Thực trạng kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn hiện nay

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [96.4 KB, 12 trang ]


CHUYÊN ĐỀ : ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. Một số vấn đề lí luận về đổi mới kiểm tra, đánh giá
1. Một số khái niệm liên quan
1.1: Kiểm tra
1.2 : Đánh giá
1.3 : Chuẩn đánh giá.
2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá và những vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1 Vai trò của đánh giá
2.2 : Những vấn đề đổi mới đánh giá
2.2.1 : Đổi mới mục tiêu đánh giá
2.2.2 : Đổi mới mục đích kiểm tra, đánh giá
2.2.3 : Đổi mới công cụ đánh giá
2.2.4 : Đổi mới cách đánh giá
2.2.5 : Chuẩn đánh giá
II. Một số vấn đề về thực trạng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở THCS hiện nay
III. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh
IV. Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá
V. Qui trình thiết kế bộ công cụ đánh giá

CHUYÊN ĐỀ : ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. Một số vấn đề lí luận về đổi mới kiểm tra, đánh giá
1. Một số khái niệm liên quan
1.1: Kiểm tra :
Xem xét việc nắm bắt [ hiểu biết ] kiến thức của học sinh để đánh giá năng lực,
kết quả học tập của học sinh.
1.2 : Đánh giá
Đánh giá được hiểu là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống những thông
tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng, hiệu quả giáo dục


căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp, hành
động giáo dục tiếp theo
1.3 : Chuẩn đánh giá.
Chuẩn đánh giá là biểu hiện cụ thể mức độ tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà
người học phải đạt được. Xác định được chuẩn đánh giá sẽ tạo cơ sở để định
ra cụ thể nội dung, hình thức kiểm tra và cũng là căn cứ để đo mức độ nhận thức
và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh

2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá và những vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1 Vai trò của kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá có một vai trò vô cùng quan trọng
* Đối với giáo viên :
- Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, có cơ sở
thực tiễn để đánh giá kết quả học tập của học sinh, phát hiện ra những thiếu xót
trong kĩ năng cũng như kiến thức của học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời
- Kiểm tra, đánh giá còn giúp cho giáo viên nhận ra những ưu điểm cũng như
những hạn chế của mình trong công tác giáo dục để từ đó có những biện pháp
thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
* Đối với học sinh :
- Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh biết được kết quả học tập của mình để từ đó có
những biện pháp cũng như thái độ trong học tập. Chẳng hạn như học sinh phát hiện
ra chỗ hạn chế của mình để tích cực hơn trong học tập, rèn luyện hoặc học sinh
thấy được điểm mạnh của mình để có thái độ tự tin hơn trong học tập.
- Kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Nó giúp
học sinh hình thành lòng tin, ý chí quyết tâm, sự trung thực, tinh thần tập thể, ý thức
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

* Đối với các cấp quản lí :
- Kiểm tra đánh giá giúp các nhà quả lí biết được mức độ đạt được của học sinh
so với mục tiêu môn học để họ điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như các


hỗ trợ khác nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định
- Kiểm tra, đánh giá giúp các cơ quan quản lí giáo dục phát hiện ra những ưu điểm
cũng như các hạn chế của chương trình, sách giáo khoa để có những điều chỉnh
cho thích hợp
- Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà trường có cơ sở để tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh, cha mẹ học sinh
2.2 : Những vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá
2.2.1 : Đổi mới mục tiêu đánh giá
Giai đoạn Chương trình và sách giáo
khoa trước
Chương trình và sách giáo khoa
hiện nay
Mục tiêu
đánh giá
Quan tâm tới kiến thức mà
học sinh thu lượm được sau
mỗi bài học, mỗi chương,
mỗi học kì, mỗi năm
Kiến thức là cần thiết nhưng kĩ
năng cũng rất quan trọng hơn. Coi
trọng kĩ năng của học sinh là điểm
mới của mục tiêu giáo dục

Giai đoạn Chương trình và sách giáo
khoa trước
Chương trình và sách giáo khoa
hiện nay
Mục đích
của kiểm
tra, đánh


giá
Nhằm xác định kết quả học
tập của học sinh để đánh giá
quá trình phấn đấu học tập
của học sinh
Bên cạnh mục đích như trước kia
thì thêm mục đích khác. Đó là
cung cấp thông tin phản hồi về
quá trình dạy - học, về chương
trình, về SGK, về nội dung và
phương pháp dạy học để giáo
viên cũng như các cơ quan chức
năng có sự điều chỉnh cho phù
hợp nhằm đáp ứng những yêu
cầu giáo dục của thời đại mới
2.2.2 : Đổi mới mục đích kiểm tra, đánh giá

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Đọc bài Lưu

A. Mở đầu:

Ngày nay, Đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu cấp thiết của Bộ Giáo dục. Nó giúp giáo viên đánh giá một cách chính xác năng lực của học sinh. Giáo viên cần phải đổi mới đa dạng nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá. Sau đây, tôi giới thiệu với đồng nghiệp một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực đã triển khai ở tổ như sau.

B. Nội dung

I. ĐỔI MỚI NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

Cách 1: Ra đề không có trong sách và trên mạng, gắn với thực tiễn, yêu cầu năng lực tưởng tượng, sáng tạo, giáo dục tình cảm, thái độ cần thiết [rất cần thiết với bài về nhà]

VD1 : Lớp 10: Quyển sách bị bỏ quên trong ngăn bàn nhiều tuần tự kể chuyện mình

VD2: Cây hoa héo khô trong bồn trước cửa lớp tự kể chuyện mình

VD3: Kể lại một lần em làm người thân phải khóc

VD4: Thực hiện một cuộc phỏng vấn [ghi âm, hoặc ghi hình] về một tầm gương học tập hoặc hoạt động doàn thể mà em ngưỡng mộ

Cách 2: Ra đề đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổ chức kiến thức theo một kết cấu mới, với những lập luận, kiến giải, phản biện phù hợp

VD1. Viết bài luận trả lời cho câu hỏi: Em có lựa chọn sống Nhàn như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không?

VD2: Có đơn kiện Rùa vàng thiên vị An Dương Vương và hà khắc với Mị Châu. Em sẽ ủng hộ nguyên đơn hay bị đơn? Viết bài luận trình bày quan điểm của em

1. Kiểm tra việc đọc / tóm tắt tác phẩm văn xuôi

- Cách 1: Điền khuyết bằng lựa chọn, hoặc trả lời ngắn [kiểm tra được số lượng nhiều , và là PPKT như hoạt động học]

VD: Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm…1…… Nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, người chết như 2, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ, Tràng sống ở 3…cùng với..4 bằng làm nghề 5. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh ,nhờ một câu hò vu vơ, Tràng đã được một cô gái giúp đẩy xe . Vài ngày sau gặp lại, Tràng không thể nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc ……6…... Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ.. Tràng thấy “chợn” nhưng rồi lại tặc lưỡi đưa vợ về trong tâm trạng vừa …7

Việc Tràng nhặt được vợ đã làm 8... ngạc nhiên, chính anh cũng không dám tin, bà Cụ Tứ cũng không khỏi bàng hoàng , lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu . Vừa mừng vừa lo nhưng bà vẫn động viên, an ủi các con.

Sáng hôm sau, Tràng thức dậy cảm nhận ra sự thay đổi trong gia đình. Tràng thấy mình hạnh phúc và .....9...... Bữa sáng đón nàng dâu mới”, lúc đầu có ...10.... sau đó là món...11....nhưng vẫn đầm ấm. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết giữa lúc tiếng ..12... dồn dập,đám quạ bay vù như mây đen, Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh .13... bay phấp phới hôm nào.

Cách 2: Giáo viên chuẩn bị các sự kiện chính, yêu cầu học sinh sắp xếp đúng trật tự

2. Kiểm tra việc thuộc bài thơ ngắn, câu thơ quan trọng.

Cách 1: Nhìn hình ảnh đọc tục ngữ, ca dao, thơ

Cách 2: Thi đọc nối tiếp giữa hai tổ [thành viên hoàn thành cặp câu của mình có thể yêu cầu một thành viên cụ thể của đội bạn đọc tiếp nối]

Cách 3: Lựa chọn đúng sai [ở những câu dễ sai

  1. VD: Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
  2. VD2: Nắng xuống trời lên cao chót vót
  3. VD3. Nắng mưa là bệnh của trời

3. Kiểm tra nhanh bài ôn tập

  1. Học sinh tự đánh giá, và đánh giá lẫn nhau [phù hợp viết bài ngắn, hoặc việt từng của bàihoặc với bồi dưỡng HSG số lượng ít ]. Giáo viên yêu cầu tất cả HS viết mực xanh , chừa lề lớn, kẻ lời phê 3 cột. Bản thân- Bạn- Cô giáo Giáo viên thu bài, khóa bài ,kí tên chỗ học sinh sửa. Giáo viên thông báo trước nếu học sinh chấm lệch với giáo viên trên 2,0 bị trừ 1.0 điểm, nếu lệch dưới 1,0- 1,25 không trừ không cộng, nếu lệch từ 1,0 cộng 0,5 mỗi lần chấm

- Sau khi thảo luận và thống nhất đáp án, giáo viên để học sinh tự đánh giá bằng mực tím, tự ghi những ý thiếu, đánh dấu chỗ diễn đạt chưa đúng và tự sửa

- GV thu lại bài và chuyển cho bạn khác đánh giá [chọn các bạn có thế mạnh bổ sung chấm nhau] bằng mực đen

- Giáo viên đánh giá lần cuối sau khi đọc bài viết lần 1,phần tự đánh giá và đánh giá của bạn . Cuối cùng quyết định điểm số tính cả ý thức tự đành giá và đánh giá bạn

II. ĐỔI MỚI HÌNH THƯC KIỂM TRA

  1. Đổi mới cách kiểm tra 15 phút:

- Kiểm tra việc đọc tác phẩm của học sinh bằng phiếu.

Vd: Kiểm tra việc đọc tác phẩm “Vợ chồng A phủ”

Câu 1: Hãy tưởng tượng em là Mỵ, em sẽ có thái độ như thế nào khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ?

Câu 2: Nếu có quyền viết lại tác phẩm, em sẽ thay đổi chi tiết, sự việc nào? [Chọn một chi tiết hoặc sự việc]. Vì sao?

  1. Kiểm tra miệng:

- Kiểm tra việc hiểu tác phẩm phù hợp năng lực học sinh bằng cách cho học sinh lựa chọn yêu cầu:

VD: Với tác phẩm “Vợ nhặt”

Yêu cầu 1: Kể lại một đoạn mà em thích nhất trong truyện này?

Yêu cầu 2: Nếu em là Thị, em sẽ phản ứng như thế nào khi về đến nhà Tràng và biết được gia cảnh của Tràng?

Yêu cầu 3: Hình dung lần sau Tràng lại gặp Việt Minh khi đi đẩy xe thóc, Tràng sẽ phản ứng như thế nào?

GV cho học sinh tự chọn yêu cầu phù hợp với năng lực, trình độ của mình để trả lời.

III. CÁCH ĐÁNH GIÁ:

  1. Đánh giá hoạt động nhóm

GV phải đưa mẫu để học sinh đánh giá: Các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. VD một bài thuyết trình, giáo viên có thể sử dụng mẫu sau:

Bảng kiểm nghiệm đánh giá nhóm [Sau khi đã báo cáo kết quả làm việc nhóm]

2. Tự đánh giá cá nhân

[Nhóm tự kiểm nghiệm để rút kinh nghiệm và tìm sự hỗ trợ cho lần sau]

Yêu cầu học sinh đánh giá bài của nhau, gv phải hướng dẫn học sinh đánh giá

3. Đánh giá sự tiến bộ trong bài làm của hs

- Sổ theo dõi:

+ Số lần xung phong, chủ động tham gia hoạt động học tập tăng hay giảm?

+ Điểm các bài viết [15 phút và 1 tiết]: điểm bài sau có cao hơn [tiến bộ] bài trước hay không?

- Tổng kết vào cuối tháng, cuối học kì để có sự động viên, khích lệ [có thể cộng điểm]

C. Kết luận:

Thông qua việc thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, tôi nhận thấy kết quả đánh giá chính xác hơn về năng lực cũng như sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Bởi vì việc đánh giá học sinh là cả một quá trình chứ không phải đánh giá tại một thời điểm nhất thời như trước đây. Hơn nữa, thực hiện đa dạng các phương pháp kiểm tra đánh giá trên còn tạo hứng tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết giảng dạy. Vì vậy, tiết học sẽ sinh động hơn, các em sẽ cố gắng hơn trong học tập.

Người viết

Lương Thị Phước Ở

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề