Thế nào là con đường tơ lụa

1. Con đường được bắt đầu và hình thành từ thế kỷ thứ mấy?

  • icon

    Thế kỷ thứ 2 TCN

  • icon

    Thế kỷ thứ 3 TCN

  • icon

    Thế kỷ thứ 4 TCN

Câu trả lời đúng là đáp án A: Con đường được bắt đầu và hình thành từ thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên. Lúc ấy Trương Kiên một vị triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây và liên minh với những quốc gia, dân tộc mới. Cuộc hành trình này không mang lại thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán. Nhưng nó đã giúp Trương Kiên có thêm nhiều kiến thức về văn hóa phương Tây. Những khám phá về tuyến đường mới và đặt nền móng cho con đường tơ lụa. Trong lịch sử, người Trung Hoa đã mang vải lụa, gấm vóc, châu báu đến Ba Tư và La Mã. Đồng thời các doanh nhân những khu vực khác cũng đã tìm đường đến với Trung Hoa. Từ đó, con đường tơ lụa ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Nó được bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc rồi qua Mông Cổ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển được ra đời bởi những thương gia Ả Rập. Sau đó, những quốc gia như Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Hà Lan cũng lần lượt kéo đến Trung Quốc để buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh chóng và an toàn.

2. Con đường tơ lụa dài bao nhiêu km?

  • icon

    4.437 km

  • icon

    5.437 km

  • icon

    6.437 km

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo sách Tri thức về vạn vật, Con đường tơ lụa dài 6.437 km [tương đương 4.000 dặm], kéo dài từ Đông Á qua châu Âu. Con đường này đi qua nhiều vùng đất nổi tiếng và những cảnh quan đẹp như sa mạc Gobi và dãy núi Pamir. Con đường tơ lụa không phải con đường thẳng duy nhất, nó đề cập mạng lưới những con đường được thương nhân sử dụng từ năm 130 trước Công nguyên. Tơ lụa Trung Quốc được đưa đến châu Âu từ thế kỷ 1. Đây là một trong những mặt hàng đầu tiên được buôn bán và được nhiều thương nhân "săn đón". Cái tên con đường tơ lụa được cho là ra đời từ lý do đó.

3. Những mặt hàng được trao đổi, mua bán tại con đường tơ lụa?

  • icon

    Tơ lụa

  • icon

    Ngà voi, thủy tinh

  • icon

    Đồ gốm, đá quý

  • icon

    Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu trả lời đúng là đáp án D: Các thương nhân Trung Quốc không chỉ mang theo lụa đến Ả Rập và châu Âu, họ mang theo những vật phẩm được người phương Tây ưa chuộng như đồ gốm, đá quý, đồ sơn mài. Ngược lại, thương nhân phương Tây sẽ dùng tiền vàng để mua lụa hoặc dùng ngà voi, thủy tinh để trao đổi hàng hóa.

4. Không chỉ có động vật, những người nô lệ cũng bị buôn bán dọc trên con đường tơ lụa. Điều này đúng hay sai?

  • icon

    Đúng

  • icon

    Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Được gọi là con đường tơ lụa bởi vì mặt hàng buôn bán chính và đầu tiên trên con đường huyền thoại này chính là tơ lụa. Từ thế kỷ thứ 3 TCN, Trung Quốc đã tìm được cách trồng dâu, nuôi tằm và dệt được lụa sớm nhất trên thế giới. Ở thời đó, tơ lụa chỉ dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc của Trung Quốc. Từ khi xuất hiện con đường tơ lụa, những thương gia Trung Quốc đã quyết định mang sản phẩm đến với phương Tây. Nhận thấy những lợi nhuận khổng lồ từ thị trường này, các thương gia tăng cường lượng hàng hóa vận chuyển đến La Mã, Ai Cập. Sau một thời gian, thì số lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa ngày càng đa dạng. Từ đá quý, khoáng sản, các loại gia vị, thuốc thang hay ngay cả động vật cũng được trao đổi, buôn bán tại con đường này. Không chỉ có động vật, những người nô lệ cũng bị buôn bán dọc trên con đường tơ lụa. Đa số họ là những người dân thường vô tội bị bắt trong những cuộc chiến tranh, tội phạm hay nợ món tiền lớn không thể trả.

5. Vì sao con đường tơ lụa là hành trình nguy hiểm?

  • icon

    Dễ bị cướp

  • icon

    Địa hình khắc nghiệt

  • icon

    Dễ chết khát

  • icon

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu trả lời đúng là đáp án D: Giao thương trên con đường tơ lụa dần phát triển, kéo theo tình trạng cướp bóc dọc đường đi trở nên phổ biến. Ngoài ra, địa hình khắc nghiệt, tình trạng thiếu nước uống, cũng là cơn ác mộng với người đi buôn. Nhiều người đi qua hoang mạc muối Lop Nur từng bỏ mạng vì không mang đủ nước uống.

6. Con đường này vô tình lại phát tán dịch bệnh nào ra khắp châu Âu và Trung Á trong năm 1348 1350?

  • icon

    Đại dịch hạch London

  • icon

    Dịch đậu mùa

  • icon

    Cái chết đen

Câu trả lời đúng là đáp án C: Các cuộc chiến tranh liên miên cùng nạn đạo tặc, cướp phá khiến cho những đoàn người buôn bán luôn gặp nguy hiểm, con đường tơ lụa vĩ đại dần suy thoái. Tuy nhiên sau khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán nơi đây thịnh vượng trở lại. Nhưng chính con đường này vô tình lại phát tán dịch bệnh Cái chết đen ra khắp châu Âu và Trung Á trong năm 1348 - 1350. Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ tới hoạt động của con đường tơ lụa.

7. Tương truyền rằng, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được nhà thám hiểm nào đem về Ý qua con đường tơ lụa?

  • icon

    Cristoforo Colombo

  • icon

    Amerigo Vespucci

  • icon

    Marco Polo

Câu trả lời đúng là đáp án C: Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểm viết nên tên tuổi của mình, điển hình nhất là Marco Polo [1254 - 1324]. Ông là một người Ý, sống vào thế kỷ XIV và đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Quốc. Marco thậm chí còn được vua Hốt Tất Liệt phong một chức quan. Khi trở về lại châu Âu, ông đem theo nhiều kiến thức cùng sản vật Trung Hoa. Tương truyền rằng, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được Marco Polo đem về Ý qua con đường tơ lụa. Sau này ông viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách "Marco Polo du ký" và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại.

8. Cuối cùng, con đường tơ lụa cũng tan rã vào thập niên nào?

  • icon

    Thập niên 1300

  • icon

    Thập niên 1400

  • icon

    Thập niên 1500

Câu trả lời đúng là đáp án B: Cuối cùng con đường tơ lụa cũng tan rã vào thập niên 1400, bằng những sự kiện đáng buồn. Nhà Minh lên nắm quyền tại Trung Quốc, đã khống chế con đường tơ lụa. Và bắt nộp thuế cao khiến nhiều thương gia phải tìm con đường vận chuyển khác. Sự phát triển của đế chế Ottoman đã khiến cho tuyến đường nối giữa phương Tây và phương Đông bị chặn đứng. Từ đây con đường tơ lụa dần chìm vào dĩ vãng và để lại nhiều thành cổ heo hút.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Mẩu bánh mì lâu đời nhất được phát hiện ở nước nào?
12/10/2021
Bức tranh được bán với giá kỷ lục gần 70 triệu USD có tên là gì?
09/10/2021
Nơi nào có tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 cao nhất thế giới?
05/10/2021
Địa danh Sài Gòn xuất hiện từ bao giờ?
29/09/2021
Công tử Bạc Liêu từng du học ở nước nào?
27/09/2021
Đỗ Hợp

Video liên quan

Chủ Đề