Thời Điểm xin xác nhận hồ sơ vay vốn ngân hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Hồ sơ, giấy tờ cần thiết để sinh viên vay vốn ưu đãi ?
  • 2. Có được hoàn lại tiền lãi khi sinh viên vay vốn ?
  • 3. Tư vấn pháp luật về vay vốn nhà nước cho sinh viên ?
  • 4. Làm thế nào để vay vốn sinh viên cho người mồ côi cả cha và mẹ ?
  • 5. Tư vấn về việc ngân hàng từ chối cho sinh viên vay vốn ưu đãi ?

1. Hồ sơ, giấy tờ cần thiết để sinh viên vay vốn ưu đãi ?

Chào luật sư. Em có thắc mắc mong luật sư giải đáp là về vay vốn cho sinh viên. Hiện tại vay vốn cần làm giấy tờ gì có cần giấy xác nhận gì ở trường em đang học hay hóa đơn học phí không .Mục đích vay vốn sinh viên chỉ cho vay về học phí hay các khoản như laptop để học có được không ? Và em nay 18 tuổi là người đứng ra vay vốn sinh viên hay phải là cha mẹ em. Mức vay tối đa là bao nhiêu?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Hỗ trợ sinh viên vay vốn là một trong những chính sách của nhà nước. Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp một số vấn đề pháp lý phát sinh về vấn đề trên để các bạn sinh viên tham khảo và áp dụng:

Thứ nhất về phương thức vay vốn sinh viên được quy định tại Điều 3 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:

>> Xem thêm: Phép biện chứng – phân tích quy luật lượng và chất, sự vận dụng quy luật vào trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên

" Điều 3. Phương thức cho vay:

1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên."

Theo đó mặc dù bạn đã 18 tuổi tuy nhiên việc vay vốn phải được thực hiện thông qua hộ gia đình, đại diện hộ gia đình sẽ là người đứng ra vay vốn và có trách nhiệm trả cho ngân hàng.

Thứ hai về mức vay

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 07/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ năm 2015 như sau:

"Điều 1. Điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Mức cho vay tối đa là 1.250.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên."

Theo đó từ ngày 9/1/2016 thì mức vay đối với học sinh, sinh viên là 1.250.000 đồng trên một tháng.

Thứ ba về thủ tục hồ sơ vay vốn được ngân hàng nhà nước hướng dẫn như sau:

"1. Đối với hộ gia đình:

1.1. Hồ sơ cho vay:

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ [mẫu số 01/TD] kèm Giấy xác nhận của nhà trường [bản chính] hoặc Giấy báo nhập học [bản chính hoặc bản photo có công chứng].

- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH [mẫu số 03/TD].

- Biên bản họp Tổ TK&VV [mẫu số10/TD].

- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay [mẫu số 04/TD]

1.2. Quy trình cho vay:

a. Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn [mẫu số 01/TD] kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.

b. Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH [mẫu số 03/TD] kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.

c. Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

d. NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng [Tổ trưởng Tổ tín dụng] và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay [mẫu số 04/TD] gửi UBND cấp xã.

đ. UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã [đơn vị nhận uỷ thác cho vay] và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.

Theo đó bạn phải nộp giấy báo nhập học hoặc giấy xác nhận của nhà trường xác nhận về việc bạn đang học tập tại trường.

Thưa luật sư, Em là sinh viên mới ra trường được 4 tháng . Em học niên khóa 2010 - 2015 . em được vay vốn sinh viên 10 kỳ với số tiền tổng cộng là 50tr . Vừa rồi em nhận giấy báo của xã là trả tiền lãi không là 12tr . Như vậy là có đúng không . Em nghĩ vay hỗ trợ sinh viên mà tiền lãi đã thấy 12tr rồi . gốc là 50tr tổng cộng giờ em phải trả là 62tr . xin tư vấn dùm em ạ . Em cảm ơn nhiều ạ

>> Xem thêm: Cơ cấu vốn [CAPITAL STRUCTURE] là gì ? Phân tích các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn

=> Về lãi suất cho vay được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/QĐ-TTg quyết định về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên. như sau:

"2. Điều chỉnh lãi suất cho vay quy định tại khoản 1, Điều 7, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng."

Và tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định như sau:

" 2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay"

Bạn xác định rõ mình ra trường vào tháng mấy năm 2015 , thời gian 12 tháng sau khi ra trường để bạn phải trả nợ được tính đến thời điểm nào năm nay, nếu vẫn trong khoảng thời gian đó thì lãi suất của bạn được xác định là 0,65%, đối với thời gian quá hạn thì được xác định bằng 130% lãi suất lúc cho vay.

Thưa luật sư, cho em hỏi là: Trước đây mẹ có vay vốn cho chị e theo gói sinh viên. Đến 2015 trả hết việc vay bên chị thì e cũng vào đại học nên vay vốn lại. Lúc đó người ta bảo là năm 2015 đã trả tiền cho chị trước nên qua 2016 mới vay lại được là có đúng không ạ

=> Nếu bạn thuộc đối tượng được vay vốn sinh viên theo quy định sau thì bạn vẫn được làm thủ tục vay vốn như bình thường

" Điều 2. Đối tượng được vay vốn:

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học [hoặc tương đương đại học], cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

>> Xem thêm: Đơn đề nghị miễn, giảm tiền học phí và hỗ trợ chi phí học tập

2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú."

Em chào Anh/ Chị! Anh chị cho em hỏi em là sinh viên có vay vốn lập nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank năm 2010 và em đã tốt nghiệp năm 2014 và đã đi làm. Đến 18/04/2016 em muốn trả cả nợ lẫn lãi suất nhưng nhân viên ngân hàng nói không cho em trả, nếu muốn trả thì phải đến năm 2019 mới trả được. Cho em hỏi tại sao lại không được trả và nếu trả em được trả làm mấy đợt?

=> " Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:

1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.

3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

"Điều 10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn:

Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn".

>> Xem thêm: Quy định mới về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ phí học tập từ năm 2022

"Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:

1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn".

Theo đó bạn hoàn toàn có thể trả toàn bộ nợ gốc và lãi trong cùng một đợi mà không cần phải trả thành nhiều đợt. Bạn có thể trả được nợ ngay mà không cần đợt đến tháng 9 nữa.

Chào luật sư! Tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư: tôi có vay vốn sinh viên trong 3 năm sinh viên [ từ năm 2011 đến 2014] với số tiền là 30 triệu. Hiện tại tôi đã ra trường gần 1.5 năm. Nhưng vẫn chưa trả khoản nợ nào mà cũng không có bất kỳ thông báo nào bên ngân hàng CSXH báo tôi phải trả nợ. Và khoản nợ cộng lãi suât là bao nhiêu. Vậy, tôi xin hỏi luật sư, nếu bây giờ tôi trả nợ thì khoản nợ và lãi đã lên đến bao nhiêu với lãi suất bao nhiêu/ tháng? Xin cám ơn!!

=> Thứ nhất là lãi trong hạn đối với bạn:

- Bạn vay tiền từ năm 2011 đến năm 2014 thời điểm này lãi suất vay được quy định tại khoản 2 điều 1 Quyết định 853/QĐ-TTg như sau:

" 2. Điều chỉnh lãi suất cho vay quy định tại khoản 1, Điều 7, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng."

Theo đó lãi suất áp dụng với bạn là 0,65%/tháng cái này bạn phải căn cứ xem mình vay từng thời kì là bao nhiêu sau đó tính lãi suất ra, vì không bạn vay 30 triệu cùng một lúc nên bên mình không thể tính cụ thể cho bạn được.

Thứ hai về lãi ngoài hạn đối với bạn:

- Khoản 2 Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định như sau: " 2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay"

Theo quy định thì đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học. Do đó trong trường hợp này bạn xác định xem mình ra trường từ thời điểm nào, thời gian 12 tháng để bạn trả nợ được xác định đến khi nào, thì thời gian từ đó đến giờ bạn sẽ phải trả lãi quá hạn với lãi suất là 130% lãi suất khi vay, lãi suất vay của bạn là 0,65% thì lãi suất quá hạn của bạn là 130% của 0,65%.

>> Xem thêm: Năm 2022, Điều kiện tham gia sĩ quan dự bị đối với sinh viên là gì ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

2. Có được hoàn lại tiền lãi khi sinh viên vay vốn ?

Thưa luật sư! Em đang là sinh viên năm thứ 3, có đang vay vốn sinh viên, hàng tháng vẫn phải trả lãi 0.65%. Nếu bây giờ em trả lại toàn bộ số tiền đang vay thì có được hoàn lại tiền lãi không?

Em xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

>> Xem thêm: Các chế độ cho người khuyết tật trong học tập và các khoản trợ cấp, hỗ trợ

Luật sư tư vấn:

Về điều kiện vay vốn, theo quy định tại điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg như sau:

1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.

2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.

3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

Về thời hạn cho vay, theo quy định tại điều 3 Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 hướng dẫn cụ thể về quy trình và thủ tục vay vốn chương trình tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg:

"3.1. Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.

Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

a. Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên [sau đây viết tắt là HSSV] kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập [nếu có].

Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

b. Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:

- Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.

- Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

3.2. Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.

Có thể thấy thời hạn phát tiền vay kết thúc khi kết thúc khóa học; tuy nhiên thời hạn trả nợ lại kết thúc khi bạn trả hết nợ gốc, trường hợp này người vay [bạn]vvà ngân hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể, tuy nhiên không được vượt quá thời hạn trả nợ tối đa; trong trường hợp của bạn thuộc chương trình đào tạo trên một năm, vì thế thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay- tức là đến khi kết thúc khóa học".

Như vậy, khi bạn trả trước thời hạn này thì bạn sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất theo quy định tại điều 10 Quyết định 157/2007/QĐ-TTG : "Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn".

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Tư vấn pháp luật về vay vốn nhà nước cho sinh viên ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em đang học cao đẳng năm 2 và đang vay vốn nhà nước. Nếu giờ em xin bảo lưu thì có sao không luật sư ? Tại em nghe nói sẽ bị trả gấp đôi, như vậy có phải không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: le le

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viêng về thời hạn cho vay thì :

"Điều 6. Thời hạn cho vay:

1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ [gốc và lãi] được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập [nếu có]. Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn.

3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ [gốc và lãi]. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định."

>> Xem thêm: Tại sao nói học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân ?

Theo như quy định trên thì việc bạn bảo lưu kết quả sẽ không ảnh hưởng đến việc tăng lãi suất khi vay, cụ thể như bạn nói là có thể phải trả lãi gấp đôi vì thời gian cho vay sẽ kết thúc khi bạn tốt nghiệp, tức là cho đến khi bạn kết thúc khóa học nếu như bạn không trả được nợ và không được gia hạn nợ thì bạn mới phải trả lãi suất nợ quá hạn với mức 130% lãi suất cho vay theo điều 7 của quyết định trên:

"Điều 7. Lãi suất cho vay:

1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.

2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay"

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về vay vốn Học sinh, sinh viên như thế nào ? Chính sách vay ưu đãi cho sinh viên ?

4. Làm thế nào để vay vốn sinh viên cho người mồ côi cả cha và mẹ ?

Luật sư cho em hỏi em thuộc diện mồ côi cả cha lẫn mẹ, gia đình hộ nghèo vay vốn sinh viên ở địa phương nhưng không vay được mà bảo lên trường em đang học để vay và nhận tiền vay. Nhưng tới trường thì trường bảo không được. Vậy luật sư cho em hoi em lam thế nào ?

Xin cám ơn!

Người gửi: N.K

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.6162

Trả lời:

Bạn mồ côi cả cha lẫn mẹ nên theo quy định tại Điều 53 Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định Phương thức cho vay:

1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.

Như vậy, địa phương không giải quyết vay vốn sinh viên cho bạn là đúng quy định của pháp luật mà bạn được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng chính sách nơi nhà trường đóng trụ sở. Quy trình cho vay như sau:

Theo Mục II.2 Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 hướng dẫn cụ thể về quy trình và thủ tục vay vốn chương trình tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg quy định thủ tục vay vốn trong trường hợp của bạn như sau:

2.1. Hồ sơ cho vay: Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ [mẫu số 01/TD] kèm Giấy xác nhận của nhà trường [bản chính] hoặc Giấy báo nhập học [bản chính hoặc bản photo có công chứng].

2.2. Quy trình cho vay:

a. Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn [mẫu số 01/TD] có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó khăn gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.

b. Nhận được hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ [gốc, lãi] và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại văn bản này.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn tư vấn pháp luật trực tuyến : 1900.6162. Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi!

>> Xem thêm: Chính sách về học bổng, học phí đối với học sinh, sinh viên theo quy định luật Giáo dục năm 2019

>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên theo quy định mới

5. Tư vấn về việc ngân hàng từ chối cho sinh viên vay vốn ưu đãi ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em hiện đang học Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài gòn cơ sở 2. Năm 2010 đến 2012, Em đã hoàn thành khóa học Điều Dưỡng tại trường. Hiện tại em đang theo học ngành Y Sĩ cũng tại Trường này. Tháng 3 -2015, Em có làm đơn xin vay vốn ngân hàng để hỗ trợ cho việc học vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng Ngân Hàng không giải quyết trường hợp Vay vốn của Em. Ngân Hàng trả lời lí do Em không được vay vốn là vì : trước giờ Em chỉ Học có 1 trường.

Xin Luật sư giúp Em lý do Ngân hàng đưa ra như vậy có đúng hay không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: P.N.L

>> Xem thêm: Sinh viên cần có những giấy tờ, hồ sơ cần thiết để vay vốn ưu đãi phục vụ việc học tập ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Luật sư phân tích:

Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, đối tượng được vay vốn và điều kiện vay vốn quy định như sau:

"Điều 2. Đối tượng được vay vốn:

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học [hoặc tương đương đại học], cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú".

"Điều 4. Điều kiện vay vốn:

1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.

2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.

3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu".

"Điều 3. Phương thức cho vay:

1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên".

Vậy lí do mà Ngân hàng đưa ra: “Trước giờ em chỉ học có 1 trường” hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật về đối tượng được vay vốn hay về điều kiện vay vốn.

Như vậy, cho đến thời điểm bạn làm thủ tục vay vốn, bạn vẫn thuộc một trong các trường hợp được vay vốn và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định mà chúng tôi viện dẫn ở trên thì bạn tiếp tục được thực hiện việc vay vốn dành cho đối tượng nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi ngay số: 1900.6162.

>> Xem thêm: Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề