Thành tựu khoa học tự nhiên của Việt Nam

1. Giàn khoan tự nâng 90m nước

Đây là giàn khoan đầu tiên của Việt Nam có thể đạt tới độ sâu 90m nước, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam [PVN]. Ở Việt Nam, dự án cơ khí này được tài trợ nhiều nhất. Sau khi dự án được lắp đặt thành công trên biển, Việt Nam có thể tự hào là quốc gia sở hữu giàn khoan có chất lượng nằm trong top 3 khu vực châu Á và top 10 trên thế giới.



Giàn khoan tự nâng 90m nước của Tập đoàn PVN

2. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động 3 lần trong nửa thế kỷ vừa qua, một lần vào năm 1963, một lần vào năm 1984, và lần gần đây nhất là vào năm 2011. Lần hoạt động thứ ba này diễn ra vào ngày 30/10/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Điều này một lần nữa đã chứng minh rằng Việt Nam có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng nguyên tử ổn định; nó cũng đánh dấu một bước phát triển trong việc sản xuất năng lượng trong nước nói chung.



Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

3. Máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp

Cũng là một loại máy chụp X quang, nhưng thay vì chỉ phát ra một tín hiệu của tia X đến với vật thể được chụp, máy soi cắt lớp điện toán sẽ phát ra nhiều tia X cùng một lúc từ những góc độ khác nhau. Máy được các nhà khoa học của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam [Vietnam Atomic Energy Commission, VAEC] thiết kế và sản xuất. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế [The International Atomic Energy Agency, IAEA] đã đặt mua 6 chiếc máy nói trên.



Lắp ráp máy CT để bàn giao cho IAEA [ảnh MC]

4. Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông tân tiến nhất ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng và đưa vào hoạt động bởi Trung tâm sản xuất thiết bị điện tử Viettel [một công ty con thuộc tập đoàn viễn thông Viettel]. Dây chuyền có khả năng sản xuất khoảng 5 triệu sản phẩm USB, 3 triệu điện thoại di động, và 9 trăm nghìn máy tính cá nhân mỗi năm.



Các kỹ sư đang vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

5. Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy

Khoa Phẫu thuật bụng - Bệnh viện 103, Hà Nội đã thành công trong việc xây dựng và hoàn thiện một phương pháp phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ các khối u ở tuyến tụy. Đây là loại phẫu thuật cực kỳ phức tạp và liên quan đến các thiết bị kỹ thuật cao. Sự thành công của phương pháp này đánh dấu một cột mốc mới về phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Việt Nam.



Một kíp mổ nội soi của Bệnh viện 103, Hà Nội đang tiến hành phẫu thuật

Trần Đình Phú
[Lược dịch]
Nguồn: info.vn

3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

Văn học và nghệ thuật đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.

* Văn học:

- Pháp, Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xơ đã kịch phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.

- Đức, Si-lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân.

- Anh, Bai-rơ dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán bất công.

- Chủ nghĩa hiện thực phê phán với các tên tuổi: Ban-dắc [Pháp], Thác-cơ-rê, Đích-ken [Anh],…

* Nghệ thuật:

- Âm nhạc: Mô-da [Áo], Bách và Bét-tô-ven [Đức], Sô-panh [Ba-lan],... Các tác phẩm của họ phản ánh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.

- Hội họa: Đa-vít, Đơ-loa-croa [Pháp] gắn bó với cách mạng và quần chúng.

Nhà soạn nhạc thiên tài Mô-da [Áo]

Hi Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên [Thiên văn học, địa lí, toán học, vật lí, sinh vật, y dược]. Là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp cho kho tàng khoa học tự nhiên của lịch sử nhân loại.

Toán học

Toán học Hi Lạp với Talét [thế kỉ VI TCN], Pitago [580 – 500 TCN], Ơcơlít, Acsimét [285 – 212 TCN]… đã vượt qua cách tính nhân, chia, cộng, trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lí, định đề, nguyên lí vẫn được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lí Pitago, định lí Talét, định luật Acsimét, định đề Ơcơlít…

Các nhà toán học Hi Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Họ đã tính được độ dài của chu vi quả đất [39.700 km], đường kính, diện tích và chu vi các hình với việc tìm ra giá trị của số đo pi = 3,1324.

Talét [Thế kỉ VI TCN] nhà toán học, thiên văn học và triết học Hi Lạp, quê ở Milê. Người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ phương pháp đo và tính bóng của nó trên mặt đất. Talét cũng là nhà thiên văn học đầu tiên tính toán và dự báo chính xác ngày xảy ra nhật thực ở Milê – ngày 28 – 5 – 585 TCN.

Pitago [580 – 500 TCN] nhà số học nổi tiếng, quê ở đảo gamốt [thuộc biển Êgiê] người theo chủ trương xây dựng nền chính trị bảo thủ nên đã bỏ Xamốt sang sống ở Nam Hi Lạp, đã từng mở trường dạy học. Pitago [và những học trò của ông] đã có công tổng kết những tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lí toán học trong đó có định lí Pitago “Tổng bình phương của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”. Pitago còn là nhà thiên văn học tiến bộ thừa nhận trái đất hình cầu, chuyển động theo một quỹ đạo nhất định.

Acsimét [285 – 212 TCN] – nhà vật lí có tên tuổi nhất, người chế tạo ra những hệ thống máy móc đầu tiên ở Hi Lạp – quê ở Xixin [thành bang Xiracudơ] tác giả của định luật Acsimét, người phát hiện ra sức đẩy của nước [bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước], phát hiện ra nguyên lí của phép đòn bẩy. Khi Rôma tấn công Xiracudơ, Acsimét đã phát minh ra nhiều vũ khí, máy móc bảo vệ thành: kính hội tụ để sử dụng ánh nắng mặt trời đốt cháy thuyền Rôma; máy bơm nước sử dụng tay để hút nước cho các chiến thuyền Hi Lạp. Acsimet cũng là người tìm ra giá trị của số pi = 3,1324. Acsimét bị quân Rôma giết chết ngay trong phòng thí nghiệm của ông ở Xiracudơ.

Ơcơlít [nửa đầu thế kỉ III TCN], nhà toán học quê ở Alexandria [Ai Cập] người có công tập hợp nhiều nhà toán học và nhiều công trình toán học về Alexandria; người đầu tiên biên soạn sách giáo khoa hình học.

Thiên văn học

Về thiên văn học, người Hi Lạp cũng có những thành tựu và đóng góp đáng kể với tên tuổi của các nhà thiên văn sáng giá: Talét [thế kỉ VI TCN], Pitago [580 – 500 TCN], Arixtác [khoảng thế kỉ III TCN], Eraxtôten [281 – 192 TCN], Hecataút.

  • Các nhà thiên văn Hi Lạp đã nghiên cứu và công bố những bản đồ thiên văn Babylon;
  • dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực [Talét];
  • thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định [Pitago];
  • đề ra thuyết về hệ thống mặt trời và thuyết trái đất tự xoay quanh nó và xoay quanh mặt trời [Arixtác, người ở đảo Xamốt];
  • tính được độ dài của chu vi quả đất với con số tương đối chính xác 39.700 km [Eraxtôten, người ở Alexandria];
  • vẽ được bản đồ đầu tiên của thế giới [Hêcataút];
  • tính được một năm có 365 ngày và 5/19 của ngày [Mêtôn, thế kỉ V TCN].

Y học

Về y học, Híppôcơrát [460 – 377 TCN] được coi là “ông tổ của khoa học y dược”, là người đả phá mạnh những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc chữa bệnh bằng phương pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với các thầy thuốc.

Hêrôphin [đầu thế kỉ III TCN] là người đầu tiên nêu ra luận điểm não là trung tâm hệ thần kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch [nhanh, chậm] của bệnh nhân.

Hêracơlít – người xứ Tarentum – nổi tiếng trong giới phẫu thuật Hi Lạp. Tương truyền, khi mổ xẻ, Hêracơlít đã sử dụng thuốc mê để giảm sự đau đớn cho bệnh nhân.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

1. Khoa học tự nhiên

Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn [Anh] tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn. Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp [Nga] tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.

Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ [Séc] khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn [Anh] nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loà

2. Khoa học xã hội

Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ. ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen. Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô. Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê [Pháp] và O-oen [Anh].

Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học [giữa thế kỉ XIX] do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.

3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

Văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức. Ở Pháp, các nhà tư tưởng như Vôn-te. Mông-te-xki-a, Rút-xô đã kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời. ở Đức, Silơ, Gót ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân, giải phóng mọi người khỏi ách áp bức của những kẻ giàu có và quyền thế. ở Anh, nhà tho Bai-ran dùng vân trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán những bất công trong xã hội. Trong thế kỉ XIX, nhiều nhà văn tiến bộ còn cố gắng vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, châm biếm bọn thống trị phản động, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ. Tiêu biểu là các nhà văn: Ban-dắc ở Pháp. Thác-cơ-rẻ, Đích-ken ở Anh, Gô-gôn, Lép Tôn-xtôi ở Nga...

Trong âm nhạc, nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-da [Áo], Bách và Bét-tô-ven Đức], Sô-panh [Ba Lan], Trai-cốp-xki [Nga]... Các tác phẩm âm nhạc của họ phản ảnh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.
Trong hội họa, đã xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với cách mạng và quần chúng. Tiêu biểu ở Pháp là Đa-vít, Đơ-la-croa. nhất là Cuôc-bê, một họa sĩ 'ủa dán nghèo đã tham gia Công xã Pa-ri. Ở Tây Ban Nha, Gôi-a được ca ngợi vì những tuyệt tác phê phán bọn phong kiến và Giáo hội, đặc biệt là tranh châm biếm.

Video liên quan

Chủ Đề