa là da đồi mồi có nổi những chấm đen, xanh, nhất là ở hai bàn tay và mặt; tóc sương là tóc bạc trắng => Con người thay đổi nhan sắc hình dáng, thời gian khiến con người trở nên tàn tạ già nua.

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :

         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :

         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

          Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha thế nào, không ai đoán được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương.

           Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám ; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trông lúa, trồng khoai ; bây giờ nhìn quanh trong nhà cũng chỉ có khoai, lúa là nhiều. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá !

           Một hôm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo :

           - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ thấy chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

           Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

            Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tói, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương.

            Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. 

            Vua họp mọi người lại nói:

             - Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

             Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Giúp mình nha!

   Các thành ngữ trong đoạn văn trên là :

- Sơn hào hải vị : " sơn hào " là các món ăn trên núi ; " hải vị " là vị của biển cả, ý chỉ các món ăn tuyệt hảo được con người khai thác ở nhiều nơi từ trên núi đến biển cả .

- Nem công chả phượng : Ý chỉ các món ăn ngon lành, bổ dưỡng, sang trọng và quý hiếm, nghĩa đen là các món ăn từ các loài động vật quý hiếm hoặc chi có trong truyền thuyết .

` -> ` Giúp cho câu văn trở nên linh hoạt hơn, chỉ các món ăn ngon và quý hiếm mà không bị lặp từ đồng thời khẳng định sự độc đáo của nền văn học Việt Nam .

cố đô Huế, nem công chả phụng tượng trưng cho sự tao nhã nhưng đầy quyền lực của cung đình xưa. Món ăn này có màu sắc rất tinh tế, được tạo hình từ chim công quý phái và chim phụng chỉ có trong truyền thuyết.

Nem công chả phụng còn được coi là món ăn “nhất phẩm" trong hàng bát trân cung đình Huế [vi cá mập, yến sào, nem công chả phụng…]. Chuyện về giai thoại xuất hiện của nem công chả phụng cũng mang lại rất nhiều tranh cãi.

Nhiều người cho rằng, món ăn thuộc cung đình này xuất hiện từ thời Chúa Nguyễn, được sao chép từ một món ăn của Trung Hoa, qua một số cách tân và biến tấu mà tạo thành. Sử sách có ghi một số vùng thuộc Trung Quốc nổi tiếng về món nem này như: nem công Tứ Xuyên, chả phụng Tây Khương.

Nem Công Chả Phụng Xưa Và Ý Nghĩa

Nem công là món ăn đặc sản Huế, được chế biến không hề qua nấu nướng. Món này tự chín nhờ sự lên men vi sinh cộng với sự tác động của các gia vị có tính nóng như riềng, tỏi và ớt…

Thịt công có tính giải độc, điều này đã được các giáo sư đông y công nhận. Khi ăn nem công, thịt sẽ hấp thụ vào tế bào máu và giải được các độc tố nhất định mà con người nhiễm phải. Đây chính là nguyên nhân người ta gọi nem công là món ăn rất quý hiếm.

Theo quan niệm của người Việt xưa, chim phụng là chim đực và chim cái là hoàng [phụng hoàng]. Loài chim này được đồn đại sống ở núi cao và ít ai trông thấy.

Khi chế biến,thịt phụng sẽ được giã mịn, nêm gia vị và cuốn thật kín bằng lá chuối, sau đó sẽ hấp cách thủy một cách công phu nhất. Cũng như nem công, chả phụng rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Vào thời phong kiến, sức khỏe của đấng đế vương là thứ luôn được đặc lên hàng đầu. Việc tranh giành ngôi báu khiến họ có thể đầu độc lẫn nhau. Vì vậy, nem công chả phụng được xem như vị thần hộ mệnh, không thể thiếu trong bữa ăn của bậc vương giả xưa.

Nem Công Chả Phụng Ngày Nay – Đặc Sản Không Thể Thiếu Ở Huế

[caption id="attachment_17697" align="aligncenter" width="400"]

Đặc Sản Không Thể Thiếu Ở Huế[/caption]

Lý do món ăn này được gọi là “nem công chả phụng" là vì thời phong kiến xa xưa, nó được chế biến bằng thịt chim công và chim phụng thật. Nhưng ngày nay, công và phụng là hai loài chim rất quý, có tên trong sách đỏ nên việc săn bắt chúng được xem là phạm pháp.

Vì thế để tái hiện hình ảnh món ăn này, các đầu bếp đã trình bày chúng theo cách rất vua chúa. Để duy trì tính năng giải độc, họ có thêm vào một số thảo dược nhầm thay thế tính năng này trong thịt công và chim phụng. Khi đặt chân đến Huế, sẽ rất thú vị nếu bạn mua món ăn này về làm quà tặng cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Nem công chả phụng được xem là đặc sản riêng của vùng cố đô Huế, nó đã được người dân nơi đây gìn giữ, biến tấu và phát huy qua bao thế hệ, đồng thời món ăn này được xem là một nét văn hóa trong ẩm thực Việt Nam.

Cách làm món nem công chả phượng đẹp mắt trong ngày Tết

Khi nói đến “nem công, chả phượng" bạn nghĩ đó là những món ăn cầu kỳ dùng để tiến vua chúa ngày xưa, nhưng ngày nay bạn có thể tự làm với những nguyên liệu đơn giản mà lại rất đẹp mắt.

Phượng thuộc nhóm tứ linh vì vậy chỉ cần chăm chút thêm cho món ăn này, chả phượng hy vọng sẽ là một món ăn mang lại may mắn, an lành cho gia đình trong mâm cỗ ngày Tết.

Cách làm chả phượng không quá khó như nhiều chị em từng nghĩ

PHẦN 1: HƯỚNG DẪN TỈA ĐẦU PHƯỢNG

Để tỉa được đầu Phượng bạn chuẩn bị nguyên liệu sau: 1 củ cà rốt, ½ củ hành tây, một ít rau mùi, 2 hạt tiêu đen.

Dụng cụ tỉa: 1 dao đầu nhọn, 1 dao bào vỏ, 1 xúc hình chữ V nhỏ.

[caption id="attachment_17677" align="aligncenter" width="600"]

Dụng cụ tỉa cà rốt[/caption]

Thực hiện:

Bước 1: Bào sạch vỏ cà rốt, cắt một đoạn cà rốt từ gốc lên trên khoảng 12-13cm. Cắt vát chéo hai bên cạnh từ đầu nhỏ xuống đầu to. Phía đầu nhỏ, cắt vát một đoạn tạo hình chữ V, kéo dài khoảng 4cm để tạo phần đầu và mỏ của Phượng.

[caption id="attachment_17678" align="aligncenter" width="600"]

Bào sạch vỏ cà rốt[/caption]

Bước 2: Đặt dao bắt đầu từ phần đầu nhọn, lùi xuống khoảng 6mm, khứa lượn hình chữ C tạo phần thon của cổ Phượng. Ở phần thân, cũng dùng dao nhọn khứa chữ C thon ngược lại với chữ C trước như trong hình để tạo sự uốn lượn của thân Phượng.

[caption id="attachment_17679" align="aligncenter" width="600"]

Đặt dao bắt đầu từ phần đầu nhọn, lùi xuống khoảng 6mm[/caption]

Bước 3: Dùng dao nhỏ khứa phần mỏ Phượng, phần đầu gọt tròn. Lấy dao bào bào mịn các góc vuông cho mịn màng, hình dáng con công được hình thành như trong hình.

[caption id="attachment_17680" align="aligncenter" width="500"]

Dùng dao nhỏ khứa phần mỏ Phượng[/caption]

Bước 4: Cắt một lát cà rốt dày khoảng 4mm, dùng dao đầu nhọn khứa tạo hình uốn lượn cho phần lông của đầu Phượng.

[caption id="attachment_17681" align="aligncenter" width="600"]

Cắt một lát cà rốt dày khoảng 4mm[/caption]

Bước 5: Dùng mẩu tăm nhỏ cắm phần cong vừa tạo lên đầu Phượng. Đầu dao nhọn khoét hốc mắt rồi ấn hạt tiêu đã chuẩn bị để tạo mắt cho chim. Sau đó dùng dao xúc hình chưa V nhọn khắp lên phần thân củ cà rốt để tạo lông vũ cho chim Phượng. Như vậy là hình chú chim Phượng đã được tạo hình xong.

[caption id="attachment_17682" align="aligncenter" width="600"]

Dùng mẩu tăm nhỏ cắm phần cong vừa tạo lên đầu Phượng[/caption]

Bước 6: Đặt đầu chim phượng vào đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn to, cắt vài lát hành tây bao quanh tạo cánh chim Phượng. Đặt vài lát cà rốt bào mỏng phía trước và đặt rau mùi phía sau để tạo độ mềm mại khi tạo hình chim Phượng.

[caption id="attachment_17683" align="aligncenter" width="600"]

Đặt đầu chim phượng vào đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn to[/caption]

PHẦN 2: LÀM CHẢ PHƯỢNG

Nguyên liệu làm chả phượng rất đơn giản dễ kiếm và bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

4-5 quả trứng vịt, tùy thuộc vào kích cỡ của của trứng

Một thìa bột năng hòa tan với ít nước

Cà rốt, đậu cove [hoặc đậu đũa], 4-5 miếng rong biển khô [nếu bạn không thích mùi vị rong biển thì bạn dùng mộc nhĩ ngâm nở, cắt gốc, rửa sạch và để nguyên bản để thay thế].

[caption id="attachment_17684" align="aligncenter" width="600"]

Nguyên liệu làm chả phượng rất đơn giản[/caption]

Thực hiện:

Bước 1: Đập trứng ra bát rồi đánh trứng với phần bột năng đã hòa với nước trước đó. Dùng bột năng khi đánh trứng sẽ làm cho lát trứng khi tráng mỏng vẫn có được độ dai, mịn. Nếu bạn thích trứng có màu đậm bạn có thể pha thêm ít dầu điều khi đánh trứng.

[caption id="attachment_17685" align="aligncenter" width="599"]

Đập trứng ra bát rồi đánh trứng với phần bột năng[/caption]

Bước 2: Cho chảo chống dính lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn láng mặt chảo rồi đổ phần dầu thừa ra bát. Trứng sau khi đánh đã tan hết bọt, bạn múc một thìa trứng sao cho lượng trứng đủ láng một lớp mỏng kín mặt chảo. Để láng được đều trước khi đổ trứng bạn phải hạ nhỏ lửa, cho trứng vào phải cầm cán chảo lắc tròn để trứng chạy láng được kín mặt chảo. Thấy bề mặt trên của trứng khô thì nhấc chảo lắc nhẹ để trứng đổ ra đĩa. Làm tiếp tục như vậy cho đến khi hết trứng.

[caption id="attachment_17686" align="aligncenter" width="600"]

Cầm cán chảo lắc tròn để trứng chạy láng được kín mặt chảo[/caption]

Bước 3: Giò sống bạn trộn đều với một thìa hạt tiêu, một ít hạt nêm, Đậu cove tước sơ, rửa sạch đem luộc chín. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vuông khổ khoảng 6mm, độ dài bằng đường kính của miếng trứng thì càng tốt và đem luộc chín. Trứng tráng sau như vậy các nguyên liệu đã đầy đủ trước khi bọc chả.

Bước 4: Trải miếng trứng tráng mỏng ra đĩa, để phần mịn hơn ra ngoài, múc một thìa con giò sống láng một lớp thật mỏng lên trên để tạo độ kết dính cho các lớp tiếp theo.

[caption id="attachment_17688" align="aligncenter" width="600"]

Trải miếng trứng tráng mỏng ra đĩa[/caption]

Bước 5: Đặt miếng rong biển tiếp lên trên rồi quết một thìa giò sống dày hơn vào giữa và đặt miếng cà rốt luộc như trong hình.

[caption id="attachment_17689" align="aligncenter" width="600"]

Đặt miếng rong biển tiếp lên trên[/caption]

Bước 6: Phủ lên miếng cà rốt vừa đặt một ít giò sống rồi đặt tiếp lên trên đấy đậu cove luộc.

Bước 7: Gập đôi miếng trứng đã được đặt nhân, sao cho cà rốt và đậu cove được bọc kín bởi lớp giò sống. Dùng tay ấn chéo miếng trứng để miếng chả khi cắt ra có hình giọt nước. Làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu. Thông thường 1 lát trứng tráng sẽ dùng 100gr giò sống gói bên trong.

[caption id="attachment_17691" align="aligncenter" width="600"]

Gập đôi miếng trứng đã được đặt nhân[/caption]

Bước 8: Sau khi gói xong cho chả vào nồi hấp từ 15-20 phút thì chín.

Bước 9: Chả chín, cắt chả thành từng miếng dày khoảng 1cm để chuẩn bị bày.

[caption id="attachment_17693" align="aligncenter" width="600"]

Cắt chả thành từng miếng dày khoảng 1cm[/caption]

Bước 10: Xếp các miếng chả chạy dọc hai bên thành đĩa như trong hình. Bạn sẽ thấy màu vàng của trứng, màu xanh của đậu, màu cam của cà rốt cùng với màu sáng của giò sống, màu sẫm của rong biển đan xen nhau sẽ tạo ra hình những chiếc lông chim Phượng vô cùng bắt mắt.

[caption id="attachment_17694" align="aligncenter" width="600"]

Xếp các miếng chả chạy dọc hai bên thành đĩa[/caption]

Đảm bảo nhờ có món chả phượng này mâm cỗ nhà bạn sẽ thêm lung linh!

Chỉ cần bạn dành chút thời gian trong kỳ nghỉ Tết của mình cho món chả Phượng thì bạn sẽ thấy mâm cỗ Tết của mình thêm phần trang trọng.

[caption id="attachment_17696" align="aligncenter" width="600"]

Cách làm món nem công chả phượng cung đình[/caption]

Chúc bạn và gia đình thành công với cách làm chả phượng hấp dẫn, bắt mắt trong ngày Tết!

Chủ đề tìm kiếm: cách làm nem công chả phượng, congcha, món nem công chả phượng, nem công chả phượng huế, nem công chả phượng là gì, nhà hàng công phụng, nhà hàng ý thảo huế, nem công chả phượng huế, giải nghĩa thành ngữ nem công chả phượng, khỏe như voi nghĩa là gì, cách làm nem công, tu co vo than nghia la gi, cách làm món nem công chả phượng, cách làm chả phượng sài gòn, giải nghĩa thành ngữ da mồi tóc sương, thuyết trình nem công chả phượng, nem công chả phượng huế, cách làm nem công, cách làm chả phượng nhân lạp xưởng, thành ngữ nem công chả phượng, trang trí nem công, chả phượng sài gòn, da tây ngưu

Nguồn: //bit.ly/2jusi9x

Đọc nguyên bài viết tại : Giải nghĩa nem công chả phụng và cách làm món nem công chả phượng

via #1 Mâm Cơm Việt - Mâm Cơm Gia Đình Việt Nam - Feed //bit.ly/2jusi9x

1 Mam Com Viet Mam Com Gia Dinh Viet Nam Feed

Video liên quan

Chủ Đề