Thị trường bán lẻ Việt Nam 2022

Quý III ảm đạm

Làn sóng dịch lần thứ 4 đã khiến quý III-2021 trở thành giai đoạn kinh hoàng với nhiều DN, nhất là DN tại TPHCM nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt dịch này. Trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng, bán lẻ và dịch vụ chịu tác động rất mạnh, khi hàng loạt cửa hàng, chợ truyền thống phải đóng cửa để đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, chỉ ưu tiên cho những nhóm ngành thiết yếu. 

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7-2021 giảm 8,3% so với tháng trước và 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Bước qua tháng 8 con số này lần lượt giảm tiếp 10,5% và giảm 33,7%. Tính cả quý III-2021, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 28,3% so với cùng 2020. 

Nhiều khảo sát trong quý III-2021 cũng cho thấy, các DN bán lẻ bị tác động nghiêm trọng bởi dịch.

Cụ thể, theo khảo sát của CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam [Vietnam Report], nhiều DN bán lẻ hàng lâu bền [điện lạnh, trang sức…] nhận định doanh số bán hàng trong đợt Covid-19 lần thứ 4 chỉ bằng 20-40% so với trước đó. Có 71,43% DN nhóm hàng lâu bền đánh giá chịu tác động nghiêm trọng, 28,57% DN chịu tác động nghiêm trọng vừa phải.

Một số DN bán lẻ như Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận [PNJ] đã ghi nhận mức lỗ kỷ lục trong quý cao nhất lịch sử. Theo đó, trong quý III-2021 DN này lỗ ròng gần 160 tỷ đồng do phải đóng cửa hơn 80% cửa hàng. Tương tự, chuỗi bán lẻ điện tử tiêu dùng Thế giới di động và Điện máy Xanh, cũng giảm doanh thu 24% trong quý III-2021 do 60-70% cửa hàng tạm đóng cửa…

Tác động mạnh của đợt dịch lần thứ 4 đã khiến nhiều DN ngành bán buôn, bán lẻ phải chia tay thị trường, ngay cả khi các hoạt động dần trở lại bình thường vào tháng 10-2021. Tính hết tháng 11-2021 đã có 33.309 DN thuộc lĩnh vực bán buôn - bán lẻ - sửa chữa rút lui, chiếm tỷ lệ 31,3% tổng số DN chia tay thị trường, trở thành nhóm ngành có số lượng DN rời bỏ thị trường lớn nhất, lập kỷ lục chưa từng có với ngành bán lẻ.

Những khó khăn của quý III đã khiến không ít người nghi ngờ về khả năng tăng trưởng của ngành bán lẻ trong năm 2021. Thế nhưng trái với nghi ngờ ấy, ngành bán lẻ vẫn cán mốc doanh số kỷ lục hơn 173 tỷ USD, trở thành điểm sáng trong bão dịch. 

Động lực tăng doanh số từ đâu?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV-2021 đạt hơn 1,31 triệu tỷ đồng, tăng 28,1% so với quý trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4,79 triệu tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm đến 6,2%.

Tuy nhiên, nếu tính riêng mảng bán lẻ hàng hóa, năm 2021 đạt gần 3,95 triệu tỷ đồng [tương đương 173,28 tỷ USD], tăng 0,2% so với kết quả bán lẻ hàng hóa của năm 2020. Như vậy, thị trường bán lẻ năm 2021 tiếp tục ghi kỷ lục mới về doanh số khi tăng 1,2 tỷ USD so với năm 2020. 

Chia sẻ với ĐTTC về việc trong khó khăn bủa vây thị trường bán lẻ Việt vẫn ghi dấu ấn mới, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty đào tạo lãnh đạo và dịch vụ phát triển bền vững [SDLT], cho rằng bán lẻ hàng hóa vốn dĩ rất nhiều mảng, ngay trong bối cảnh dịch vẫn có những ngành có mức tăng trưởng tốt như lương thực thực phẩm, bán lẻ dược phẩm hay nhóm sản phẩm điện thoại, laptop, máy tính bảng để phục vụ nhu cầu làm việc, học tập tại nhà. 

Cũng theo ông Dũng thị trường bán lẻ 2021 chỉ có quý III sụt giảm mạnh, còn quý I và II vẫn giữ đà tăng trưởng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 2,46 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng 2021 đạt 1,98 triệu tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ 2020.

Bước qua quý IV-2021, sức mua đã dần hồi phục, là lý do thị trường bán lẻ ghi nhận mức doanh số kỷ lục. Trước câu hỏi nhiều DN đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn sau đợt dịch, vì sao sức mua quý IV-2021 vẫn hồi phục, chia sẻ góc nhìn của mình, ông Dũng cho rằng số lượng người lao động mất việc tăng nhưng chi tiêu của nhóm người này không quá lớn.

Ngược lại, ngay trong dịch vẫn còn rất nhiều người gia tăng thu nhập, nhóm người trung lưu của Việt Nam đang ngày càng nhiều hơn và nhóm đối tượng này có mức chi dùng lớn. Đây cũng là nhóm các nhà bán lẻ đang nhắm đến nhiều. 

Đồng tình với những nhận định của ông Dũng, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cho rằng nếu không có điểm gút ở quý III-2021, thị trường bán lẻ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Bán lẻ là một trong những ngành được tạo điều kiện để hoạt động ngay trong giai đoạn cao điểm dịch.

Bước vào quý IV-2021, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP, các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước bình thường trở lại, sức mua người tiêu dùng cũng tăng lên, nhất là tại TPHCM. 

Về việc năm 2021 ghi nhận con số kỷ lục DN bán lẻ chia tay thị trường, một số phân tích cho thấy đa số DN có quy mô nhỏ. Cuộc sàng lọc bởi dịch nhìn ở mặt tích cực có thể tạo cơ hội phát triển cho các DN lớn, tiềm lực mạnh và như vậy thị trường sẽ không có nhiều biến động. 

Dự báo trong năm 2022 ngành bán lẻ tiếp tục ghi nhận những điểm sáng tích cực. Theo khảo sát mới nhất của Công ty Công nghệ Sapo với 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của DN này, có 46,7% nhà bán hàng tin tưởng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi; 14,5% nhà bán hàng kỳ vọng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Chỉ có 9,4% nhà bán hàng bi quan về tình hình kinh doanh 2022. 

 Bên cạnh những người thắt chặt chi tiêu do dịch bệnh, vẫn có lượng không nhỏ người tiêu dùng gia tăng thu nhập và chi tiêu mạnh tay, trở thành đòn bẩy tăng trưởng cho ngành bán lẻ năm 2021. 

Thanh Lâm

Quý III-2021Quý IV-2021ĐTTCOBán lẻĐTTCQuý IIIThắt chặtPNJ

Tiềm năng phục hồi của thị trường bán lẻ tại Hà Nội

[ĐCSVN] – Xu hướng gia tăng trong tiêu dùng và sử dụng vốn, cùng với việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng là những nhân tố được dự đoán thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2022. Đây cũng là cơ sở để thị trường bán lẻ có cơ hội phục hồi.

Năm 2021 là một quãng thời gian đầy khó khăn và thử thách với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Những tháng cuối năm ghi nhận những tín hiệu khởi sắc trong nhu cầu mua sắm cùng các xu hướng tiêu dùng được dự báo sẽ thúc đẩy đà phục hồi của thị trường.

Tình hình thị trường bán lẻ năm 2021

Một trong nhiều trung tâm thương mại tại Hà Nội [Ảnh: PV]

Tình hình dịch bệnh kéo dài trong năm vừa qua đã khiến cho ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng âm. Doanh thu của ngành năm 2021 đạt gần 4.790 tỷ đồng, giảm - 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thành phố Hà Nội chứng kiến mức giảm -4.6% do nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động kinh doanh vì dịch bệnh.

Việc buôn bán kém khởi sắc cũng được phản ánh qua tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản bán lẻ trong năm vừa qua. Theo báo cáo mới được công bố bởi Savills Việt Nam, công suất cho thuê tại Hà Nội đạt 92%, giảm -2% theo quý và theo năm. Các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc lấp đầy mặt bằng kinh doanh. Đặc biệt, hạng mục Khối đế bán lẻ có mức giảm cao nhất do tỷ lệ trống cao từ các dự án mới. Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám Đốc Bộ phận Cho Thuê Thương Mại Savills Hà Nội, nhu cầu mặt bằng của khách thuê tại các tầng khối đế bán lẻ và nhà phố có sự phân bổ không đồng đều, dẫn đến sự chênh lệch về khả năng hấp thụ của thị trường. Với bất động sản khối đế trung tâm thương mại [TTTM] tại các dự án phức hợp chung cư, nhóm khách thuê chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Họ cung cấp các tiện ích như gym, siêu thị, ăn uống và làm đẹp nhằm phục vụ nhu cầu của dân cư và khách ghé thăm. Do vậy, khi các quy định về giãn cách được áp dụng, hoạt động kinh doanh của của những doanh nghiệp này sẽ bị gián đoạn đầu tiên. Điều đó gây ra gánh nặng trong việc chi trả tiền thuê cửa hàng khiến các đơn vị kinh doanh buộc phải trả lại mặt bằng.

Bà Nguyệt Minh chia sẻ: “Thời gian vừa qua thị trường chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc di dời mặt bằng tại các tầng khối đế TTTM của các tòa chung cư. Bởi vậy, một số dự án buộc phải chuyển đổi công năng thành văn phòng cho thuê hoặc mô hình văn phòng làm việc chia sẻ [co-working space] để giải quyết bài toán mặt bằng trống. Bên cạnh giải pháp đó, chủ đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng cơ cấu mặt bằng, phân bổ khách thuê và những hoạt động thu hút khách ghé thăm thì mới có thể đảm bảo tỷ lệ lấp đầy và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả tại dự án.”

Mặt khác, nhóm khách ngành thời trang, mỹ phẩm, hoặc các sản phẩm mua sắm phổ thông thông thường sẽ chọn thuê cửa hàng tại các trục phố chính và ít bị ảnh hưởng bởi quy định về phòng chống dịch hơn. Họ vẫn có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh trực tiếp, hoặc triển khai hoạt động kinh doanh song song với nền tảng Thương mại điện tử. Do vậy, những doanh nghiệp này được dự báo sẽ hồi phục tốt hơn hậu COVID-19. Đáng chú ý, phân khúc cao cấp của bất động sản bán lẻ vẫn ghi nhận tình hình hoạt động khả quan trong năm 2021, đặc biệt xung quanh khu vực lõi trung tâm Hà Nội. Bất chấp việc giá thuê bị đẩy lên 15% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung hạn chế, những giao dịch cho thuê mặt bằng nhỏ ở Tràng Tiền Plaza, Metropole Arcade hay Pacific Place cho thấy các thương hiệu cao cấp vẫn mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Điều này cho thấy niềm tin của các nhãn hiệu cao cấp đối với khả năng phát triển của thị trường Việt Nam.

Xu hướng của ngành bán lẻ trong năm 2022 và xa hơn

Từ khi hoạt động thương mại được mở cửa trở lại vào đầu tháng 10, thị trường bán lẻ tại Hà Nội trong ba tháng cuối năm đã ghi nhận những tín hiệu tích cực, thúc đẩy sự hồi phục của ngành. Quý 4/2021 chứng kiến sự quay đầu đi lên của chỉ số GRDP [Tổng sản phẩm trên địa bàn] và doanh thu bán lẻ với mức tăng trưởng lần lượt là 6,7% và 8,5%. Những con số này là dấu hiệu cho thấy sự trở lại trong nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo Savills, xu hướng gia tăng trong tiêu dùng và sử dụng vốn, cùng với việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng là những nhân tố được dự đoán thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2022.

Sự bùng nổ của hình thức kinh doanh trực tuyến đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh hạn chế đi lại. Với tính linh hoạt, tiện lợi và chất lượng giao hàng cải thiện, người dân đã tự tin hơn khi mua sắm trên mạng. Theo Vietnam Credit, năm 2021 chứng kiến tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử ở mức 18% theo năm, đưa Việt Nam dẫn đầu trong số các nước Đông Nam Á về sự tăng trưởng của mô hình kinh doanh này.

Số liệu của Euromonitor International cũng chỉ ra rằng, trong khi giá trị bán lẻ ngoài cửa hàng tăng 24% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2021, giá trị bán lẻ tại cửa hàng tăng ở mức khiêm tốn hơn là 2% mỗi năm. Tiềm năng của mô hình kinh doanh qua mạng đã hướng các doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào kênh trực tuyến hơn và giảm dần quy mô cửa hàng vật lý của họ. Dẫn đầu xu hướng này tại thành phố Hồ Chí Minh là các thương hiệu thuộc ngành ẩm thực như Starbucks, The Coffee House và Phúc Long.

Do khách hàng ngày càng được tiếp cận nhiều kênh bán lẻ như thương mại điện tử, các TTTM không thể dừng lại ở công năng truyền thống là mua sắm đơn thuần. Thay vào đó, các trung tâm này cần đáp ứng được những nhu cầu về mua sắm, giải trí, giao tiếp xã hội và ăn uống của khách hàng. Theo đó, dù TTTM đa năng đã xuất hiện trên thị trường, nhà phát triển bất động sản vẫn cần lưu ý về cơ cấu và phân bổ mặt bằng để đáp ứng xu thế mới.

Tâm lý của người dân cũng xuất hiện nhu cầu tăng cao về các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Theo khảo sát của InFocus vào tháng 10, lĩnh vực này là một trong ba lĩnh vực duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng tiêu dùng dương vào năm 2021 và dự kiến sẽ kéo dài đà phát triển này tới năm 2022, đạt mức chi tiêu là 23 tỷ USD. Xu hướng này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ như trung tâm thể dục, spa, phòng khám hay hiệu thuốc.

Để bắt nhịp với những triển vọng phát triển của ngành bán lẻ, những nhà phát triển bất động sản cần đưa ra những giải pháp phù hợp với sự thay đổi trong mô hình kinh doanh và nhu cầu mua sắm của người dân sau đại dịch./.

HA.NV

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề