Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng

Họp báo về việc triển khai Kế hoạch liên tịch tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Ảnh: Huy Chương

Tại buổi họp báo về việc triển khai kế hoạch liên tịch về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận huyện vào chiều 25/10/2019. Ông Lê Hòa Bình - Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết: Kế hoạch liên tịch về tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP, đảm bảo các Quyết định xử lý vi phạm hành chính phải được thực thi, đảm bảo tính nghiêm minh của công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng;

chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém trong phối hợp giữa Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn, tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, xây dựng trên đất không được phép xây dựng mà không bị xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật; tăng cường lực lượng phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, kịp thời kiểm tra, ngăn chặn, tham mưu xử lý ngay từ đầu các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

Để triển khai hiệu quả, đại diện Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan cũng như chính quyền các quận huyện khi thực hiện Kế hoạch này phải bám sát tình hình thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, đề ra các giải pháp thiết thực, đồng bộ, khoa học, nhằm chấn chỉnh công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP trong thời gian tới.

Nội dung Kế hoạch phải xác định cơ chế phối hợp rõ ràng, chính xác; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra; tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, dư luận xã hội đồng tình, lực lượng thống nhất cao về tư tưởng và hành động. Mọi hoạt động trong công tác phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng phải chặt chẽ, thống nhất và phù hợp quy định pháp luật.

Trong Kế hoạch liên tăng cường công tác phối hợp quản lý trật tự xây đã phân cấp rõ từng cấp tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử phạt cụ thể như sau:

Đối với UBND phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các công trình xây dựng: Công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng theo quy định; công trình xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng; công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.

Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho rằng trong thời gian qua tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra phổ biến và phức tạp tại các quận huyện nhất là huyện Bình Chánh, quận Thủ Đức, quận 9. Ảnh: Huy Chương

Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc. Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt. Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Đối với Tổ công tác theo Kế hoạch này kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các công trình xây dựng: Nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện quyết định đầu tư. Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2, có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Công trình, bộ phận công trình xây dựng phát sinh sau khi công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng theo Giấy phép xây dựng do UBND cấp huyện cấp hoặc đã được cập nhật Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuộc dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở hoặc khu đô thị.

Tổ công tác lập Biên bản vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý của Tổ công tác; đồng thời, tham mưu Chủ tịch UBND quận, huyện ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc tham mưu Chủ tịch UBND quận, huyện trình Chủ tịch UBND TP ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

Đối với Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các công trình xây dựng: Công trình xây dựng do Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt; công trình xây dựng do các Bộ và cơ quan ngang Bộ phê duyệt, do các Sở chuyên ngành cấp hoặc phê duyệt; công trình được miễn giấy phép xây dựng [trừ công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, công trình bí mật Nhà nước, công trình quốc phòng, an ninh, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên].

Đối với Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP: Chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đối với công trình do Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP cấp Giấy phép xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

28/05/2022 10:13

Thành phố Trà Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại dịch vụ phát triển và là nơi mua bán diễn ra nhộn nhịp. Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, công tác lập lại trật tự và chỉnh trang đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết, đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải vào cuộc quyết liệt và có những giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ, lâu dài. 

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh cho biết: thời gian qua, thành phố Trà Vinh đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp cả hệ thống chính trị thành phố tập trung thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 28/12/2016; Chỉ thị số 48-CT/TU, ngày 05/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 01/KH-UBND, ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Trà Vinh về hành động cải thiện cảnh quan, môi trường, chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhằm đảm bảo cảnh quan môi trường, chuyển biến mạnh mẽ về ý thức của cán bộ, công chức và người dân trong việc chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, tháo dỡ di dời các chướng ngại vật, mái che, sắp xếp việc buôn bán, trả lại lòng đường, vỉa hè thông thoáng, đảm bảo mỹ quan đô thị, góp phần phát triển đô thị thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp và thân thiện với môi trường.

Trên cơ sở đó, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo chỉnh trang đô thị; thành lập Tổ Công tác xử lý vi phạm hành chính; đồng thời ban hành Quyết định số 671/QĐ-UBND, ngày 16/02/2017 về việc phân cấp quản lý đô thị trên địa bàn thành phố và các kế hoạch tuần tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường,…

Xe đẩy hàng rong lấn chiếm lòng đường, đoạn giao nhau giữa đầu đường 19/5 nối dài và đường Nguyễn Thị Minh Khai [Ảnh chụp lúc 17 giờ 20 phút, ngày 18/5/2022]. 

Trong mỗi đợt ra quân thực hiện, thành phố luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành về công tác trật tự đô thị cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh mua bán trên các vỉa hè dọc các tuyến đường trong nội ô thành phố còn diễn ra khá phổ biến, tập trung nhiều nhất đường 19/5, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thị Minh Khai,…

   

05 năm qua, thành phố Trà Vinh tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm công tác chỉnh trang đô thị được 4.423 cuộc, với 34.939 lượt người tham gia.

Qua đó, đã nhắc nhở 4.390 trường hợp; cam kết 6.645 trường hợp lấn chiếm vỉa hè; lập biên bản 3.934 trường hợp vi phạm và ra quyết định xử phạt hành chính, với số tiền 178,39 triệu đồng; tạm giữ tang vật vi phạm 905 trường hợp; tháo dỡ 2.301 mái che, hàng rào, vật kiến trúc lấn chiếm vỉa hè, tháo dỡ tờ quảng cáo, rao vặt trên cột điện, cây xanh,… xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng 28 trường hợp với số tiền 304,5 triệu đồng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tranh thủ lúc công viên tập trung người dân đến vui chơi hay đường Phạm Ngũ Lão, đường 19/5 cắt ngang công viên Trà Vinh [đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và 19/5 nối dài] có mật độ phương tiện lưu thông cao, vài người đưa xe đẩy đến khu vực dưới lòng đường, vỉa hè để buôn bán. Tuyến đường rộng hơn 05m lại bị thu hẹp do người dân dừng xe cạnh lòng đường mua thức ăn nhanh tại khu vực này làm ảnh hưởng các phương tiện giao thông khác gây mất trật tự giao thông. Khi lực lượng trật tự đô thị có mặt tuần tra, kiểm tra, người bán hàng rong vội vàng kéo hàng di dời, chỗ bày bán nên thường xuyên gây mất trật tự. Khi lực lượng kiểm tra rời đi thì người bán hàng rong tiếp tục bày bán lại, việc xử lý gặp khó khăn.

Việc buôn bán hàng rong không chỉ gây mất an ninh trật tự, dễ gây tai nạn giao thông cho người đi đường, đặc biệt là không kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và mất mỹ quan đô. Khi được hỏi về tình hình buôn bán khu vực này, bà Nguyễn Thị Thúy bán hạt dẻ tại vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão bộc bạch: dù biết buôn bán trên vỉa hè không đúng quy định nhưng không còn cách nào khác, do hoàn cảnh khó khăn, quá tuổi lao động quy định làm việc tại các công ty nên buôn bán hàng rong trên vỉa hè để có tiền trang trải cuộc sống. Do tuyến đường ở khu vực này gần công viên, trường học có nhiều đối tượng mua hàng “ăn vặt” nên thuận lợi việc kinh doanh. Trong quá trình buôn bán, bà không chiếm dụng lòng đường, luôn đặt xe đẩy bày bán trên vỉa hè nhằm hạn chế tình trạng gây cản trở giao thông. Để tránh tình trạng vi phạm trật tự đô thị, bà hy vọng địa phương tạo điều kiện cho một góc chỗ bán ở vỉa hè cố định, giúp những người bán hàng rong có việc làm, thu nhập ổn định hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm, mặc dù công tác chỉnh trang, lập lại trật tự đô thị còn gặp khó khăn và cần nhiều thời gian nhưng thành phố sẽ nỗ lực, quyết tâm sớm lập lại đường thông, hè thoáng, trả lại hình ảnh văn minh của thành phố. Để làm được mục tiêu này, thời gian tới, thành phố tập trung tuyên truyền trực quan, cổ động bằng nhiều hình thức trên trạm truyền thanh, thành phố, phường, xã về việc thực hiện các công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường,… thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị, tuyến phố xanh, sạch đẹp, nhất là các tuyến trung tâm, kiên quyết không để người dân lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, họp chợ. Đồng thời, xem xét điều chỉnh một số quy định về công tác quản lý nhà nước về vỉa hè, lòng đường để có giải pháp quản lý, nhằm giải quyết dứt điểm việc buôn bán hàng rong như hiện nay.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các ban ngành thành phố, phường, xã tổ chức các hoạt động, phát động phong trào tổng vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm vào cuối tuần, nhằm đảm bảo vệ sinh thông thoáng, sạch đẹp và thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông xây dựng, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự đô thị. Củng cố các mô hình tự quản về trật tự đô thị để người dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố.

Bài, ảnh: MẪN QUÂN

Video liên quan

Chủ Đề