Thu nhập bình quân đầu người viết tắt là gì

Thu nhập bình quân đầu người [tiếng Anh: Per Capita Income] Thu nhập bình quân đầu người là thước đo số tiền thu nhập kiếm được, trên mỗi người dân trong một quốc gia hoặc khu vực địa lí.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khái niệm

Thu nhập bình quân đầu người trong tiếng Anh là Per Capita Income.

Thu nhập bình quân đầu người được sử dụng để xác định thu nhập bình quân đầu người cho một khu vực, đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân.  

Thu nhập bình quân đầu người cho một quốc gia được tính bằng cách chia thu nhập quốc dân của quốc gia đó cho dân số.   

Đặc điểm Thu nhập bình quân đầu người 

Thu nhập bình quân đầu người tính toán từng người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh là một thành viên của dân số một quốc gia.   

Điều này trái ngược với các phép đo phổ biến khác về sự thịnh vượng hay giàu có của một khu vực pháp lí hay một quốc gia, chẳng hạn như thu nhập hộ gia đình. Thu nhập hộ gia đình tính tất cả những người lướn hơn 15 tuổi, sống dưới một mái nhà như một hộ gia đình. 

Còn thu nhập gia đình, ngững người được tính là các thành viên trong một gia đình có mối quan hệ máu mủ, kết hôn hoặc nhận con nuôi sống dưới cùng một mái nhà. Mỗi thông số thống kê đều có lợi thế riêng của nó. 

Thu nhập bình quân đầu người rất hữu ích khi phân tích một số lượng lớn đối tượng.   

Thu nhập hộ gia đình trung bình rất hữu ích khi xác định thu nhập của các gia đình ở một quốc gia. Đặc biệt, là để xác định có bao nhiêu gia đình đang trong tình trạng nghèo đói.     

Sử dụng Thu nhập bình quân đầu người     

Mục đích sử dụng thu nhập bình quân đầu người phổ biến nhất là xác định sự giàu có, thịnh vượng của một khu vực, quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người cũng hữu ích trong việc đánh giá khả năng chi trả của một khu vực.     

Ví dụ, thu nhập bình quân đầu người có thể sử dụng cùng với dữ liệu về giá bất động sản để giúp xác định xem giá nhà trung bình có nằm ngoài tầm với của các gia đình có thu nhập trung bình hay không. 

Các khu vực thành phố đắt đỏ, đông dân cư như Manhattan và San Francisco luôn duy trì tỉ lệ giá nhà trung bình rất cao so với thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ.   

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng thu nhập bình quân đầu người khi xem xét mở cửa hàng bản lẻ, hay chi nhánh tại một thị trấn hoặc khu vực cụ thể.   

Nếu dân số của một thị trấn có thu nhập bình quân đầu người cao, công ty có thể khả năng tạo ra nhiều doanh thu, vì người dân sẽ có nhiều tiền để chi tiêu hơn so với một thị trấn có thu nhập bình quân đầu người thấp.   

Giới hạn của Thu nhập bình quân đầu người 

Mặc dù thu nhập bình quân đầu người là một số liệu phổ biến, nhưng nó có một số hạn chế nhất định.   

 - Tiêu chuẩn sống [mức sống]: thu nhập bình quân đầu người sử dụng tổng thu nhập của dân số và chia cho tổng số người, nên nó không phải lúc nào cũng cung cấp một đại diện chính xác về mức sống.   

Nói cách khác, dữ liệu có thể bị sai lệch do không tính đến sự bất bình đẳng thu nhập.   Thu nhập bình quân đầu người không cho một bức tranh chân thực về điều kiện sống của tất cả những người ở một khu vực.     

 - Lạm phát: thu nhập bình quân đầu người không phản ánh lạm phát trong một nền kinh tế.  

Lạm phát làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng, và hạn chế mọi sự gia tăng thu nhập. Vì không tính lạm phát, thu nhập bình quân đầu người có thể đánh giá quá cao thu nhập của một dân số.  

 - So sánh giữa các quốc gia: chi phí sinh hoạt ở mỗi quốc gia đều khác nhau nên việc so sánh các quốc gia bằng thu nhập bình quân đầu người là không chính xác, vì tỉ giá hối đoái không được đưa vào tính toán.   

 - Tiết kiệm và giàu có: thu nhập bình quân đầu người không gồm có khoản tiền tiết kiệm hoặc của cải cá nhân.   

Ví dụ, một người dù có thu nhập hàng năm thấp vì đã nghỉ hưu, nhưng khoản tiền tiết kiệm vẫn đủ để ông duy trì một mức sống cao.   

 - Trẻ em: dù thu nhập bình quân đầu người có tính trẻ em vào tổng dân số, trẻ em lại không có bất kì thu nhập nào.   

Các quốc gia có nhiều trẻ em sẽ có kết quả sai lệch vì họ phải chia thu nhập cho nhiều người hơn so với các quốc gia có ít trẻ em hơn.  

 - Phúc lợi kinh tế: phúc lợi người dân không nhất thiết luôn được ghi nhận với thu nhập bình quân đầu người. 

Ví dụ, chất lượng điều kiện làm việc, số giờ làm việc, trình độ học vấn và lợi ích sức khỏe không được gồm có trong tính toán thu nhập bình quân đầu người. Do đó, phúc lợi chung của cộng đồng có thể không được phản ánh chính xác.   

Điều quan trọng là thu nhập bình quân đầu người chỉ là một số liệu riêng lẻ, nên được sử dụng cùng với các phép đo thu nhập khác như thu nhập trung bình, thu nhập theo vùng và tỉ lệ hộ nghèo.  

[Theo Investopedia]

Lê Thảo

Phân biệt "Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người" với "Thu nhập bình quân đầu người"

 Chỉ tiêu “Tổng sản phẩm [GRDP] bình quân đầu người” và chỉ tiêu “Thu nhập bình quân đầu người” là hai chỉ tiêu thường được các tổ chức, cá nhân, nhất là các nhà quản lý, hoạch định chính sách sử dụng. Tuy nhiên trong thực tế đã có một số lời phát biểu, bài viết thậm chí trong báo cáo của một số cơ quan, đơn vị đã có sự nhầm lẫn cho rằng hai chỉ tiêu này là đồng nghĩa.

Do chỉ tiêu “GRDP bình quân đầu người” và chỉ tiêu “Thu nhập bình quân đầu người” của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây viết chung là tỉnh] trong một thời kỳ nhất định [thường là 1 năm] đều được tính bằng cách lấy “GRDP của tỉnh” hoặc ”Quĩ thu nhập của toàn bộ lao động, hộ gia đình trong tỉnh [sau đây viết gọn là Quỹ thu nhập]” chia cho [:] “Dân số trung bình” năm cần nghiên cứu của tỉnh. Vì vậy để phân biệt rõ hai chỉ tiêu nêu trên cần phải hiểu đúng khái niệm, phạm vi tính, phương pháp tính từng chỉ tiêu.

1. Khái niệm, phạm vi, phương pháp tính GRDP

Tổng sản phẩm trong tỉnh tiếng Anh viết là Gross regional domestic product [viết tắt là GRDP], đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động cuối cùng [mới sáng tạo] trong năm nghiên cứu của tất cả các đơn vị thường trú [bao gồm các đơn vị có hoạt động kinh tế: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, chính trị - xã hội – nghề nghiệp, đơn vị an ninh, quốc phòng, cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp,v.v...] có trụ sở chính hoặc cơ sở hoạt động, sản xuất kinh doanh chính nằm trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, hiện nay có 3 phương pháp tính GRDP và về lý thuyết các phương pháp này đều cùng cho ra một kết quả, đó là:

- Nếu áp dụng phương pháp sản xuất, GRDP tính theo công thức [1] dưới đây:

         GRDP = Tổng giá trị sản xuất [GO] – Tổng Chi phí trung gian [IC].

Hay:      GRDP = GO – IC                                                  [1]

- Nếu áp dụng phương pháp thu nhập, GRDP được tính theo công thức [2] dưới đây:

GRDP = Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người lao động trong tỉnh [TNKT] + Thuế sản xuất kinh doanh [THUE] + Khấu hao TSCĐ dùng cho SXKD [KH] + Lợi nhuận SXKD [LN].

Hay:     GRDP = TNKT + THUE + KH + LN.                   [2]

Trong đó:

Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế hợp pháp [bao gồm: SXKD và cả sản xuất  mang tính tự sản, tự tiêu] của các lao động trong tỉnh [ký hiệu là: TNKT] bao gồm: Tổng cộng toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật của lao động thu được trong thời kỳ [năm] nghiên cứu, như: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và đóng công đoàn phí do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng góp cho người lao động, tiền do BHXH chi trả nghỉ ốm đau, thai sản, ... cho người lao động [ký hiệu là: LUONG]; thu nhập hỗn hợp [ký hiệu là: TNHH] bao gồm tiền và giá trị hiện vật thu từ SXKD của các hộ dân cư, các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh sau khi lấy tổng thu từ SXKD trừ đi tổng chi phí SXKD [gồm chi nguyên nhiên vật liệu; chi dịch vụ thuê ngoài; thuế, phí phải nộp,...] tương ứng với phạm vi thu từ SXKD của các đơn vị đó trong năm.

   Như vậy:    TNKT = LUONG + TNHH                          [3]

- Nếu áp dụng phương pháp sử dụng, GRDP được tính theo công thức [4] dưới đây:

GRDP = Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước [TDCC] + Tích lũy tài sản [TLTS] + Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ [CLXNK].

Hay:    GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK                       [4]

Để so sánh, phân biệt rõ hai chỉ tiêu thống kê “GRDP bình quân đầu người” với “Thu nhập bình quân đầu người” của một tỉnh, trong bài viết này, chúng tôi xem xét GRDP theo phương pháp thu nhập.

2. Khái niệm, phạm vi, phương pháp tính Quĩ thu nhập của tỉnh

Quĩ thu nhập của tỉnh là tổng cộng toàn bộ thu nhập của tất cả lao động, hộ dân cư [sau đây viết chung là hộ] trong tỉnh. Quĩ thu nhập của tỉnh thường được hiểu theo hai phạm vi sau đây:

- Phạm vi thứ nhất, Quĩ thu nhập của tỉnh là tổng cộng thu nhập từ tất cả các hoạt động kinh tế [TNKT] của hộ trong năm nghiên cứu và được tính toán theo công thức [3] trên đây.

- Phạm vi thứ hai, Quĩ thu nhập của tỉnh bao gồm tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của hộ [TNKT] cộng [+] với các khoản thu nhập khác [ký hiệu là: TNK] không từ hoạt động kinh tế của hộ, như: thu nhập từ tiền lương hưu, tiền trợ cấp các loại, tiền bảo trợ xã hội hàng tháng, các khoản thu của hộ do các cá nhân, tổ chức khác cho, biếu, tặng, mừng, lãi tiền gửi tiết kiệm,... Ký hiệu Quĩ thu nhập theo phạm vi này là “TONGTN”, khi đó có công thức sau:

                TONGTN = TNKT + TNK                                  [5]

Như vậy, GRDP bình quân đầu ngườiThu nhập bình quân đầu người của tỉnh là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau, bởi vì GRDP Quĩ thu nhập của tỉnh là hai chỉ tiêu có khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính toán hoàn toàn khác nhau. Sơ đồ dưới đây thể hiện rõ sự khác nhau giữa GRDP và Quĩ thu nhập của tỉnh:

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH GRDP VÀ QUĨ THU NHẬP CỦA TỈNH

GRDP = KH + THUE + LN + LUONG + TNHH

[Tổng sản phẩm trong tỉnh]

Yếu tố 1

KH

[Khấu hao TSCĐ]

Yếu tố 2

THUE

[Thuế SX]

Yếu tố 3

LN

[Lợi nhuận]

Yếu tố 4

LUONG

[Tiền lương, tiền công,…]

Yếu tố 5

TNHH

[Thu nhập hỗn hợp]

TNKT = LUONG + TNHH

[Quĩ thu nhập từ các hoạt động kinh tế của hộ]

Yếu tố 6

TNK

[TN khác không từ HĐ KT của hộ]

TONGTN = LUONG + TNHH + TNK

[Quĩ Tổng thu nhập của hộ]

Theo sơ đồ trên:

- GRDP của tỉnh gồm 5 yếu tố cấu thành, đó là: 1] Khấu hao tài sản cố định; 2] Thuế sản xuất; 3] Lợi nhuận; 4] Tiền lương, tiền công,… và 5] Thu nhập hỗn hợp.

- Quĩ thu nhập từ kinh tế của các hộ trong tỉnh gồm 2 yếu tố cấu thành, đó là: 4] Tiền lương, tiền công,… và 5] Thu nhập hỗn hợp.

- Quĩ Tổng thu nhập của các hộ trong tỉnh gồm 3 yếu tố cấu thành, đó là: 4] Tiền lương, tiền công,…, 5] Thu nhập hỗn hợp và 6] Thu nhập khác.

Tóm lại: Chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau, vì vậy không thể đồng nhất hai chỉ tiêu này. Chính vì vậy khi sử dụng hai chỉ tiêu này cần lưu ý sự khác biệt đó để lựa chọn đúng chỉ tiêu có ý nghĩa, nội dung, bản chất kinh tế phù hợp với mục đích, yêu cầu nghiên cứu, quản lý cụ thể. Ngay khi dùng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người cũng phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa “Thu nhập từ hoạt động kinh tế bình quân đầu người” với “Tổng thu nhập bình quân đầu người”.

Chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người thường được sử dụng để phản ánh trình độ, năng suất, hiệu quả nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, còn chỉ tiêu Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thường được sử dụng để phản ánh mức đời sống, thu nhập bình quân của một người dân trong tỉnh./.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Video liên quan

Chủ Đề