Thịt vịt thuộc nhóm giàu chất dinh dưỡng gì?

Bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ thịt vịt là một trong những nguồn cung cấp protein dồi dào, thuộc nhóm thịt trắng và tốt hơn so với nhóm thịt đỏ [thịt heo, thịt bò]. Thịt vịt ít cholesterol hơn hẳn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm ít mỡ hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc.

Người có cơ thể suy nhược, sốt, chán ăn, thể trạng gầy yếu dùng thịt vịt bồi bổ rất tốt.

Thịt vịt được nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo, thêm vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối, ăn hằng ngày chữa nóng trong người, miệng khô háo khát, đi tiểu nhiều ở người cao tuổi.

Ngoài ra có thể sử dụng khoảng 100-200 g thịt vịt hầm với gừng tươi giúp bổ dạ dày, giải độc, trừ tả lỵ.

Thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt

Những bộ phận của vịt nên và không nên ăn

Các phần thịt ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Phần lườn, bụng chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất, còn nội tạng, đùi, cánh, cổ lại chứa rất nhiều cholesterol xấu.

Nội tạng tuy có giá trị dinh dưỡng của nó nhưng đi kèm với nhiều nguy cơ như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại, phao câu không nên ăn vì nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào, phao câu giống như kho chứa vi khuẩn. Phần dưới da cổ cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, không nên ăn.

Với thịt vịt, ăn phần ức là tốt nhất. Ức vịt có hàm lượng chất béo thấp, với 85 g thịt chỉ có 2 g chất béo, trong đó chỉ có 0.5 g là chất béo bão hòa. Lượng chất béo này thấp hơn so với lượng chất béo có trong ức gà.

Chân vịt và đùi vịt có tổng lượng chất béo cao hơn, 85 g thịt trung bình sẽ có khoảng 5 g. Cần lưu ý, đùi và cánh vịt là hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc dư lượng tồn dư thuốc trong thịt gia cầm.

Tin liên quan

Thành phần dinh dưỡng của thịt Vịt. Có lẽ bạn chưa biết, trong thịt vịt giá trị dinh dưỡng còn cao hơn trong thịt bò, lợn, cá, dê, trứng. Chính vì hàm lượng dinh dưỡng cao mà thịt vịt ngoài được dùng làm món ăn còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Thịt vịt là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g thịt vịt sẽ có khoảng 25g chất protein. Hàm lượng protein này vượt xa cả các loại thịt như thịt bò, lợn, dê, cá, trứng...

Thành phần dinh dưỡng của thịt Vịt. Thịt vịt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng protein còn cao hơn thịt bò, trứng, thịt dê...

Bên cạnh đó thịt vịt còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin [B1, B2, A, D, E], acide nicotic… rất cao.

Không chỉ có thịt vịt mà nhiều bộ phận khác của thịt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Đối với 100g thịt vịt nuôi sẽ có 132calo, hàm lượng protein là 18g, chất béo bão hòa chiếm 2g và chất béo không bão hòa 6g.

Trong 100g da vịt có chứa 404calo, 11g protein, hàm lượng chất béo bão hòa là 13g, còn chất béo không bão hòa là 39g.

Với thịt và da vịt hoang dã có hàm lượng calo cao, 211calo/100g thịt và da vịt. Lượng protein cũng là 17g/100g thịt. Trong 100g thịt và da vịt có khoảng 5%g chất béo bão hòa và 15g chất béo không bão hòa.

Trong 100g gan vịt chưa 136calo, 19g protein. Tuy nhiên lượng chất béo của gan vịt lại ít, chất béo bão hòa chỉ chiếm 1g, còn chất béo không bão hòa là 5g.  Bên cạnh đso lượng carb có trong gan gà là 4g/100g gan gà.

Chính vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao có trong thịt vịt mà đây được xếp là loại thực phẩm gia cẩm rất tốt cho sức khỏe.

Ăn thịt vịt có tốt không?

Với những thành phần dưỡng chất lớn có trong thịt vịt mà nó rất tốt cho sức khỏe, nhất là những người muốn tăng cân.

Theo đông y thịt vịt có vị ngọt hơi mặn, tính hàn nên có tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Do vậy mà thịt vịt có tác dụng rất tốt cho việc hỗ trợ chữa trị bệnh tim mạch, lao phổ và ung thư.

Thành phần dinh dưỡng của thịt Vịt. thịt vịt là món ăn nhiều calo tốt cho sức khỏe nên rất tốt cho những ai đang muốn tăng cân

Theo dân gian thì những con vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen sẽ càng tốt cho sức khỏe.

Giá trị của thịt vịt cũng cao hơn cả những loại thịt như thịt bò, thịt dê, cá, trứng.

Bên cạnh đó ăn thịt vịt còn giúp nuôi dưỡng dạ dày, trấn định tâm thần, sinh taan dịch.

Vịt có nhiều loại và mỗi loại đều có những thành phần dinh dưỡng riêng nên được dùng với mục đích khác nhau. Có thể kể như vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện, vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc.

Để làm thuốc nói chung thì nên dùng thịt vịt mái già và thịt vịt thiên về bổ dương nên nam giới ăn sẽ bổ hơn phụ nữ.

Tác dụng của thịt vịt đối với sức khỏe

Thịt vịt tốt dạ dày

Thịt vịt là món ăn giúp tiết ra dịch mới nên rất tốt cho dạ dày. Bên cạnh đó nó cũng tốt cho hệ thần kinh.

Theo như sách ' Nhật dụng bản thảo' của Trung Quốc có viết: " Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần..."

" Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư,  bổ phủ tạng làm cho lợi cho sự vận động caut nước trong cơ thể."

Thịt vịt tốt cho tim

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư.

Hội tim mạch Mỹ cũng đã công nhận tác dụng vượt trội khi ăn thịt vịt. Xét về giá trị dinh dưỡng thì thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao.

Hơn thế nữa trong thịt vịt còn chứa một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyên rằng: lượng cholesterol có trong thịt vịt là khá cao. Cứ mỗi 1kg thịt vịt thì có khoảng 25mg cholesterol  và các chất béo bão hòa.

Vì vậy đối với những ai đang trong chế độ giảm cân hoặc những người bệnh tim mạch... khi ăn thịt vịt bạn nên ăn từng phần nhỏ và chỉ ăn phần ngực. Không nên ăn da và những phần nhiều mỡ của vịt, điều này sẽ giúp bạn giảm được hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.

Chống lại xơ vữa động mạch

Trong máu của các loại gia cầm, nhất là vịt thường có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần giống như dầu oliu. Do vậy mà thịt vịt được coi là một thực phẩm có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Tốt cho những người đang bị suy nhược cơ thể

Vì thịt vịt có tính ngọt lại mát nên ăn thịt vịt nhiều có thể giúp bạn khắc phục được các tình trạng  tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch [tạo nước]... ở những người bị suy nhược cơ thể sau bệnh.

Những người không nên ăn thịt vịt

- Người bị bệnh gout: Do trong thịt vịt có lượng purin cao, chất này có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể. Do vậy mà người bệnh gout không nên ăn món ăn này.

- Người mới phẫu thuật: Những người mới phẫu thuật xong nên kiêng các món ăn tanh. Và thịt vịt cũng là món ăn không nên ăn do nó có thể khiến vết thương lâu lành hơn.

- Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y thì vịt có tính hàn, do vậy mà những người có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều món ăn này. Ăn nhiều thịt vịt còn dễ khiến họ bị nhiễm lạnh hơn.

- Bên cạnh đó còn một số lưu ý khi ăn thịt vịt như: Không ăn thịt vịt với mộc nhĩ, cháo đậu, thịt baba, thịt rùa đen. Còn trứng vịt cũng không nên sử dụng cùng các món ăn như thịt ba ba, quả dâu, quả mận.

Những cách chữa bệnh từ thịt vịt

Thịt vịt có nhiều tác dụng chữa bệnh cho cơ thể mà có lẽ bạn không biết.Với những người bị đau lưng, viêm thận, hen hay phù dinh dưỡng thì có thể ăn một số món ăn từ vịt để giảm triệu chứng.

Theo Đông y thì thịt vịt còn được xếp là một vị thuốc bổ chữa được nhiều bệnh. Do vậy mà người ta thường dùng vịt mái để làm thuốc.

Thành phần dinh dưỡng của thịt Vịt. Thịt vịt kết hợp với một số nguyên liệu khác có thể làm thuốc chữa bệnh

- Thịt vịt với đậu xanh chữa đau lưng: Chuẩn bị 200g thịt vịt nạc sau đó thái nhỏ và ướp gia vị. Đậu xanh 200g đun với 300ml nước. Khi nước sôi thì cho vịt vào đảo đều cho chín. Món này bạn ăn 3 ngày liền nhau, mỗi ngày ăn một lần để bài thuốc phát huy tác dụng.

- Thịt vịt với tỏi chữa viêm thận: Bạn làm sạch một con vịt và bỏ lòng. Sau đó nhồi vào bụng vịt 50g tỏi đã bóc võ và khâu lại. Rồi đem nấu chín, ăn cái và uống nước. Với bài thuốc này khoảng 2-3 ngày bạn ăn một con.

- Thịt vịt chữa lao phổ, hô sốt về chiều: Bạn dùng vịt hầm với chân giò lợn và ăn nóng để chữa bệnh.

- Thịt vịt với đậu đỏ chữa phù dinh dưỡng: Thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, lạc 100g, vỏ bí đao 30g. Đem tất cả nguyên liệu nấu thành canh, tốt cho người thiếu máu.

- Thịt vịt, nước mía chữa hen suyễn: Bạn chuẩn bị 300g thịt vịt nạc. Sau đó đem băm nhỏ và ướp gia vị. Nước mia 300ml, gạo tẻ 100g đem nhinh nhừ. Tới khi nào thành cháo thì cho thịt vịt vào và đun chín. Với bài thuốc này bạn ăn liền trong một tuần, mỗi ngày ăn 3 lần và ăn nóng để phát huy tác dụng.

Thịt vịt là thực phẩm có thể chế biến được nhiều món ăn ngon bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Biết được những giá trị dinh dưỡng của món ăn này chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua nó đâu.

Chúc bạn thành công với những món ăn từ thịt vịt!

Video liên quan

Chủ Đề