Thị trường trái phiếu Châu Âu là gì

Thị trường trái phiếu Châu Âu [Eurobond market]

Thị trường trái phiếu Châu Âu - danh từ, tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Eurobond market.

Thị trường trái phiếu Châu Âu là thị trường trái phiếu tồn tại từ gần 30 năm nay và hiện là một trong những thị trường trái phiếu quốc tế lớn nhất thế giới; các trái phiếu Châu Âu thường được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán London và Luxembourg.

Đơn xin niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Luxembourg phải do ngân hàng Luxembourg đệ trình. Hầu hết các đợt phát hành trái phiếu Châu Âu đều dựa theo Luật của nước Anh.[TheoGiáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính]

Đặc điểm của thị trường trái phiếu Châu Âu

Ba đặc điểm rất quan trọng của thị trường trái phiếu Châu Âu là không có sự can thiệp của các qui định, các yêu cầu công khai ít nghiêm ngặt hơn và thị trường này được hưởng ưu đãi về thuế.

Không có sự can thiệp của các qui định

Chính phủ các nước quốc gia thường kiểm soát chặt chẽ việc những người nước ngoài phát hành chứng khoán bằng đồng tiền nước họ và chào bán trong phạm vi các nước này.

Tuy nhiên, các quốc gia nói chung lại có những giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với việc phát hành các loại chứng khoán bằng đồng ngoại tệ và chào bán chúng trên phạm vi thị trường của nước đó. Thực tế, việc mua bán trái phiếu ở Châu Âu không chịu sự chi phối của luật pháp bất cứ một quốc gia nào.

Các yêu cầu công khai thông tin ít nghiêm ngặt hơn

Những yêu cầu công khai thông tin của thị trường trái phiếu Châu Âu ít nghiêm ngặt hơn so với yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Mỹ.

Các công ty của Mỹ thường thấy rằng chi phí đăng kí phát hành trái phiếu Châu Âu thấp hơn so với chi phí đăng kí phát hành trái phiếu trong nước và nó cũng đỡ tốn kém thời gian hơn trong việc đem chứng khoán phát hành tới thị trường.

Tuy nhiên, Ủy ban chứng khoán Mỹ đã nới lỏng yêu cầu công khai thông tin đối với đợt phát hành chứng khoán riêng lẻ nhất định, với hi vọng sẽ làm tăng thêm sự hấp dẫn của trái phiếu trong nước và thị trường chứng khoán của Mỹ.

Được hưởng sự ưu đãi về thuế

Trái phiếu Châu Âu được miễn thuế và rất linh hoạt. Lãi của trái phiếu Châu Âu thường không thuộc diện chịu thuế thu nhập. Trước tháng 7/1984 do Luật thuế thu nhập của Mỹ mà các nhà đầu tư nước ngoài không nhận được 30% tiền lãi của mình từ các công ty cổ phần của Mỹ.

Thuế suất được tính dựa trên cơ sở nước mà người nước ngoài hiện đang cư trú là nước nào và hiệp định song phương về thuế giữa các quốc gia đó và Mỹ qui định ra sao. Các công ty cổ phần của Mỹ muốn phát hành trái phiếu Châu Âu phải thông qua các chi nhánh của các công ty tài chính ở nước ngoài.

Lần đầu tiên các công ty Mỹ cảm thấy khả quan khi chào bán trái phiếu Châu Âu trực tiếp cho người nước ngoài. Việc hủy bỏ luật thuế này của Mỹ buộc các chính phủ các nước như Pháp, Đức và Nhật phải tiến hành tự do hóa Luật thuế của họ để tránh việc các nguồn vốn bị chuyển từ các thị trường của họ ra nước ngoài. [Theo Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính]

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Khái niệm và phân loại 1.1 Theo cách phân loại cơ bản thì thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trường trái phiếu nước ngoài [Foreign bond market], thị trường trái phiếu Châu Âu [Eurobond Market]. Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi một trái phiếu do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng bản tệ của quốc gia đó thì trái phiếu đó gọi là trái phiếu nước ngoài và tạo nên thị trường trái phiếu nước ngoài. Khi một trái phiếu được do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng đồng tiền không phải nội tệ quốc gia đó thì gọi là trái phiếu Châu Âu và tạo ra thị trường trái phiếu Châu Âu. Global bond là loại trái phiếu được phát hành đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau, được định giá bằng nhiều loại tiền tệ, là nội tệ của các quốc gia được phát hành. Do đó, có tài liệu phân loại Euro Bond là một phần của Global bond. Thị trường trái phiếu châu Âu [Euro-bonds] 1.1.1 Thị trường trái phiếu Châu Âu là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú [công ty, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức quốc tế] phát hành nằm ngoài nước phát hành đồng tiền được ghi trên trái phiếu. Trái phiếu Châu Âu [Euro-bonds] được bán ở các quốc gia khác hơn là quốc gia hơn là quốc gia mà đồng tiền của nó được sử dụng để đo giá trị trái phiếu. Mặc dù trung tâm thị trường trái phiếu Châu Âu là ở Châu Âu, nhưng nó không có ranh giới quốc gia. Chẳng hạn, một công ty Pháp phát hành trái phiếu tính bằng đồng bảng Anh ở Thụy Sỹ, Luxembourg và Frankfurt đều gọi là trái phiếu Châu Âu. Trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều nước khác nhau, nó đã trở nên một loại trái phiếu bao trùm để huy động vốn đồng thời từ các nền kinh tế thế giới. Thông thường trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều trung tâm tài chính thông qua các nhóm ngân hàng bảo lãnh đa quốc gia và được tổ chức đầu tư quốc tế mua. Các tổ chức này có tầm hoạt động vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia phát hành. Khác với trái phiếu nước ngoài, việc phát hành traí phiếu Châu Âu cho phép chọn lựa loại đồng tiền nhờ đó người chủ nợ có thể yêu cầu để được hoàn trả bằng một trong những loại đồng tiền khác nhau và như vậy giảm được rủi ro về trao đổi ngoại tệ hàm chứa trong loại trái phiếu nước ngoài được phát hành bằng một đồng
  2. tiền duy nhất. Tuy nhiên trên thực tế, lãi vay lẫn nợ gốc vẫn thường được thanh toán bằng đồng dollar Mỹ [USD]. Thị trường trái phiếu nước ngoài [Foreign bond] 1.1.2 Là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú [chính phủ, các công ty nước ngoài] phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nội địa. Ví dụ: Công ty BP [Anh] phát hành trái phiếu bằng đồng Yên ở Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, hay như Chính phủ Trung Quốc đã có 2 đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1994 với tổng mức phát hành hơn 1 tỷ USD, hoặc giả như là trường hợp Đan Mạch quyết định phát hành trái phiếu bằng đồng Sterling ở thị trường chứng khoán Luân Đôn. Tất cả các loại trái phiếu trên là trái phiếu nước ngoài. Có mười lăm thị trường trái phiếu nước ngoài trên thế giới [xem phụ lục], ví dụ như Thị trường trái phiếu Yankee của Mỹ, Samurai của Nhật, Bulldog của United Kingdom. Đó là trái phiếu trên các thị trường trái phiếu công khai của các quốc gia kể trên. Ngoài ra, còn có các thị trường không công khai, nơi mà nhà phát hành trái phiếu không cần phải đăng ký với sở giao dịch và có thể được bán trực tiếp cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường này có quy mô nhỏ và số lượng các nhà đầu tư tham gia cũng ít hơn. Đặc điểm 1.2 Thị trường Trái phiếu Châu Âu 1.2.1 Ích lợi chính của thị trường trái phiếu Châu Âu là tương đối ít bị điều chỉnh, thu nhập từ thị trường này phần lớn không phải chịu thuế và việc phát hành chứng khoán mang tính linh hoạt hơn so với thị trường nội địa. Về loại đồng tiền thanh toán, doanh số phát hành trái phiếu Châu Âu bằng dollar là lớn nhất [trong năm 1996, trái phiếu châu Âu ghi bằng USD chiếm 43,78% trên tổng số phát hành], tiếp theo là Bảng Anh, Mác Đức, Yên Nhật, và đơn vị tiền tệ của Châu Âu ECU [European Currency Unit]. Hầu hết các Eurobond được phát hành bởi những tổ chức có hệ số tín nhiệm cao, ví dụ hệ số AAA và AA chiếm tới gần 80% tổng số các đợt phát hành. Những nhà phát hành Eurobond tích cực nhất là các chính phủ, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng đầu tư Châu Âu và các công ty đa quốc gia. Một số nhà phát hành Eurobond ghi bằng đồng tiền không được sử dụng vào mục đích cuối cùng, mà họ chuyển đổi sang đồng tiền cần thiết khác thông qua nghiệp vụ Swap. Mức lãi suất của Eurobond phụ thuộc vào: điều kiện thị trường và hệ số tín nhiệm của nhà phát hành. Thị trường trái phiếu nước ngoài 1.2.2
  3. Đặc điểm của loại trái phiếu nước ngoài là nó được thanh toán bằng đồng tiền của nước nơi nó được phát hành. Tuy nhiên, cũng có những nước mà trái phiếu có thể được phát hành bằng đồng tiền khác. Trong trường hợp này, tên của trái phiếu nước ngoài sẽ khác. Chẳng hạn, ở Nhật, trái phiếu phát hành bằng Yen tên là Samurai, phát hành bằng USD tên là Shogun. Thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản. Thị trường trái phiếu Mỹ rất đa dạng. Thị trường Yankee là thịt trường công khai, cung cấp vốn trung và dài hạn cho nhà đầu tư ngoài nước. Thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng gồm thị trường công khai là thị trường Samurai. Các nhà phát hành trên thị trường này có điều kiện tiên quyết là phải được xếp tín nhiệm từ BBB trở lên. Các trái phiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty Nhật Bản bảo lãnh. Còn trên thị trường không công khai của Nhật, các nhà phát hành không cần phải tuyên bố bất kỳ một tài liệu nào theo luật giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên số lượng trái phiếu này ít và cũng ít nhà đầu tư. Trong đó, thị trường lớn nhất là Nhật và Mỹ[1], sau đó là Châu Âu và thứ ba là thị trường Kangaroo của Úc. Phần còn lại gồm các thị trường nhỏ hơn và gần đây như PRC [Panda bonds] và Taipei, China [Formosa bonds]. Hai trái phiếu Panda đaa62u tiên được phát hành tháng 10 năm bởi công ty tài chính quốc tế [the International Finance Corporation] và the ADB [CNY1.1 billion of 10-year bonds at a 3.4% yield and CNY1 billion of 10-year bonds at a 3.34% yield]. Trái phiếu có kỳ hạn dài nhất được phát hành ở UK [trái phiếu Bulldog] kỳ hạn 13.1 năm, và ở EU kỳ hạn là 12.7. Trái phiếu có kỳ hạn ngắn nhất được phát hành Switzerland: 1.7 năm Hy Lạp 2.9 năm. Người phát hành quan trọng nhất trên thị trường này là Ngân Hàng Thế Giới dành cho chương trình International Bank for Reconstruction and Development [IBRD] chiếm 15.1%, sau đó là Ngân Hàng Thụy Sỹ-The United Bank of Switzerland [UBS], 9.7% và Ngân Hàng Châu Âu[the European Bank], dành cho chương trình Reconstruction and Development [EBRD]-3.3%. Trong đó, UBS thường phát hành trái phiếu với kỳ hạn ngắn nhất, trung bình là 1,5 năm, World Bank EBRD phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài hơn, trung bình từ 6.3 đến 9.9 năm. Từ năm 1928 đến hết năm 2009 có tổng cộng 3132 đợt phát hành trái phiếu nước ngoài trên thế giới. Trong số đó 88.2% là có lãi suất cố định. Chỉ có một số ít là có kèm quyền chọn 8.2% là có thể mua lại; 16.4% trái phiếu chuyển đổi, 5.2% trái phiếu lưỡng tệ. 58.7% là trái phiếu vô danh. Tuy nhiên, đến 36.8% trái phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của quốc gia được phát hành hay nói cách khác là phải được đăng ký. Trong đó 14.9% được phát hành ở Australia-nước cấm chứng khoán vô danh. Mặt khác, chỉ có 8.5% trái phiếu có bảo đảm, 1.3% có thế chấp tài sản, còn lại đều không được bảo đảm.
  4. Nếu phân theo chủ thể phát hành, thị trường trái phiếu nước ngoài gồm ba nhóm, trái phiếu công ty, chiếm 51,1%, trái phiếu của các tổ chức quốc tế, chiếm 28.8%, trái phiếu chính phủ chiếm 20.1%. Trong đó, trái phiếu của các tổ chức quốc tế có kỳ hạn trung bình dài nhất 7 năm, sau đó là trái phiếu chính phủ trung bình 6.6 năm, trái phiếu công ty có kỳ hạn trung bình là 4.9 năm. Kỳ hạn cũng tương ứng với mức điểm tín dụng của từng chủ thể phát hành các tổ chức quốc tế là AAA, của chính phủ là AA, của công ty là A. Đa số các trái phiếu đạt điểm AAA được phát hành ở Nhật và thị trường trái phiếu Châu Âu-76.2%, sau đó là Australia-7.5%. 1.2.3 Đặc điểm so sánh giữa thị trường trái phiếu nước ngoài và thị trường trái phiếu Châu Âu Ở Mỹ, các đợt phát hành trái phiếu Yankee phải tuân thủ các quy tắc của Ủy ban giao dịch chứng khoán SEC [Securities and Exchange Commission]. Mục đích chính c ủa SEC là bảo vệ nhà đầu tư. Theo SEC, mỗi trái phiếu được phát hành phải bao gồm một bản cáo bạch về tình hình tài chính của công ty phát hành, và tất cả các chi tiết liên quan để đánh giá đúng mức độ rủi ro của trái phiếu. Những bản cáo bạch như vậy tốn rất nhiều chi phí. Đồng thời công ty cũng phải công bố báo cáo tài chính hằng quý ra công chúng. Những báo cáo tài chính này phải đúng chuẩn kế toán của Mỹ [GAAP]. Đối với các công ty ngoài nước Mỹ thì việc điều chỉnh các báo cáo tài chính sang chuẩn của Mỹ cũng tốn rất nhiều chi phí. Ở nước nào cũng có một cơ quan hay tổ chức tương tự SEC. Cơ quan này có thể trực thuộc Bộ Tài Chính hoặc là một cơ quan độc lập như SEC.Tuy nhiên, cũng có những nước không đòi hỏi phải chuẩn bị báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của nước mình. Ví dụ điển hình là Thụy Sỹ, nước có thị trường tài chính phát triển mạnh nhất năm 1991 do không đòi hỏi các nhà phát hành nước ngoài phải cung cấp báo cáo tài chính theo chuẩn nước mình khi phát hành trái phiếu ở Thụy Sĩ. Việc phát hành trái phiếu ở thị trường trái phiếu Châu Âu ít khắt khe hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa trái phiếu nước ngoài và trái phiếu Châu Âu là trái phiếu Châu Âu không được bán rộng rãi cho công chúng. Trái phiếu Châu Âu thường được chào bán bởi các tổ chức bảo lãnh [Underwriters] cho các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp. Những nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp này có thể mua trái phiếu cho tài khoản của một tổ chức hoặc cho cá nhân. Do đó, các luật lệ khi phát hành hay khi mua bán trái phiếu Châu Âu trên thị trường thứ cấp chỉ ở mức tối thiểu. Các yêu cầu về công bố thống tin tùy thuộc vào từng thị trường mỗi nước. Các nhà phát hành có mức tín nhiệm cao như Exxon, Nissan Motor, Nestlé không cần phải cáo bạch thông tin gì nhi ều. Các nhà phát hành dưới chuẩn cũng được phép tham gia vào thị trường này theo một quy trình cáo bạch thông tin của thị trường. Việc phát hành trên các thị trường trái phiếu nước ngoài luôn đòi hỏi người phát hành cần được xếp hạng tín nhiệm. Còn phát hành trái phiếu Châu Âu không đòi hỏi xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nhà phát hành nào được xếp hạng
  5. tín nhiệm sẽ dễ phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài hơn. Do đó, xu hướng hiện nay là các nhà phát hành được xếp hạng tín nhiệm. Các trái phiếu Châu Âu ít khi được niêm yết trên sở giao dịch ở Mỹ, nhưng ở London và Luxembourg thì bắt buộc phải được niêm yết. Nhiều định chế chỉ được mua trái phiếu được niêm yết mà thôi. Tuy nhiên, đa phần các giao dịch đều được thực hiện qua thị trường phi tập trung, yết giá trên sở giao dịch chỉ dùng để thông báo giá đóng cửa. Trên vị thế của nhà phát hành, thị trường trái phiếu nước ngoài của Mỹ rộng và sâu, nên có thể đáp ứng các đợt phát hành trái phiếu với khối lượng lớn và kỳ hạn dài. Tuy nhiên, thị trường Mỹ lại rất quan trọng việc xếp hạng tín dụng và công bố thông tin cho công chúng. Thị trường trái phiếu Châu Âu thì có tốc độ phát hành trái phiếu nhanh hơn rất nhiều do không có nhiều thủ tục phiền hà. Chi phí dành cho các nhà bảo lãnh phát hành khá lớn, nhưng bù lại, chi phí lãi thấp hơn. Trên vị thế của nhà đầu tư, độ sâu và rộng của thị trường trái phiếu Mỹ cũng rất hấp dẫn. Nhưng các trái phiếu phát hành ở đây phải được đăng ký, tức nhà đầu tư nắm trái phiếu định danh và phải trả thuế thu nhập. Trong khi đó, trái phiếu Châu Âu là trái phiếu vô danh, và không bị đánh thuế thu nhập. Nói chung, so với thị trường trái phiếu Mỹ thì thị trường trái phiếu châu Âu kém thanh khoản hơn và có ít thông tin về người phát hành. Tuy nhiên thị trường trái phiếu Châu Âu có tốc độ phát hành nhanh hơn và giá cả cạnh tranh hơn, không bị quản lí bởi cơ quan nào và không cần nộp thuế thu nhập. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh của thị trường trái phiếu nước ngoài so với thị trường trái phiếu châu Âu, Mỹ đã ban hành các chính sách như “Self registration” năm 1982, cùng với luật 415. Luật này giúp làm giảm các chi phí phát hành trái phiếu ra công chúng. Sau đó, tháng 7 năm 1984, Mỹ thay đổi luật, miễn thuế thu nhập từ lợi tức cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, thị trường trái phiếu công ty dành cho nhà đầu tư nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn. Quan trọng nhất là luật 144A, ban hành vào tháng 4 năm 1990, và tạo ra thị trường luật 144a. Các nhà phát hành có thể bán chứng khoán cho một hay nhiều các định chế đầu tư đủ tiêu chuẩn [qualified institutional buyers- QIB]. Chứng khoán này không cần phải đăng ký hay niêm yết, nên không cần tuân thủ các quy tắc của SEC về chuẩn mực kế toán, công bố thông tin. Sau khi luật này được ban hành, thị trường trái phiếu nước ngoài của Mỹ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1993 có tổng khối lượng phát hành là US$ 91, tăng lên US$ 300b, năm 1998. 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Thị trường trái phiếu nước ngoài 2.1 Trái phiếu nước ngoài lần đầu tiên được phát hành bởi công ty Majzen [xem phụ lục bảng 3] vào thị trường EU năm 1928. Có 5 trái phiếu được phát hành từ năm 1928 đến 1952. Sau đó, năm 1971, cộng hòa Ireland đã phát hành một trái phiếu nước ngoài bằng
  6. đồng Bảng Anh vào thị trường UK. Sau đó, cũng năm 1971, The World Bank, ADB và các quốc gia khác phát hành một loạt trái phiếu định giá bằng đồng Yen vào thị trường Nhật [trái phiếu Samurai]. Từ 1976, trái phiếu nước ngoài được phát hành thường xuyên hơn và ngày càng tăng nhanh. Tuy năm 2007-2008, thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng số lượng trái phiếu trong giai đoạn 2006-2010 vẫn gia tăng so với giai đoạn 2001-2005: 1193 tính đến 6/2009 so với 827 trái phiếu. Thị trường trái phiếu Châu Âu 2.2 Nói đến sự phát triển mạnh của thị trường trái phiếu Châu Âu, thường có hai nguyên nhân lớn được kể đến: IET, VFCR. IET Interest Equalization Tax: Đạo luật thuế đánh trên tiền lãi thu được từ việc nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu nước ngoài phát hành vào nước Mỹ. Do tổng thống John F Kendedy ban hành vào ngày 18/7/1963, nhằm ngăn chặn dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Mỹ, giúp làm giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ. Thuế suất khác nhau tùy vào kỳ hạn, từ 2.75% cho trái phiếu kỳ hạn 3 năm đến 15% cho trái phiếu hoặc chứng khoán có kỳ hạn trên 28,5 năm. Sau đó đạo luật còn được mở rộng thêm cho các kỳ hạn ngắn. IET có ảnh hưởng rất lớn, gần như làm đóng cửa thị trường trái phiếu quốc tế Yankee của Mỹ và thúc đẩy các công ty nước ngoài phát hành trái phiếu được định giá bằng USD ra thị trường ngoài nước Mỹ, cụ thể là thị trường London và Luxembourg. Tuy nhiên đạo luật trên vẫn không thể cải thiện được cán cân thanh toán của Mỹ. Tháng 1/1965, tổng thống Lyndon Johnson áp đặt một, tạm dịch là, Chương trình hạn chế tín dụng nước ngoài tự nguyện [Voluntary Foreign Credit Restraint or VFCR]. Chương trình nhằm hạn chế sự đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Mỹ theo một mức giới hạn tự nguyện của công ty. Nếu công ty nào có đóng góp tích cực vào cán cân thanh toán của Mỹ [như tăng xuất khẩu hoặc chi trả cổ tức vào trong nước] sẽ được hưởng một số quyền được phép đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, đầu năm 1968, VFCR được ban hành lại dưới tên OFDI-Office of Foreign Direct Investment, và trở nên bắt buộc chứ không còn tự nguyện nữa và đã cải thiện được cán cân thanh toán của Mỹ. Khi hai đạo luật trên được bãi bỏ vào năm đầu1974, cuối năm 1974, trái phiếu Eurodollar trên thị trường trái phiếu quốc tế giảm đi 4 lần, từ US$M 3908 xuống còn US$M 996. Tưởng chừng như các hoạt động vay vốn từ nước ngoài lại quay trở về New York. Tuy nhiên, những năm sau đó, trái phiếu nước ngoài và trái phiếu Eurodollar tăng trưởng với tốc độ gần bằng nhau, mỗi loại chiếm khoảng 50%. Từ 1981 thì trái phiếu Eurodollar tăng vượt trái phiếu nước ngoài. Từ 1985. trái phiếu Eurodollar chiếm 80%. Dần dần, trái piếu Châu Âu không chỉ phát hành bằng USD mà cả những đồng tiền khác và kết hợp với hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Năm 1999, khoảng 95% trái phiếu Euro được phát hành bằng USD, Euro và GBP. Đồng thời, kỳ hạn trái phiếu cũng đa dạng hơn. Kỳ hạn phổ biến là từ 5 đến 7 năm, sau đó là từ 10 đến 20 năm, và cũng có thể hơn. Khối lượng phát hành cũng tăng lên, trên 100 triệu USD năm 1986, tăng lên khoảng 6 tỷ USD mỗi năm kể từ 1990, đạt 60 tỷ năm 1998.
  7. 3. CÁC CÔNG CỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Phân loại trái phiếu 3.1 Trái phiếu có lãi suất thả nổi - Floating rate note 3.1.1 Trái phiếu này khác với các trái phiếu thông thường bởi vì nó không chào giá cả cố định. Đặc tính của nó là việc hứa hẹn sẽ trả cho nhà đầu tư một khoản tiền lời thay đổi cùng với lãi suất chuẩn. Lãi suất thay đổi theo từng kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng trong thời hạn của trái phiếu. Lãi suất thường được dựa trên một lãi suất tham khảo nào đó, thông thường là LIBOR [London Inter Bank Offered Rate] đối với trái phiếu định giá bằng USD và EURIBOR đối với trái phiếu định giá bằng Euro, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng. Ví dụ như một loại trái phiếu có tỷ giá ấn định là 1/2% cao hơn LIBOR. Thực tế với người vay có tiếng tăm đặc biệt tốt có thể phát hành những trái phiếu có tỷ giá bằng hoặc thấp hơn LIBOR. Ngoài ra người ta còn lấy căn cứ là mức lãi suất của trái phiếu Kho bạc Mỹ làm chuẩn cho tỷ giá phát hành một số loại trái phiếu khác. Không giống như các loại trái phiếu có lãi suất ổn định [straight bond] giá cả thường thay đổi theo lãi suất, giá cả của loại trái phiếu có tỷ giá thả nổi không thay đổi theo lãi suất. Vì vậy loại trái phiếu này đặc biệt hấp dẫn đối với các tổ chức tiền tệ không thích rủi ro, các ngân hàng là khách hàng chính của loại trái phiếu này. Loại trái phiếu này có tiền lãi được nhận hằng năm hoặc quý, bằng loại tiền tệ ghi trên trái phiếu. Ví dụ vế tính lãi suất thả nổi: Một trái phiếu có lãi suất thả nổi như sau: bằng lãi suất LIBOR 6 tháng cộng với 50 điểm cơ bản, với trần là 7%, sàn là 5% thì lãi suất được thay đổi mỗi 6 tháng như sau: Ngày đổi LS LIBOR Coupon Rate Jan-02 5.5% 6% Jul-02 5.8% 6.3% Jan-03 6.3% 6.8% Jul-03 6.8% 7% Jan-04 7.3% 7% Jul-04 3.7% 5% Jan-05 2.5% 5% Trái phiếu có lãi suất cố định - Straight fixed-rate 3.1.2 Là trái phiếu có lãi suất cố định và không thay đổi trong thời hạn của trái phiếu. Loại trái phiếu này thường hưởng lãi hằng năm, bằng loại tiền tệ ghi trên trái phiếu.
  8. Loại này còn được gọi là trái phiếu “plain vanilla”, lãi suất và ngày đáo hạn cố định và không có quyền chọn nào kèm theo. Cách tính giá trái phiếu: Trái phiếu chuyển đổi - Convertible bond 3.1.3 Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu công ty theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước. Thông thường bao giờ người phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng dành cho người mua quyền quyết định có chuyển đổi sang cổ phiếu hay không. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền không chuyển sang cổ phiếu nếu tại thời điểm chuyển đổi, công ty làm ăn không tốt. Trái phiếu chuyển đổi có thể được coi là sự kết hợp giữa một trái phiếu thường và một quyền chọn mua cổ phiếu. Thông thường, trái phiếu loại này có tỉ suất trái tức tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song bù lại, nó hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn từ khả năng mua được cổ phiếu với mức giá ưu đãi trong tương lai. Quyền chọn mua cổ phiếu chính là giá trị gia tăng của loại trái phiếu này, khiến nó trở thành một mặt hàng rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhiều khi, công ty chưa phát hành cổ phiếu, nhưng trái phiếu chuyển đổi của nó đã trở thành một mặt hàng được giới đầu tư săn lùng gắt gao, đặc biệt là trong trường hợp các "bluechip" tương lai. Từ góc độ của công ty phát hành, lợi ích chủ yếu của việc huy động vốn từ trái phiếu chuyển đổi là việc giảm được lãi suất cho vay. Ngoài ra trái phiếu chuyển đổi còn có một loại chứng khoán gần tương tự với nó, đó là trái phiếu hoán đổi [exchangeable bond]. Hai loại này khá giống nhau, chỉ khác ở chỗ loại cổ phiếu mà trái phiếu hoán đổi nhận được là cổ phiếu của công ty khác.Phát hành trái phiếu chuyển đổi là một cách giúp công ty tránh việc nhà đầu tư nhìn nhận các hành động của mình theo chiều hướng tiêu cực. Ví dụ, một công ty đã niêm yết, chọn cách tăng vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu.Thị trường thường nhìn nhận việc này như một tín hiệu cho thấy giá cổ phiếu của công ty đang được định giá quá cao. Để tránh ấn tượng xấu này, công ty sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi mà những người nắm giữ có thể chuyển sang cổ phiếu nếu công ty làm ăn tốt.
  9. Trái phiếu không tính lãi - Zero-coupon bond 3.1.4 Trái phiếu Zero-coupon là trái phiếu không trả lãi định kỳ. Trái phiếu này được bán với giá chiết khấu so với mệnh giá. Ở Mỹ, các nhà đầu tư vào trái phiếu này phải đóng thuế trên thu nhập từ trái phiếu này, còn ơ Nhật thì loại này được miễn thuế. Cách tính giá: Trái phiếu lưỡng tệ- trái phiếu tiền kép - Dual currency bond 3.1.5 Những trái phiếu được gọi là trái phiếu tiền kép khi giá vốn của trái phiếu là một loại tiền tệ, trong khi trái phiếu được thanh toán bằng một loại tiền tệ khác. Trái phiếu này thường được nhận lãi hằng năm và nhận vốn gốc bằng một loại tiền tệ khác với loại tiền tệ mà nhà đầu tư mua nó. Ví dụ: Một công ty muốn vay bằng US dollar để sử dụng cho một mục đích nào đó bằng cách phát hành trái phiếu có giá vốn US dollar, nhưng với số Franc Thụy Sỹ thu nhập của công ty sẽ thanh toán cho trái chủ bằng Franc Thụy Sỹ khi đáo hạn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải xử lý một cách có hiệu quả các mức độ rủi ro tiền tệ dựa trên hoạt động của tỷ giá hối đoái. Loại trái phiếu này là một sự lựa chọn thích hợp với các công ty đa quốc gia.Các công ty Nhật là những nhà phát hành lớn loại trái phiếu này bằng Yen và sau đó trả vốn gốc bằng USD. Trái phiếu tiền tệ đa quốc gia - trái phiếu đa tệ 3.1.6 Tình trạng bất ổn ngày càng tăng của tỷ giá hối đoái tiền tệ từ thập kỉ 70 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều cách đầu tư tự bảo hiểm. Với cố gắng làm giảm tới mức tối thiểu ảnh hưởng do những biến động tiền tệ này, một số trái phiếu đã được phát hành với tính chất đa tiền tệ. Đây là loại trái phiếu được định danh bằng một nhóm tiền tệ như SDR hay EUR, hay bằng nhiều đồng tiền khác nhau cho một đợt phát hành. Trái phiếu ECU đã trở nên thành công nhất trong số những trái phiếu đa tiền tệ được phát hành. Thuận lợi của các trái phiếu này là người phát hành có thể tính giá trị trái phiếu bằng nhiều loại tiền tệ. Do đó chúng có khả năng giảm rủi ro tiền tệ hơn so với trái phiếu chỉ được tính bằng một loại tiền tệ. Với một công ty có nhiều nguồn thu nhập được tính bằng nhiều nguồn tiền tệ khác nhau có thể dễ dàng giữ các trái phiếu đa tiền tệ như trái phiếu ECU chẳng hạn. Trái phiếu toàn cầu - Global Bond 3.1.7
  10. Xuất hiện vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Là loại trái phiếu được định danh bằng một loại trái phiếu tự do chuyển đổi [thường là USD] và được bán trên phạm vi toàn cầu kể cả nước có đồng tiền ghi trên trái phiếu. Đây là loại trái phiếu được ưa thích nhất trên thị trường trái phiếu quốc tế hiện nay. Bảng 2: Tóm tắt đặc điểm các loại trái phiếu INSTRUMENT INTEREST FREQUENCY COUPON TYPE CURRENCY PAYOFF Straight fixed-rate annual Fixed Currency of issue Floating rate note annual or quarterly Variable Currency of issue Convertible bond annual Fixed Currency of issue or convertible Straight fixed-rate with annual Fixed Currency of issue plus shares equity warrants Zero-coupon bond none Zero Currency of issue Dual-currency bond annual Fixed Dual Currency Composite currency bond annual Fixed Composite currency Rủi ro của trái phiếu 3.2 Rủi ro tín nhiệm hay rủi ro vỡ nợ - Credit risk or default risk Là rủi ro mà người đi vay không thể hoặc không sẵn lòng trả vốn gốc và tiền lãi khi đến hạn thanh toán. Rủi ro lãi suất - Interest rate risk Là rủi ro mà lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm giá trị của trái phiếu. thông thường, trái phiếu có kỳ hạn càng dài thì rủi ro lãi suất càng cao. Rủi ro lạm phát - Inflation risk Rủi ro lạm phát liên quan đến rủi ro lãi suất, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư mua để nắm giữ chứ không bán. Do giá trị của trái phiếu sẽ giảm đi khi lạm phát tăng, do lãi suất sẽ tăng. Trái phiếu có lãi suất thả nổi có ít rủi ro này hơn. Rủi ro thanh khoản - Liquidity risk or marketability risk Rủi ro này tùy thuộc vào việc nhà đầu tư có dễ dàng bán trái phiếu tại hoặc gần giá trị thực của nó hay không. Chênh lệch giữa giá chào mua và chào bán là chỉ số của rủi ro thanh khoản. Rủi ro quốc gia - Country risk Là rủi ro mà một quốc gia không thể thực hiện các cam kết tài chính của mình. Cụ thể là vỡ nợ do các lí do chính trị hoặc kinh tế vĩ mô. Rủi ro quốc gia còn bao gồm việc một quốc gia thay đổi chính sách về tỷ giá hoặc chính sách luân chuyển dòng vốn vào ra quốc gia đó.
  11. Rủi ro tiền tệ hay rủi ro tỷ giá - Currency risk or foreign exchange risk Là rủi ro liên quan đến sự thay đổi giá trị của đồng tiền mà trái phiếu được định giá. Lợi nhuận của trái phiếu 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng mức lợi tức của trái phiếu Yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ loại trái phiếu nào chính là mức lãi được ấn định, và đây cũng chính là điều hấp dẫn các nhà đầu tư. Trái phiếu quốc tế cũng có nhiều mức lãi khác nhau và cũng không ngoài quy luật: trái phiếu càng hàm chứa nhiều rủi ro thì càng phải yêu cầu mức lãi cao hơn. Sau đây là một số yếu ảnh hưởng đến lợi tức trái phiếu: • Địa vị của người phát hành - Issuer type: Đối với các con nợ nổi tiếng và có uy tín thì bao giờ cũng được các nhà đầu tư đánh giá cao về mức độ tín nhiệm, như Ngân hàng thế giới hay Ngân hàng đầu tư Châu Âu, do đó các trái phiếu của họ có thể đặt mức lãi là thấp nhất. • Thời hạn thanh toán của trái phiếu: Thời hạn thanh toán càng dài càng phải được yêu cầu với mức lãi cao hơn. • Quy mô phát hành: Lượng trái phiếu phát hành với quy mô càng lớn thì càng có khả năng mua bán giao dịch cao. Quy mô phát hành lớn có thể thúc đẩy khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của trái phiếu trong thị trường thứ cấp, vì vậy mức lợi tức có thể thấp hơn với quy mô phát hành càng lớn.
  12. • Sự ổn định của tiền tệ: Sự ổn định của tiền tệ được tác động bởi các yếu tố chính trị, những khó khăn trong cán cân thanh toán, lạm phát… Sự bất ổn của đồng tiền thanh toán trái phiếu sẽ buộc phải tăng lợi tức cho những nhà đầu tư tiềm năng. • Quan hệ cung cầu: Loại trái phiếu mà cung lớn hơn cầu, thị trường của nó rất khó khăn để mà tiêu thụ thêm trừ phi phải đặt một mức lãi đủ cao để hấp dẫn các nhà đầu tư tiêu thụ. 4. THÀNH PHẦN THAM GIA VÀ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Thành phần tham gia 4.1 Nhà phát hành trái phiếu 4.1.1 • Chính phủ và các cơ quan chức năng được uỷ quyền: phát hành trái phiếu quốc tế để tạo vốn cho quốc gia. Thị trường vốn ngày nay không còn bị đóng khung trong phạm vi quốc gia mà sự phát triển mạnh mẽ của nó với xu hướng toàn cầu hoá, đã mở ra nhiều triển vọng cho các Chính phủ huy động vốn trên bình diện quốc tế. Một trong các hình thức huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế phổ biến hiện nay được nhiều Chính phủ lựa chọn là phát hành trái phiếu quốc tế. Đó là hình thức Chính phủ phát hành các chứng từ vay nợ [được gọi là trái phiếu quốc tế] ra thị trường vốn quốc tế, đây là hình thức vay vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư quốc tế không phải qua các tổ chức trung gian như vay ngân hàng. • Chính quyền các địa phương hay các tiểu bang: Mục đích phát hành trái phiếu quốc tế của các tổ chức này là nhằm gây quỹ, tạo vốn tài trợ cho việc xây dựng những dự án chung có sinh lợi như là hệ thống giao thông, trường học và những dịch vụ công cộng. Theo thống kê của Standard and Poors’ năm 2009, trái phiếu chính phủ quốc tế của Mỹ chiếm 20%, còn lại là của các quốc gia mới nổi và các nước phát triển khác. Các nước phát triển thường được xếp hạng tín nhiệm AAA còn các nước mới nổi thường được xếp hạng tín nhiệm là BBB. Các quốc gia mới nổi chỉ chiếm 5% số trái phiếu chính phủ quốc tế. • The World Bank, IMF, Ngân hàng trung ương các nước • Các Ngân hàng thương mại • Các công ty lớn Các tổ chức đầu tư quốc tế 4.1.2
  13. Các tổ chức đầu tư quốc tế thường gồm: • Quỹ hưu trí - Pension Funds • Các công ty bảo hiểm • Các ngân hàng • Các quỹ Hỗ tương • Các nhà đầu tư chiến lược • Quỹ phòng vệ • Các định chế đầu tư khác Cơ cấu các bên tham gia 4.2 Một đợt phát hành trái phiếu sẽ có các thành phần tham gia sau: Issuer, Lead and Co- Manager, Underwriter, Sellers, Trustees, Paying Agents. [2]Issuer [or borrower]-nhà phát hành, những người cần vay vốn thông qua phát hành trái phiếu. Người phát hành có thể là một ngân hàng, một công ty, một tồ chức quốc tế hay chính phủ. Các chủ thể phát hành này cần đến một Ngân hàng để nhờ ngân hàng phát hành trái phiếu cho mình. Ngân hàng này được gọi là ngân hàng chủ trì-lead bank, hay nhà quản lí bao tiêu-Lead manager. Ngân hàng này có thể mời thêm các ngân hàng khác và tạo thành managing group để cùng nhau thỏa thuận và thực hiện việc phát hành trái phiếu. Managing group này sau đó bán trái phiếu cho các nhà bảo lãnh-
  14. underwriter hoặc bán trực tiếp cho nhóm mua-selling group. Managing group, underwriter và seller được gọi chung là syndicate-nhóm bao tiêu hay nhóm cho vay. Khi nhóm này bán trái phiếu cho các nhà đầu tư là khách hàng của họ, thì đây là thị trường sơ cấp. Khi các nhà đầu tư mua bán qua lại với nhau thì đó là thị trường thứ cấp. Sau khi trái phiếu được bán đi, một ngân hàng làm đóng vai trò là principal paying agent có nhiệm vụ thu lãi và gốc từ nhà phát hành rồi trả cho nhà đầu tư. Những principal paying agent này cũng thường đóng vai trò là fiscal agent-là người đại diện cho nhà phát hành. Tuy nhiên, nếu paying agent đóng vai trò là trustee-đại diện của nhà đầu tư, thì phải có một ngân hàng khác đóng vai trò là fiscal agent, do nhà phát hành chỉ định. Các chủ thể tham gia trong thị trường được tổ chức bởi Hiệp hội thị trường thứ cấp quốc tế [the International Primary Market Association-IPMA] ở London và Hiệp Hội thị trường chứng khoán quốc tế [International Security Market Association-ISMA] ở Zurich. • Phí quản lý và bảo lãnh Phí quản lý và bảo lãnh cho các đợt phát hành trái phiếu quốc tế có thể thay đổi tuỳ theo kỳ hạn thanh toán trái phiếu - lệ phí cao hơn đối với trái phiếu dại hạn hơn và cũng tuỳ thuộc vào tiếng tăm của công ty huy động vốn cũng như địa vị của nước chủ nhà. Thông thường, các lệ phí này dựa vào tỷ lệ phần trăm số vốn phát hành và thanh toán chiết khấu giá. • Rủi ro bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh phát hành cũng có rủi ro. Đó là rủi ro khi giá bán trái phiếu cho nhà đầu tư không bằng giá mà nhà bảo lãnh phát hành cam kết bán với nhà phát hành. Ví dụ, nếu người quản lí cam kết phát hành trái phiếu với giá 100 USD, nhưng nhà đầu tư trên thị trường chỉ đồng ý mua với giá 98 USD thì nhà bảo lãnh phát hành phải bù phần chênh lệch đó. Các lí do dẫn đến hiện tượng trên có thể là do một sự tăng lên đột ngột của lãi suất, sự giảm tín nhiệm đột ngột của nhà phát hành, hoặc do nhà đầu tư đột nhiên thích trái phiếu định giá bằng EUR hơn USD.
  15. Do đó, nhà bảo lãnh phát hành cần phải hiểu rõ về cả bên cung và bên cầu. Họ phải có đủ năng lực tài chính để ứng phó khi rủi ro bảo lãnh xảy ra. Đồng thời, họ phải có các mối quan hệ rộng rãi với các nhà đầu tư để có thể phát hành trái phiếu thật nhanh, trước khi thị trường thay đổi. • Thị trường Gray Có một sự bất đối xứng giữa nhà quản lí và nhóm bán. Nhà quản lí hấu như có mọi quyền lực để áp đặt mọi quy tắc lên nhóm bao tiêu[sydicate]. Do đó, họ có động lực nhận thật nhiều đợt bảo lãnh phát hành để tăng doanh số của mình. Họ áp dụng các điều khoản dễ dàng hơn cho nhà phát hành. Theo đó thì giá bán cũng phải tăng lên và lợi suất giảm. Do đó, họ phải bán trái phiếu với giá cao [overpriced]. Những nhà quản lí này tin rằng họ có thể lập một nhóm bán hàng để bán với giá cao, vì các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư rất sẵn lòng tham gia vào nhóm bao tiêu. Tuy nhiên, nếu thị trường đánh giá không tốt về trái phiếu do họ bảo lãnh phát hành, họ sẽ không thể bán hết trái phiếu và phải chịu thiệt hại. Hiện tượng này được gọi là “excessive competition”. Từ năm 1970, các chủ thể tham gia trong thị trờng phát triển một phương pháp để giải quyết tình trạng trên. Để tránh việc không thể bán trái phiếu ngang mệnh giá trên thị trường thứ cấp, họ bán kỳ hạn trái phiếu. Nghĩa là những người bán sẽ bán trái phiếu ngay lập tức khi nhận được thông báo về việc bán trái phiếu đó, với giá 98-99% mệnh giá để nhà đầu tư không biết là trái phiếu đã được định giá cao hơn giá trị thực. Cơ cấu thị trường trái phiếu quốc tế 4.3 Thị trường sơ cấp 4.3.1 Cũng như các thị trường nội địa, bộ phận thị trường sơ cấp của thị trường trái phiếu quốc tế cũng là thị trường xử lý việc phát hành các trái phiếu mới. Trên thị trường này có sự tham gia mà các nhà phát hành nổi tiếng thế giới như ngân hàng Crédit Suisse, ngân hàng First Boston, ngân hàng Deutche hay công ty chứng khoán Nomura. Thị trường thứ cấp 4.3.2 Thị trường thứ cấp là bộ phận quan trọng trong hoạt động có hiệu quả của thị trường sơ cấp bởi vì đó là phương tiện đảm bảm việc chuyển đổi thành tiền mặt cho chủ trái phiếu. Hiển nhiên là thị trường sơ cấp sẽ hoạt động kém hiệu quả vì không hấp dẫn lắm đối với các nhà đầu tư tiềm năng khi có ít hoặc không có triển vọng chuyển đổi sang tiền mặt sau đợt phát hành mới. Ngoài ra, sự tồn tại của thị trường thứ cấp cũng cho phép định giá những trái phiếu mới căn cứ vào mức lãi có được từ những đợt phát hành lớn.
  16. Thị trường thứ cấp của thị trường trái phiếu Châu Âu là loại thị trường phi tập trung - việc buôn bán các loại trái phiếu quốc tế hay Châu Âu được tiến hành bởi Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu quốc tế [AIBD - Association of International Business Dealers] thông qua điện thoại và xác nhận qua điện tín. AIBD được thành lập vào cuối những năm 1960 và có trên 900 thành viên của khoảng 40 nước. AIBD đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra thị trường và phân phối sản phẩm của thị trường trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu Châu Âu. AIBD đã đóng nhiều vai trò bao gồm cả cung cấp nguồn thông tin về những đợt phát hành lớn và cố gắng điều chỉnh các hoạt động trên thị trường bằng cách cải tiến luật lệ và thủ tục làm cho hoạt động trên thị trường được trôi chảy. Vì vậy những vấn đề như tập quán kinh doanh, kỹ thuật tính toán tiền lãi tích luỹ, định giá trị trái phiếu hay thanh toán… đều nằm trong quy chế của AIBD. Về cơ chế kinh doanh, việc báo giá trái phiếu theo giá bán và giá mua tạo ra một khoản chênh lệch giá nhất định. Phạm vi chênh lệch này tuỳ thuộc vào mức độ khả năng thanh toán tiền mặt của một đợt phát hành nhất định cũng như tình trạng tài chính của nhà buôn. Kinh doanh thường được thực hiện với một lô tối thiểu là 10 trái phiếu, mỗi lô thường có giá trị $10.000. Trên thị trường thứ cấp các nhà kinh doanh kiếm lợi trên trái phiếu qua 2 cách: • Chênh lệch giá mua và giá bán trái phiếu: Chênh lệch này cũng thay đổi theo tính chất trái phiếu. Thường mức độ dao động giá đối với loại trái phiếu có lãi suất cố định là rộng hơn so với trái phiếu có lãi suất thả nổi. Mức lợi nhuận do chênh lệch giá còn cao hơn đối với loại trái phiếu có khả năng thanh toán tiền mặt thấp. Nói chung, các chênh lệch vào khoảng 0,5% giữa giá mua và giá bán đối với trái phiếu có khả năng thanh toán tiền mặt và có thể tăng đến 1% - 2% đối với những trái phiếu kém tích cực hơn. • Thời cơ: Các nhà buôn chứng khoán luôn chờ đợi thời cơ trên thị trường chứng khoán để mua và bán chứng khoán đúng lúc. Khi nhà buôn trái phiếu quốc tế quyết định mua một số lượng lớn một loại trái phiếu là lúc ông ta dự đoán rằng người ta sẽ rất cần đến loại trái phiếu này và hy vọng giá trái phiếu sẽ tăng cao hơn nhiều. Nhưng cũng không loại trừ những bất lợi xảy ra sẽ làm hỏng thời cơ, như việc một công ty phát hành trái phiếu bị đánh giá lại thì trái phiếu đó có nguy cơ xuống giá. 5. QUY TRÌNH THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm 5.1
  17. Phân khúc thị trường: trái phiếu đạt điểm đầu tư và trái phiếu có lợi suất cao- Investment Grade and High Yield Bonds Trái phiếu đạt điểm đầu tư-Investment grade bonds là trái phiếu xếp 1 trong 4 hạng đầu tiên bởi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín-thường là tổ chức tín nhiệm Moody’s, Standard & Poor’s, Fitch. Những trái phiếu này thường được phát hành bởi các tập đoàn lớn rất uy tín. Trái phiếu có lợi suất cao-High yield bonds, hay còn gọi là junk bonds, là các trái phiếu xếp hạng sau investment grade. Những trái phiếu này thường được phát hành bởi các công ty mới thành lập, hoặc những công ty có điểm tín nhiệm bị giảm. Trái phiếu có lợi suất cao thường có kỳ hạn ngắn hơn trái phiếu có điểm đầu tư, thường không quá 10 năm. Lọai trái phiếu này có lợi suất rất cao. Phân biệt rạch ròi hai loại trái phiếu này rất quan trọng, vì một số tổ chức đầu tư không bao giờ đầu tư vào trái phiếu không đạt điểm đầu tư.
  18. Thông thường, điểm tín nhiệm của trái phiếu do một công ty nào đó phát hành không thể cao hơn điểm tín nhiệm của chính phủ nước của công ty đó. Điều này được gọi là Sovereign ceiling hay country ceiling. Tuy nhiên những đợt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo có thể vượt qua được điểm tín nhiệm trần đó. Quy trình phát hành trái phiếu công ty trên thị trường trái phiếu quốc tế 5.2 Khi một công ty muốn phát hành trái phiếu, họ có thể chọn phát hành trái phiếu trên thị trường nội địa hoặc thị trường quốc tế. Thị trường nào được lựa chọn tùy thuộc vào việc công ty được hưởng giá ở đâu tốt hơn. Để phát hành trái phiếu vào thị trường nước ngoài-trái phiếu nước ngoài, công ty cần tuân thủ các điều kiện giao dịch chứng khoán ở nước đó, cũng như những điều kiện đối với nhà phát hành nội địa. Còn để phát hành trái phiếu Châu Âu thì công ty chỉ cần tìm một nhà bảo lãnh phát hành trên thị trường, thường là các ngân hàng đầu tư hoạt động trên thị trường quốc tế, như Barclays, City và Deutsche Bank,.. sau khi đã phân tích tình hình tài chính công ty và tình hình thị trường. Công ty có thể được tư vấn bởi các ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực này. Đứng từ góc độ một giám đốc tài chính của một công ty, khi quyết định phát hành trái phiếu ra nước ngoài, cần thông qua các bước sau: Bước 1: Phân tích tình hình trước khi phát hành trái phiếu • Phân tích tình hình tài chính của công ty • Phân tích tình hình quản lí • Lựa chọn nhà tư vấn Bước 2: Phân tích thị trường
  19. • Phân tích trái phiếu-rủi ro, xếp hạng tín nhiệm [xem phần 3] • Phân tích và lựa chọn thị trường nội địa hay thị trường quốc tế [xem phần 1] Bước 3: Chuẩn bị giao dịch-các yếu tố cơ bản • Quyết định các yếu tố cơ bản của trái phiếu ♦ Kích cỡ Kích cỡ của đợt phát hành tùy thuộc vào điều kiện của thị trường. Công ty phát hành và nhà tư vấn cần tính toán khả năng hấp thụ của thị trường.Ở thị trường nội địa thì không nên phát hành với khối lượng lớn vì rất khó bán. Ngược lại, nếu phát hành trái phiếu châu Âu, phát hành với số lượng nhỏ sẽ không đạt được mức chi phí hiệu quả. Vì phí tính trên phần trăm khối lượng phát hành, với khối lượng nhỏ hơn thì phần trăm tính phí lớn hơn. Thường khối lượng phát hành trên thị trường này tối thiểu là $75 đến 100 tỷ USD, hoặc hơn. ♦ Mệnh giá- par value or face amount Hầu hết các trái phiếu công ty Mỹ có mệnh giá là $1000. Những cuộc mua bán riêng- [thường là với các trung tâm tài chính hay công ty đa quốc gia] thường có mệnh giá lớn hơn, $1,000,000 với bội số của $100,000. ♦ Kỳ hạn Ở Mỹ, kỳ hạn của trái phiếu-bond là từ trên10 năm đến 12 năm, còn từ dưới 10 năm là note-giấy nợ [tạm dịch]. Giấy nợ ngắn hạn: kỳ hạn tối đa 5 năm + Giấy nợ trung hạn hay trái phiếu trung hạn 5-12 năm + Trái phiếu dài hạn kỳ hạn trên 12 năm + Trái phiếu có kỳ hạn 30 năm rất hiếm có ở Mỹ. lần gần đây nhất loại này được phát hành là tháng 10/2001. tuy nhiên trái phiếu này là một chuẩn quan trọng để xác định lợi suất trái phiếu mới phát hành. • Quyết định loại trái phiếu ♦ Lãi suất và hình thức trả lãi
  20. Lựa chọn các hình thức trả lãi-xem phần các công cụ của thị trường trái phiếu quốc tế. Ở Mỹ, lãi thường được trả theo kỳ 6 tháng. Còn trái phiếu Châu Âu thì trả lãi hằng năm. Người phát hành cần nắm rõ luật để làm theo. ♦ Tiền tệ Việc lựa chọn loại tiền tệ để định giá trái phiếu thường chịu ảnh hưởng bởi thị trường, cơ cấu vốn và đặc điểm dòng tiền của công ty. Điều này sẽ giúp làm giảm rủi ro tỷ giá cho công ty. Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng đủ sâu để tiêu thụ trái phiếu định giá bằng nội tệ. • Xem xét môi trường pháp luật của nơi sắp phát hành [Local Regulatory and Legal Environment] Cần nghiên cứu các luật sau ở thị trường sắp phát hành trái phiếu Luật chứng khoán [quy trình đăng ký chào bán trái phiếu,..] + Những yêu cầu riêng đối với từng ngành,.. + Luật doanh nghiệp, các yêu cầu và giới hạn khác + Bước 4: Chuẩn bị giao dịch - các loại giấy tờ cần thiết[3] • Các chứng từ liên quan đến quá trình phát hành • Các chứng từ pháp lí • Báo cáo tài chính • Due Diligence Bước 5: Marketing và bán trái phiếu • Đăng ký và niêm yết • Marketing • Định giá Bán riêng hay bán cho công chúng ? [Private or Public Placement] Công ty phát hành và nhà tư vấn của mình cần đánh giá xem nên bán ra công chúng hay nên bán riêng cho các QIB[thị trường luật 144A-xem phần 1]. Nếu bán cho công chúng

Thông tin thuật ngữ

Tiếng Anh Eurobond
Tiếng Việt Trái Phiếu Châu Âu
Chủ đề Kinh tế

hệ thống trái phiếu châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [99.79 KB, 11 trang ]

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TRÁI PHIẾU CHÂU ÂU
EUROBONDS

Nhóm thực hiện: Nhóm 8
NỘI DUNG:
I. Khái niệm
II.Nguyên nhân hình thành và phát triển hệ thống trái phiếu
châu Âu
III. Đặc điểm của trái phiếu châu Âu
IV. Cơ chế kiểm soát và phát triển trái phiếu châu Âu của chính
phủ các nứơc trên thế giới và Việt Nam
V. Ảnh hưởng của trái phiếu châu Âu tới tài chính quốc tế
I. Khái niệm:
Trái phiếu nội địa là trái phiếu được phát hành bằng nội tệ, trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia do người cư trú phát hành.
Ví dụ: trái phiếu kho bạc Việt Nam có mệnh giá bằng đồng VND, phát
hành tại Việt Nam do kho bạc Việt Nam phát hành.
Trái phiếu nước ngoài là trái phiếu do người không cư trú phát hành, ghi
bằng đồng nội tệ, và được phát hành tại nước có đồng tiền ghi trên trái phiếu.
Ví dụ: công ty Mỹ phát hành trái phiếu bằng đồng VND tại Việt Nam
Trái phiếu châu Âu Eurobond là trái phiếu được phát hành bởi các chính
phủ, tổ chức tài chính, công ty bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước
phát hành.
Ví dụ: Trái phiếu bằng USD do Việt Nam phát hành ngoài nước Mỹ
thì được gọi là trái phiếu Châu Âu.
II. Nguyên nhân hình thành và phát triển hệ thống trái phiếu châu Âu
Các Eurobonds đầu tiên được giao dịch trong năm 1963 và ban đầu
được phát hành bởi Autostrade, một công ty xây dựng đường cao tốc Ý, kết
hợp với SG Warburg & Co. Autostrade ban hành $15.000.000 Eurobonds
thông qua các tổ chức ngân hàng London. Và sau đó thị trường này phát
triển một cách nhanh chóng mặt, đặc biệt trong những năm 1980 và 1990.


Nguyên nhân chính làm phát sinh thị trường Eurobonds là do Chính phủ
Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất đối với công dân Mỹ nắm giữ trái phiếu USD
phát hành tại Mỹ. Chính phủ Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất vì họ lo lắng về
sự di chuyển vốn dài hạn ra nước ngoài làm cho cán cân thanh toán trở nên
xấu đi. Do bị đánh thuế nên các trái phiếu nước ngoài tại Mỹ trở nên kém
hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ, điều này kích thích người nước ngoài phát hành trái
phiếu bằng USD bên ngoài nước Mỹ để hạn chế tác động của thuế thu nhập
lãi suất.

Một động lực nữa làm phát sinh và thúc đẩy sự phát triển của thị trường
trái phiếu châu Âu là việc Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất đối với người nước
ngoài mua trái phiếu nội địa của Mỹ, điều này đã khuyến khích người nước
ngoài [không phải công dân Mỹ] nắm giữ trái phiếu châu Âu, bởi vì trái
phiếu này được phát hành nước ngoài nước Mỹ nên không thuộc đối tượng
bị Mỹ đánh thuế.
III. Đặc điểm của trái phiếu châu Âu:
Trái phiếu châu Âu ghi bằng USD là hình thức phát hành phổ biến. Xu
hướng tỷ lệ phát hành trái phiếu châu Âu bằng USD giảm vì nhiều trái phiếu
châu Âu bằng đồng tiền khác ngày càng hấp dẫn.
1-Lãi suất:
Mức lãi suất của Eurobonds phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+điều kiện thị trường
+ hệ số tín nhiệm của nhà phát hành.
Tuy nhiên nếu cùng hệ số phát hành thì chính phủ phát hành Eurobonds
sẽ có lãi suất thấp hơn so với công ty.
So với lãi suất kho bạc Mỹ thì Eurobonds có mức lãi suất cao hơn và
phụ thuộc vào độ tín nhiệm như sau:
+AAA chính phủ trong khoảng 10-20 điểm
+AAA công ty trong khoảng 30-40 điểm
+AA chính phủ trong khoảng 30-50 điểm


+AA công ty trong khoảng 50-80 điểm
+A chính phủ trong khoảng 60-100 điểm
+A công ty trong khoảng 90-110 điểm
+BBB từ 120 trở lên
Phân loại trái phiếu châu Âu theo lãi suất:
+Trái phiếu có lãi suất cố định [straights], lãi và gốc được thanh toán
một lần tại thời điểm đến hạn
+Trái phiếu có lãi suất thả nổi [floating rate notes], là Eurobonds có
mức lãi suất điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng một lần trên cơ sở thay
đổi mức lãi suất cơ bản, ví dụ như lãi suất LIBOR
Các ngân hàng ưu tiên đầu tư vốn nhàn rỗi vào trái phiếu lãi suất thả
nổi do tài sản nợ của ngân hàng có đặc trưng kỳ hạn ngắn, cho nên
đầu tư vào loại trái phiếu này sẽ tránh được hầu hết rủi ro từ sự biến
động lãi suất.
+Trái phiếu chuyển đổi [convertible bond] cho phép người nắm giữ
trái phiếu quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo mức giá được
ấn định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Thông thường lãi suất của loại trái phiếu này thấp hơn lãi suất thị
trường. Đôi khi việc phát hành trái phiếu này còn đi kèm với quyền
mua cổ phiếu.
2 - Kỳ hạn:
Trị trường trái phiếu châu Âu chủ yếu là thị trường cho vay và đi vay
vốn trung dài hạn, chiếm 80% các đợt phát hành có kỳ hạn dưới 10 năm, chủ
yếu là 5-7 năm. Trái với trái phiếu nội địa đặc trưng là thị trường vốn dài
hạn, hầu hết có kỳ hạn 10-30 năm
3 - Người phát hành:
Chính phủ , tổ chức quốc tế như World Bank, ngân hàng đầu tư châu Âu,
ngân hàng và các công ty có hệ số tín nhiệm AAA và AA.
4 - Đặc điểm đặc biệt:
Trái phiếu châu Âu có thể là trái phiếu vô danh, do đó nó hấp dẫn nhà đầu


tư quốc tế không muốn bộc lộ bản thân mình.
Người sở hữu trái phiếu châu Âu không phải trả thuế thu nhập từ lãi suất.
Mệnh giá trái phiếu: 1000, 5000, 10000 USD [nếu là dollar Eurobonds]
Số lượng: 100 – 1000 triệu USD
IV. Cơ chế kiểm soát và phát triển thị trường Eurobond
1-Cơ chế kiểm soát:
Những quy tắc và quy chế điều chỉnh phát hành nội địa và trái
phiếu nước ngoài không được áp dụng đối với trái phiếu Châu Âu. Tuy
nhiên nó cũng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định và tuân thủ những
quy tắc và tiêu chuẩn của Hiệp Hội những nhà Kinh doanh trái phiếu
quốc tế
Lý do các chính phủ sử dụng các biện pháp kiểm soát thị trường vốn nội
địa :
+ Chính phủ là người đi vay trên thị trường nhiều hơn ai hết .
+Chính phủ khuyến khích phát huy nội lực thông qua đầu tư nguồn vốn
nội địa khan hiếm vào các trái phiếu nội địa.
+ Chính phụ quan tâm đến những khả năng trốn thuế.
+ Chính phủ quan tâm đến sự biến động tỷ giá.
Những công cụ để chính phủ kiểm soát phát hành trái phiếu châu âu
bằng đồng tiền của nước mình:
+Ngân hàng TW cấm phát hành Eurobonds bằng đồng tiền của mình nếu
muốn.
+Gây áp lực lên các ngân hàng đầu tư nội địa và các ngân hàng đầu tư
nước ngoài bằng cách ngầm hăm dọa bằng ngưng sử dụng các dịch vụ
của ngân hàng hay rút giấy phép hoạt động khỏi lãnh thổ nước này 
các ngân hàng phải tham gia các đợt phát hành Eurobonds.
Ví dụ: Chính phủ Thụy Sỹ đã ngăn cản hiệu quả việc phát hành
Eurobonds bằng đồng franc Thụy Sỹ phải được thực hiện tại Thụy Sỹ.
Chính phủ Nhật cũng có những biện pháp cứng rắn đối với việc
phát hành Eurobonds bằng đồng yen.


Chính phủ Mỹ cũng quan tâm nhưng với quan điểm thả lỏng.
2-Quản lý phát hành Eurobond:
Gồm 3 nhóm:
a. Nhóm quản lý: ngân hàng quản lý đại diện cho khách hàng hoặc
nhà đồng quản lý [đợt phát hành lớn ]  nhà quản lý chính cùng
nhà đồng quản lý tạo nên nhóm quản lý.
b. Nhóm bao tiêu : gồm 10 đến 200 ngân hàng và công ty chứng
khoán đứng ra bao tiêu đợt phát hành  người phát hành được bảo
đảm bán hết trái phiếu. Trợ giúp phân bổ đợt phát hành đến những
nhà đầu tư.
c. Nhóm bán trái phiếu: gồm nhóm quản lý; nhóm bao tiêu và những
ngân hàng khác.  bán trái phiếu cho nhà đầu tư.
Đợt phát hành :
+ Một phần [ ½] bán cho nhà đầu tư có tổ chức .
+ Một phần [ ½ ] bán cho nhà đầu tư tư nhân.
Các giai đoạn phát hành trái phiếu:
+ Cáo bạch [trước 1 hoặc vài tuần] : đặc điểm trái phiếu , “nhóm bán “
PR.
+ Điều chỉnh nội dung và điều kiện cho phù hợp tín hiệu của thị trường.
+ Nhóm bán cam kết mua toàn bộ mệnh giá đợt phát tại mức chiết khấu
của giá bán ra.
+ Bản cáo bạch cuối cùng được in ấn.
3-Sự phát triển của thị trường Eurobond:
- Eurobonds được phát hành dưới hình thức thả nổi chiếm tỷ trọng
khoảng 25%.
- Các đợt phát hành có mệnh giá ghi bằng EURO ngày càng tăng.
- Phát hành Eurobonds chuyển đổi  nhà đầu tư có quyền chuyển đổi
trái phiếu thành cổ phiếu tại 1 mức giá được ấn định tại 1 thời điểm nhất
định trong tương lai.
- Nhiều đợt phát hành bao gồm điều khoản cho phép người phát hành


mua lại trái phiếu trước hạn  điều khoản mua lại [call – back] hữu
ích cho nhà phát hành khi lãi suất giảm hay nhà phát hành dư thừa vốn.
- Eurobonds mở cửa cho những thị trường mới nổi như Argentina,
Mexico,Venezuela, South Korea, South Africa,China,Poland.
V. Ảnh hưởng của Eurobond đến thị trường tài chính quốc tế
Như chúng ta đều biết, trong mỗi quốc gia, thị trường tài chính tồn
tại nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc chuân chuyển vốn giữa những
đơn vị thặng dư [ những người cho vay ] đến những đơn vị thâm hụt
[ những người đi vay ]. Nhưng cùng với sự mở rộng giao lưu hợp tác
trên phạm vi quốc tế, các nước không những chỉ có thể tận dụng những
nguồn vốn từ trong nội địa-bản thân của nước mình mà còn có thể tận
dụng được nguồn vốn nhàn rỗi đến từ các nước bên ngoài thông qua thị
trường vốn quốc tế mà ở đây chúng ta đề cập đến thị trường trái phiếu
Châu Âu.
1. Nếu như ở phần trên chúng ta vừa biết đến thị trường
Eurocurrency như là một bộ phận của thị trường tiền tệ quốc tế, bao gồm
các hoạt động đi vay và cho vay với thời hạn ngắn –chỉ đến 1 năm, thì
thị trường trái phiếu Châu Âu đã trở thành một bộ phận của thị trường
vốn quốc tế, với các hoạt động đi vay và cho vay với thời hạn trên 1
năm. Điều nay giúp giải quyết vấn đề khát vốn trong dài hạn của một số
chính phủ, các tổ chức tài chính, hay các công ty đa quốc gia trong dài
hạn. Và thật sự, cho đến ngày hôm nay, thị trường trái phiếu Châu Âu
đóng một vai trò lớn và làm phong phú thêm về mặt hình thức cho thị
trường tài chính quốc tế. Các công ty không phải của Mỹ như Guinness
hay Volvo cũng sử dụng thị trường này như là một nguồn tài trợ cho
những hoạt động trong dài hạn của mình.
2. Đặc điểm của eurobonds làm giảm chi phí phát hành.
Khác với trái phiếu nước ngoài , lợi nhuận thu được từ trái phiếu Châu
Âu không phải chịu thuế. Hầu hết các Eurobonds thuộc loại vô danh,
điều này tạo nên nơi trú ẩn tốt cho việc chốn thuế. Mặt khác, nghĩa vụ


công bố bản cáo bạch đối với trái phiếu Châu Âu là không cần thiết. Đặc
tính này làm cho Eurobonds trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Đặc điểm
không công bố bản cáo bạch chi tiết, vô danh, ít chịu sự quản lý của
chính phủ, lợi nhuận không chiụ thuế góp phần vào việc tạo ra 1 nguồn
cung cấp vốn dài hạn cho thị trường tài chính quốc tế, trong trường hợp
chính phủ các nước đánh thuế vào thu nhập của trái phiếu nội địa ; hay
các nhà đầu tư e ngại việc công bố thông tin của công ty.
3. Tăng vị thế của nước phát hành đối với cộng đồng đầu tư toàn cầu.
Mức lãi suất của eurobonds thì phụ thuộc vào [1] điều kiện thị trường và
[ 2] mức độ tín nhiệm của nước phát hành. Những nước có mức độ tín
càng cao thì càng dễ bán được eurobonds do nước đó phát hành. Vì vậy
mà nhà đầu tư luôn ưa chuộng eurobonds của những nước phát hành có
thị trường tài chính phát triển hay mức độ tiết kiệm cao. Hơn nữa, các
nhà đầu tư thường có xu hướng mua eurobonds phát hành bằng đồng
tiền nước họ để tránh rủi ro tỷ giá, các nhà đầu tư là các tổ chức tài chính
lớn. Do đó, phát hành eurobonds là tiền đề để các công ty nghiên cứu thị
trường tài chính, quy mô kinh tế nước phát hành. Không những tăng vị
thế quốc gia mà còn tạo cơ hội đầu tư, giao thương cho các tổ chức kinh
tế của nước phát hành.
4. Khích lệ đầu tư của nước ngoài vào nước phát hành:
Khi tỷ lệ phát hành eurobonds của nước phát hành cao, chứng tỏ nước
đó có thị trường tài chính liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính quốc
tế. Các phương thức và thủ tục thanh toán được thực hiện 1 cách dễ
dàng. Mặt khác, nước phát hành eurobonds đều được xem xét về mức
độ tín nhiệm, tạo điều kiện để công ty lớn tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh
doanh tại nước phát hành. Vai trò này đặc biệt quan trọng đối với những
thị trường tài chính còn non trẻ như Việt Nam. Phát hành eurobonds
như 1 cách thức để quảng bá tiềm năng kinh tế của Việt Nam cho toàn
thế giới.
5. Ngày nay với thị trường tài chính quốc tế đang ngày càng được


mở rộng, không chỉ những nước có nền tài chính lớn mạnh mới có thê
phát hành trái phiếu Châu Âu, mà những nước thuộc nhóm ‘ thị trường
mới nổi” như Argentina, Venezuela, China và South Korea cũng đã tận
dụng nguồn vốn thông qua thị trường này. Trong nhiều trường hợp, thị
trường trái phiếu Châu Âu có khả năng cung cấp những nguồn vốn giá
trị cho chính phủ các nước mới nổi, cho dù các nước này có thể bộc lộ
rủi ro lớn hơn so với những nhà phát hành có uy tín truyền thống.
6.Đối với một số nước, quá trình phát hành trái phiếu Châu Âu sẽ là
một cơ hội tốt giúp cho bản thân nước phát hành có thể tiếp cận với
những nghiệp vụ chuyên ngành thông qua những hoạt động bão lãnh
bởi một nhóm các tập đoàn hay ngân hàng có tiếng trên thị trường vốn
quốc tế.
7. Thêm vào đó, việc một số những doanh nghiệp công ty lớn tiến
hành phát hành trái phiếu Châu Âu sẽ góp phần vào quá trình cân bằng
cung cầu ngoại tệ khi cần thiết. Tuy nhiên đó chỉ là sự “ cân bằng mỏng
manh” giữa một bên là yếu tố mùa vụ, các khoản vay USD đáo hạn và
tâm lý thị trường với một bên là luồng vốn ngoại tệ cao hơn dự kiến từ
đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối và vốn ODA.

Video liên quan

Chủ Đề