Ưu nhược điểm thành lập nhà hàng mới

Khi muốn sở hữu một doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện thủ tục thành lập hoặc mua lại, nhận chuyển nhượng doanh nghiệp. Vậy ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới so với việc mua lại một doanh nghiệp cũ như thế nào? Để giúp bạn đọc có góc nhìn khái quát hơn về những phương thức sở hữu, phát triển doanh nghiệp; chúng tôi tổng hợp các thông tin pháp lý hiện hành về vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây. 

Thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Thành lập doanh nghiệp mới là gì?

Để tìm hiểu về ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới, bạn cần nắm được hoạt động thành lập doanh nghiệp mới là việc thực hiện đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Mua lại doanh nghiệp là gì?

Hoạt động mua lại doanh nghiệp được hiểu theo Luật Cạnh tranh là một trong những hình thức tập trung kinh tế. Cụ thể, theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

Có thể thấy, hoạt động mua bán doanh nghiệp chưa thật sự có khung pháp lý chi tiết để điều chỉnh. Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình sang nhượng và hoạt động của doanh nghiệp sau khi về tay chủ sở hữu mới. 

Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới

Thành lập doanh nghiệp mới lại sẽ đơn giản hơn nhiều cho nhà đầu tư. Tất nhiên với các ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới, bạn vẫn cần tham khảo cụ thể để lựa chọn phương thức phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình. 

Ưu điểm của thành lập doanh nghiệp mới

Việc thành lập doanh nghiệp sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích khi hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp. 

Thứ nhất, lợi ích về mục tiêu kinh doanh

Cá nhân không thể thực hiện được rất nhiều ngành nghề, mặt khác doanh nghiệp đáp ứng được điều đó. Thành lập doanh nghiệp là một trong những điều kiện bắt buộc của nhiều loại ngành nghề kinh doanh siêu lợi nhuận, hoặc các ngành nghề đặc thù. 

Một số ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp mới.

Thứ hai, lợi ích về mặt pháp lý

Các loại hình doanh nghiệp đều được pháp luật công nhận và bảo hộ. Pháp luật có xây dựng những hành lang pháp lý giúp hoạt động của công ty trở nên rõ ràng, minh bạch, đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông cũng được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết giúp các giao dịch thực tế trở nên hợp pháp và tránh được các tranh chấp không đáng có. 

Thứ ba, lợi ích trong hoạt động kinh doanh

Khi kinh doanh dưới doanh nghiệp được thành lập hợp pháp sẽ giúp các đối tác, khách hàng tin tưởng hơn. Tạo nên sự chuyên nghiệp và minh bạch trong kinh doanh. Doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn, đây cũng là tài liệu tài chính quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh hiện hành. 

Nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới

Việc thành lập một doanh nghiệp mới có nghĩa là bạn phải thực hiện xây dựng mọi thứ từ đầu. Từ các thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp, đến việc xây dựng nội bộ doanh nghiệp, phát triển kinh doanh với đối tác, các thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh, đăng ký giấy phép hoạt động… bạn đều phải thực hiện đầy đủ và chính xác nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là những khó khăn ban đầu và bạn hoàn toàn sẽ có thể vượt qua nhanh chóng nếu hợp tác với một đơn vị hỗ trợ pháp lý phù hợp. 

Trên đây là một số những ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới so với hoạt động mua lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Bạn có thể tìm hiểu thêm về pháp lý kinh doanh, các rủi ro khi hoạt động kinh doanh tại các bài viết khác trên trang //startuphouse.vn.

STARTUP HOUSE
Hotline: 0777 80 8888
Email: [email protected]

Khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, nếu bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, đào tạo đội ngũ và khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu riêng mà vẫn muốn thành công và thu lời nhanh thì mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là điều bạn có thể hướng đến. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Những ưu và nhược điểm khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này để có lựa chọn kinh doanh đúng đắn.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền [franchise] là hợp pháp và là mối quan hệ thương mại giữa chủ các thương hiệu với 1 cá nhân hay 1 nhóm mong muốn được sử dụng thương hiệu đó trong kinh doanh. Nói theo cách đơn giản, bên nhượng quyền có bản quyền tên, nhãn hiệu, công thức kinh doanh và bán bản quyền đó cho bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền thương hiệu được nhìn nhận như là một cách đơn giản cho những người mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh lần đầu. Tuy nhiên, cần phải xem xét 2 mặt ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh này để có quyết định phù hợp.

Bánh mì que BMQ là một trong những thương hiệu kinh doanh nhượng quyền

- Tỉ lệ thành công cao hơn so với việc bắt đầu thành lập, giảm thiểu rủi ro do không cần phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.

- Bạn có thể tiến hành kinh doanh được luôn, bất kể thời gian nào, không cần lo lắng về tên, trang trí, khẩu hiệu, thực đơn, tiếp thị và quảng cáo vì bên nhượng quyền thương hiệu đều đã có sẵn.

- Sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ từ A-Z. Đối với những người chưa có kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý thì đây là một điều rất hữu ích.

- Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động của cửa hàng/nhà hàng sẽ được chuẩn hóa. Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.

- Có thị trường và lượng khách hàng nhất định vì họ đã nhận diện được thương hiệu đó rồi. Khi mới bắt đầu kinh doanh mà đã có được những điều kiện tương đối thuận lợi như vây thì khả năng thành công là cao.

- Không cần phải tốn các chi phí quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng vì bên nhượng quyền đều có kế hoạch để đưa thương hiệu tiếp cận thị trường theo hệ thống chuẩn hóa.

- Bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức về sản phẩm, xây dựng cơ chế quản lý, bán hàng sao cho hiệu quả để vận hành theo mô hình kinh doanh cảu đơn vị nhượng quyền.

- Với việc lựa chọn kinh doanh các mặt hàng ăn uống, đặc biệt là bánh mì que thì vấn đề vốn ít là không cần lo lắng khi phần vốn bỏ ra rất ít.

- Tiền vốn là vấn đề hàng đầu cần phải lưu ý. Có những thương hiệu, mặt hàng kinh doanh cần có số vốn từ vài trăm đến vài tỉ đồng để có thể trở thành đối tác kinh doanh nhượng quyền.

- Thiếu tự do, sáng tạo. Bạn không có tiếng nói trong menu, trang trí, hoặc các biển hiệu của nhà hàng. Nếu bạn có một chủ đề nhất định hay ý tưởng trong tâm trí, nó có thể không khớp với nhà hàng nhượng quyền.

- Rất nhiều luật lệ. để duy trì chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của thương hiệu trên thị trường, bên nhượng quyền cần có những luật lệ hay những quy tắc đi kèm để đảm bảo các hoạt động kinh doanh đúng chuẩn hệ thống. Việc không tuân thủ các quy tắc kinh doanh có thể dẫn đến mất quyền lợi nhượng quyền thương mại.

Với những ưu và nhược điểm trên, bạn cần phải lựa chọn thận trọng những mặt hàng kinh doanh để không bị lỗ vốn hoặc chịu nhiều rủi ro nhất định. Chính vì thế, kinh doanh bánh mì que nhượng quyền thương hiệu BMQ là một giải pháp hữu hiệu.

Bánh mì que BMQ với tiêu chí NGON-BỔ-RẺ

Bánh mì que BMQ là thương hiệu có mặt trên thị trường từ năm 2009, với hơn 80 cửa hàng bán bánh mì que trên toàn quốc. Sản phẩm chủ lực là bánh mì que pate thơm giòn, cay vị ớt với tiêu chí ăn cực ngon – dễ chế biến – dễ bảo quản.

Kinh doanh bánh mì que BMQ theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ không cần bỏ ra số vốn 5 triệu đồng, được hỗ trợ đầy đủ các nguyên vật liệu, thiết bị, các kỹ năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Liên hệ ngay hotline 1900 5555 91 để được tư vấn để trở thành đối tác kinh doanh nhượng quyền của bánh mì que BMQ.

Với những ưu và nhược điểm khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, việc khởi nghiệp kinh danh sẽ dễ dàng hơn với những lựa chọn mang đến thành công.

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

1900 5555 91

DOWNLOAD BANHMIQUE APP :

Video liên quan

Chủ Đề