Thuốc đặc trị sâu vẽ bùa trên cây có múi

Thứ sáu, 14/05/2021 - 08:46 AM

Cam sành, cam xoàn, quýt hồng… là những cây có múi có diện tích trồng rất lớn, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Nhóm cây này có nhiều loại sâu, bệnh hại tấn công, gây nhiều tổn thất về chất lượng và năng suất sản phẩm, trong đó sâu vẽ bùa là một trong những côn trùng gây hại đang được quan tâm.

Sâu vẽ bùa có tên khoa học: Phyllocnistis citrella Stainton. Thuộc họ: Gracillariidae. Bộ cánh vẩy: Lepidoptera. Sâu vẽ bùa gây hại hầu như quanh năm nhất là khi cây ra đọt non, thường gây hại nhiều vào tháng 7, 8, 9.

Sâu vẽ bùa gây hại trên cây bưởi. Ảnh: Thành Tín.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SINH HỌC

-  Đây là loài bướm nhỏ, dài khoảng 2mm, sải cánh rộng từ 4-5mm. Thân có màu vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh trước có dạng hình lá liễu, gốc cánh màu xám nhạt, còn lại cánh màu trắng, hơi bạc ngã vàng, có hai vân dọc màu đen từ gốc cánh kéo dài đến giữa cánh, khoảng 1/3 về phía đầu cánh có một vân xiên hình chữ Y, đầu cánh có rìa lông khá dài màu đen. Cánh sau rất hẹp, thường có màu xám đen, hai rìa lông bên ngoài rất dài màu xám nhạt.

- Trứng hình bầu dục dẹp, rất nhỏ, khoảng 0,2 – 0,3 mm. Trứng mới đẻ trong suốt, sắp nở có màu trắng đục hơn ngả vàng. Thời gian ủ trứng từ 2 – 7 ngày.

- Sâu mới nở dài khoảng 0,5mm, thân màu xanh nhạt, gần như trong suốt, đầu màu nâu. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 4mm, màu vàng xanh, cơ thể không còn trong suốt. Mình sâu dẹp, có 13 đốt, hai đầu thon nhỏ, chân ngực và chân bụng đều thoái hóa, đốt cuối có hình ống dài. Giai đoạn chuẩn bị nhộng, cơ thể sâu không còn dẹp mà chuyển sang dạng hình ống màu trắng ngả vàng đục. Sâu có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 5 – 20 ngày tùy điều kiện ngoại cảnh.

- Nhộng dài từ 2 – 3 mm, hai đầu thon nhỏ, lúc mới hình thành màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu vàng với một gai rất nhỏ trên đầu. Nhộng phát triển trong thời gian từ 7 – 15 ngày.

Quá trình hình thành sinh trưởng của sâu vẽ bùa. Đồ hoạ: Thành Tín.

TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI

- Bướm ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Ban ngày bướm ẩn trốn trong tán lá cây, ban đêm bay ra hoạt động và đẻ trứng, mạnh nhất từ 19 – 21 giờ. Từ 12 – 15 giờ sau khi bắt cặp bướm cái bắt đầu đẻ trứng.

- Khoảng 85% số trứng được đẻ trong vòng 2 ngày đầu. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá, trung bình 2 – 3 trứng trên một lá hay một chồi non. Phần lớn trứng tập trung hai bên gân chính. Bướm thích đẻ trứng ở những vườn cam, quýt dưới 4 năm tuổi.

- Sâu mới nở đục ngay vào dưới biểu bì là và tiếp tục đục ăn thành những đường ngoằn nghèo như đường vẽ trên các lá bùa nên sâu có tên gọi là “sâu vẽ bùa”.  Sâu sống bên trong đường đục và ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Lớp biểu bì khi mới bị tách khỏi lớp nhu mô thường trong bóng, do đó rất dễ nhầm lẫn với vệt chất nhầy của ốc sên để lại trên mặt lá khi di chuyển.

- Lá bị sâu tấn công sẽ quăn queo làm hạn chế rất lớn sự quang hợp, chồi non ngừng tăng trưởng. Ngoài ảnh hưởng trên, những vết thương do sâu đục trên bề mặt lá hoặc chồi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Citri phát triển mạnh, gây ra bệnh loét cho cây cam, sau cùng các chồi non sẽ bị hủy diệt. Lá cam, quýt hay chanh quăn queo, co rúm do sâu vẽ bùa tạo nên còn là nơi trú ẩn của nhiều loài sâu hại khác.

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả sâu vẽ bùa trên bưởi, cam, quýt của Công ty CP BVTV Sài Gòn [SPC]. Ảnh: Thành Tín.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

  • Để phòng trừ sâu vẽ bùa hiệu quả cần cắt tỉa cành, phải cắt tỉa đồng loạt để giúp ra đọt non cùng lúc sẽ kiểm soát tốt sâu vẽ bùa.
  • Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy, khi cây ra lộc non là thời điểm thích hợp để sâu sinh sản cần phun thuốc ngay.
  • Khi ra đọt non nên phun các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học của Công ty CP BVTV Sài Gòn [SPC] như Comda Gold 5WG hoặc Comda 250EC, ngoài ra phải thường xuyên theo dõi thăm vườn để bảo vệ đọt non phát hiện kịp thời xử lý hạn chế sâu vẽ bùa tấn công.
  •  Những vườn thường chịu áp lực sâu vẽ bùa lớn có thể sử dụng thuốc trừ sâu Roninda 100SL là chất điều hòa sinh trưởng côn trùng, có tác động tiếp xúc, lưu dẫn và chuyển vị nhanh, xâm nhập nhanh qua mô cây, lá tác động lên hệ thần kinh giai đoạn ấu trùng [sâu], ngăn cản quá trình trao đổi Chitin, khiến côn trùng không thể hoàn thành vòng đời của mình.
  • Có thể pha chung Roninda 100SL với dầu khoáng SK EnSpray 99EC và các thuốc trừ sâu, bệnh khác.
  • Thời điểm phun:
  • +   Từ khi cây có mầm đọt non đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra hết thì ngừng phun, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.
  • + Khi thấy trong vườn có xuất hiện bướm rộ thì phun,

1] Tìm hiểu chung về sâu vẽ bùa:

Tên khoa họcPhyllocnistic citrella

Họ: Gracillariidae

Bộ: Lepidoptera

Đối tượng gây hại: Cây có múi: Bưởi, cam, quất cảnh [tắc], Phật thủ, măng cụt, chanh, rau màu.

Tình hình phân bổ:

Trên thế giới:

Sâu vẽ bùa hiện diện tại nhiều nước trồng cam, quýt, bưởi tại nhiệt đới và cận nhiệt đới chủ yếu là tại các vùng Đông Nam Châu Á, ngoài ra còn ghi nhận tại Trung Quốc, Úc, một số nước tại Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh.

Tại Việt Nam:

Theo một số tài liệu nghiên cứu, sâu vẽ bùa gây hại trên cây có múi là một loài tiêu biểu, phổ biến, hiện diện đều khắp ở miền Bắc và ở Tây Nam Bộ.

Một số đặc điểm hình thái:

Hình 1: Vòng đời sâu vẽ bùa

Trứng:

Trứng có hình bầu dục, rất nhỏ, dài khoảng 0,2-0,3mm, thường được đẻ ở dưới mặt lá, gần gân chính, có màu trong suốt khi mới đẻ và có màu vàng khi sắp nở.

Thành trùng:

Thành trùng là một loài bướm rất nhỏ, than hình mỏng mảnh, dài khoảng 2 mm, sải cánh rộng khoảng 4 – 5mm. Toàn thân có màu vàng nhạt, có ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài. Cánh trước có 2 gân dọc màu đen kéo dài đến giữa cánh. Do kích thước nhỏ và hoạt động về đêm nên trong điều kiện tự nhiên rất khó phát hiện được thành trùng.

Ấu trùng:

Sâu mới nở có hình xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,4mm, lớn lên sâu có màu vàng xanh, đẹp. Ở giai đoạn gần hóa nhộng, sâu có mầu trắng hơi ngả vàng, cơ thể không còn dẹp mà chuyển sang hình ống. Sâu lớn dài khoảng 3-4mm mình dẹp, không có chân đốt cuối bụng có hình ống dài. Có thể quan sát dễ dàng sự hiện diện của sâu trong đường đục. Đường đục do sâu tạo nên có ánh bạc rất dễ nhận diện.

Nhộng:

Giai đoạn nhộng được tiến hành trong đường đục, gần rìa lá, phía dưới mép đã được cuốn lại. Nhộng dài từ 2-3mm, phần đuôi thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu. Xuyên qua lớp vỏ nhộng có thể quan sát thấy 2 đốm màu đen ở gần cuối cánh. Khi mới hóa nhộng có màu vàng lợt dần chuyển sang màu nâu khi sắp vũ hóa.

Một số đặc điểm sinh học:

Ở điều kiện nhiệt độ 27-33 độ C và ẩm độ cao, thời gian ủ trứng trung bình 2 ngày, giai đoạn ấu trùng trải quả 6-7 ngày, giai đoạn nhộng 5-10 ngày, chu kỳ sinh trưởng biến động trong khoảng 14-26 ngày. Sau khi hoàn thành giai đoạn ấu trùng, sâu chui ra bìa phiến lá, kéo bìa lá lại che kín kén và làm nhộng trong kén phía dưới chỗ mép lá cuốn lại.

Sâu vẽ bùa tấn công cả cành non và lá non. Ở cuống lá và cành non có thể tồn tại sâu ở nhiều giai đoạn cùng lúc. Thành trùng sâu vẽ bùa rất ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn, chúng hoạt động chủ yếu vào lúc hoàng hôn, ban đêm hoặc vào lúc sáng sớm. Từ 12-15 giờ sau khi bắt cặp, bướm bắt đầu đẻ trứng. Thời gian sống của thành trùng khoảng 4-5 ngày.

Với nhiệt độ và độ ẩm ít biến động, sâu vẽ bùa có thể có từ 12-14 thế hệ trong vòng 1 năm.

Cách gây hại và triệu chứng:

Sâu vẽ bùa thường tập trung gây hại trên các vườn ươm và các vườn tơ [nhỏ hơn 4 năm tuổi]. Sau khi nở, sâu đục những đường hầm ở mặt dưới lá, chúng thường để lại những vệt phân kéo dài liên tục như sợi chỉ. Đường đục thường rộng dần và kéo dài theo tuổi của sâu. Các đường đục này khi khô đi có hình dạng những đường ngoằn ngoèo rất rõ trên lá vì vậy chúng được gọi là sâu vẽ bùa. Bình thường một lá chỉ bị 1-2 sâu tấn công, tuy nhiên khi mật số sâu cao có thể ghi nhận 3-4 sâu/ lá và lá có thể bị uốn cong và biến dạng khi ấu trùng đục luồn từ mặt lá này sang mặt lá khác.

Sâu vẽ bùa thích tấn công trên những lá non, khoảng 4-8 ngày tuổi, khi lá lớn hơn thì tỷ lệ bị sâu tấn công giảm rõ rệt và gần như không đáng kể. Sau khi trứng được đẻ gần gân chính của lá, trứng nở thành sâu đục luồn trong lá và có thể đục một đường dài khoảng 14cm cho tới khi hoàn thành giai đoạn ấu trùng. Lá non sẽ bị biến dạng, khô và rụng đi khi mật độ sâu tấn công cao.

Sự gây hại:

Sâu vẽ bùa hiện diện phổ biến trên quýt tiều, quýt đường, cam mật, cam sành, bưởi và chanh. Sâu có thể tấn công 100% số cây trong vườn và có thể làm thiệt hại 100% lá non trên cây.

Triệu chứng gây hại được ghi nhận rõ nhất trên lá đã phát triển đầy đủ hoặc trên lá già. Nếu bị nhiễm nhẹ, lá sẽ tiếp tục phát triển. Lá bị sâu đục nặng thường cong, kích thước nhỏ nên gây ra tác động lớn đến sự quang hợp của lá, chồi non ngừng tăng trưởng và cành có thể trơ trụi không có lá.

Sâu vẽ bùa gây ra khả năng lan truyền và phát triển bệnh loét [do vi khuẩn Xanthomonas campestris] trên cam, quýt.

Biện pháp phòng trị:

Phòng trị sinh học:

Trong tự nhiên, những loại thiên địch như kiến vàng [Oecophylla smaragdina] có khả năng hạn chế sâu vẽ bùa.

Phòng trị hóa học:

Qua các công trình nghiên cứu trên các sản phẩm hóa học, sản phẩm Confidor của công ty Bayer với hoạt chất Imidacloprid cho hiệu quả diệt trừ sâu vẽ bùa lên đến trên 80% với hiệu lực kéo dài trong khoảng 15 ngày và như vậy có thể bảo vệ được giai đoạn mẫn cảm của cây.

Nếu sử dụng với dầu khoáng sẽ tăng hiệu quả phòng trừ. Khi phun trên lá, dầu khoáng sẽ hình thành một lớp dầu mỏng trên lá làm ngăn cản sự đẻ trứng của thành trùng, nếu sử dụng dầu khoáng sau khi sâu vẽ bùa đã đẻ trứng, dầu khoáng sẽ làm trứng chết.

Nếu sử dụng phối hợp với thuốc trừ sâu, tác động sẽ mạnh hơn trên ấu trùng và dầu khoáng sẽ dễ dàng xâm nhập vào biểu bì của lá để tác động đến sâu nằm phía dưới.

Tuy nhiên do tính lưu tồn của dầu khoáng kém nên phải sử dụng nhiều lần, đặc biệt trong mùa mưa, từ đó sẽ đưa đến tình trạng phải phun nhiều lần, vì vậy cần tính toán cụ thể để có hiệu quả kinh tế.

Một số khuyến cáo về biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa:

  • Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm liên tục trong năm.
  • Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina.
  • Chỉ sử dụng các loại dầu khoáng hay thuốc hóa học để phòng trị sâu vẽ bùa khi tỷ lệ lá bị nhiễm nhiều hơn 10%.
  • Đối với dầu khoáng, để tránh ngộ độc cho cây cần tuyệt đối đảm bảo nồng độ theo khuyến cáo và không nên sử dụng dầu khoáng khi nhiệt độ ngoài trời vượt quá 30%. Có thể phối hợp dầu khoáng với thuốc trừ sâu, tác động của thuốc sẽ mạnh hơn trên ấu trùng và dầu khoáng sẽ dễ dàng xâm nhập vào biểu bì của lá để tác động sâu nằm phía dưới đó.

Video liên quan

Chủ Đề