Từ nào dưới đây là từ ghép phân loại a chấm lo b hoa phương c học hành d nhà nhà

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


1. So sánh hai từ ghép sau đây:
Bánh trái [chỉ chung các loại bánh].
Bánh rán [chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhàn, rán chín giòn].a] Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp [bao quát chung]?

b] Từ ghép nào có nghĩa phân loại [chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất]?

Trả lời:So sánh hai từ ghép:Bánh trái: có nghĩa tổng hợp [vì nó chỉ chung các loại bánh.Bánh rán: có nghĩa phân loại [vì nó chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi của tiếng thứ nhất].

2. Viết các từ ghép [được in đậm] trong những câu dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép:


a] Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đạp trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.Theo Tô NGỌC HIẾN

b] Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

Trả lời:Phân loại từ ghép:a] Từ ghép có nghĩa phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray,máy bay.b] Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gòđống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.

3. Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Cây nhút nhát

Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

a] Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.b] Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

c] Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần. 

Trả lời:Xếp các từ láy vào nhóm thích hợp:a] Từ láy hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.b] Từ láy hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao.c] Từ láy hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần: rào rào, he hé.

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy, Ngắn 2

Câu 1 [trang 43 sgk Tiếng Việt 4]: So sánh hai từ ghép:- Bánh trái [chỉ chung các loại bánh]- Bánh rán [chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp thường có nhân rán chín giòn]a] Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp

b] Từ ghép nào có nghĩa phân loại

Trả lời:a] "Bánh trái" là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Vì nó dùng để chỉ chung cho tất cả các loại bánh tráib] "Bánh rán" là từ ghép có nghĩa phân loại. Vì nó chỉ một loại bánh cụ thể trong tất cả các loại " bánh trái" nhằm phân biêt, với các loại bánh khác như " bánh đúc", "bánh trôi nước" v…v…

Câu 2 [trang 44 sgk Tiếng Việt 4]: Viết các từ ghép được in đậm trong những câu đã cho [SGK TV4, tập 1, trang 44] vào trong bảng phân loại


Trả lời:
Đọc các đoạn văn đã cho rồi xem xét các từ in đậm, từ nào dùng để chi bao quát chung một loại sự vật, từ nào dùng để chỉ một sự vật cụ thể, em đưa các từ đó vào nội dung của bảng phân loại

Câu 3 [trang 44 sgk Tiếng Việt 4]: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp [SGK TV4, tập 1 trang 44]
Trả lời:a] Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: Nhút nhátb] Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: Lao xao, lạt xạt

c] Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào, he hé

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4

- Soạn bài Tập làm văn, Luyện tập xây dựng cốt truyện
- Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân [ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.


Trong nội dung Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về từ ghép và từ láy qua việc hướng dẫn giải những bài tập trong SGK trang 43.

Hocthattot.vn xin gửi đến các em học sinh Đề thi thử cấp 2 chất lượng cao Archimedes môn Tiếng Việt do cô Hà Vũ biên soạn.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM [50 điểm]

Đọc đoạn trích trong bài “Hoa học trò” [theo Xuân Diêu] rồi chọn cầu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi:

[…] [1] Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! [2] Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. [3] Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. [4] Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vây?

 [5] Bình minh của hoa phương là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. [6] Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. [7] Rồi hòa nhịp với mặt trời chói loi, màu phương manh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! [8] Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Câu 1. Từ nào dưới đây là từ ghép phân loại?

A. Chăm lo.               B. Hoa phượng.              C. Học hành.            D. Nhà nhà.

Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

A. Phơi phới.             B. Manh mẽ.                   C. chói lọi.               D. Bình minh.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng các quan hệ từ có trong câu [5]?

“Bình minh của hoa phương là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.”

A. của, còn, nếu, lại                                      B. của, còn, nếu, càng

C. của, nếu                                                    D. của, nếu, lại, càng

Câu 4. Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

A. Chói lọi.                       B. Tươi dịu.                     C. Màu đỏ.              D. Mạnh mẽ.

Câu 5. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn số [4] dưới đây:

“Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là phần chú thích.

C. Báo hiệu bộ phân câu đứng sau nó là phần liệt kê.

D. Báo hiệu bộ phân câu đứng sau nó là những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 6.Câu văn số [1] của đoạn trích thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói?

“Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!”

A. Câu trần thuật.                    B. Câu nghi vấn.

C. Câu cầu khiến.                   D. Câu cảm thán.

Câu 7. Các vế trong câu ghép “Mùa xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần.” được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nổi trực tiếp bằng dấu câu.

B. Nối bằng cặp quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến.

C. Nối bằng dấu câu và căp từ hô ứng.

D. Nối bằng quan hệ từ.

Câu 8. Xác định chủ ngữ của câu văn số [8]: “Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.”

A. “thành phố”                        B. “khắp thành phố

C. “khắp thành phố bỗng”      D. “khắp thành phố” và “nhà nhà”

Câu 9. Câu văn số [7] sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi!”

A. So sánh và nhân hóa.

B. So sánh.

C. Nhân hoá.

D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu văn số [8]? “Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.”

A. Làm cho câu văn thêm hay, sinh động và giàu hình ảnh hơn.

B. Gợi tả niềm vui của cả thành phố khi Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

C. Gợi tả hoa phương nở rất nhiều, đồng loat, màu đỏ tràn ngập không gian.

D. Gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, thắm tươi của hoa phượng mang theo cả niềm vui, hạnh phúc, ước mơ … và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho loài hoa này.

PHẦN II. TỰ LUẬN [100 điểm]

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng nguời đi, rồi bà mái tóc bạc phơ chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chay lại gần.

– Cháu đã về đấy ư?

Bà thôi nhại trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.

– Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy. Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

– Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.  

[“Về với bà”, theo Thạch Lam]

Câu 1. Theo em, có thể thay từ “hiền từ” trong câu “Bà thôi nhai trầu, đội mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương” bằng từ “hiền lành” được không? Vì sao?

Câu 2. Viết một đoan văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu trong đoạn trích [tình cảm của bà dành cho Thanh, tình cảm của Thanh đối với bà].

Download

Hướng dẫn Download tài liệu trên Hocthattot.vn: Xem hướng dẫn

Ghi chú: Thầy cô giáo hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho Hocthattot.vn vui lòng gửi về Fanpage: Học Thật Tốt hoặc Gmail: .

Tài liệu sẽ được giữ nguyên bản quyền tác giả. Xin chân thành cảm ơn!

Các bài viết liên quan

Các bài viết xem nhiều

Video liên quan

Chủ Đề