Thuốc pp là gì

03/05/2018

Vitamin PP là gì? Tìm hiểu xem loại vitamin này có tác dụng gì và cần được bổ sung hằng ngày như thế nào?

1. Vitamin PP là gì?

Vitamin PP thuộc vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B3, thành phần hoạt chất  là acid nicotinic [niacin] hoặc nicotinamide [dạng amide của acid nicotinic].

Vitamin PP đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng có thể sử dụng, giúp các tế bào của cơ thể thực hiện các phản ứng hóa học quan trọng. Vì nó hòa tan trong nước, nên cơ thể không lưu trữ vitamin này, đó là lý do tại sao chúng ta cần ăn các loại thực phẩm có chứa axit nicotinic hoặc niacinamide hàng ngày.

Vitamin B3 thường được tìm thấy là niacinamide trong các sản phẩm từ thịt, chẳng hạn như thịt heo và gia cầm, axit nicotinic trong thực phẩm như hạt, bột và rau xanh. Nhiều sản phẩm ngũ cốc tinh chế cũng chứa nhiều niacinamide. 

Cơ thể chúng ta cũng có thể tạo ra vitamin PP từ tryptophan, một axit amin có trong hầu hết các loại thực phẩm protein.

Có thể bổ sung vitamin PP từ các thực phẩm 

Trong cơ thể người, acid nicotinic và nicotinamide chuyển đổi qua lại và dạng vitamin của chúng là như nhau, nicotinamide sẽ chuyển hóa thành nicotinamide Adenin Dinucleotid [NAD] và nicotinamide Adenin Dinucleotid phosphat [NADP], đây đều là những chất xúc tác phản ứng oxy hóa khử, là những coenzym cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyển hóa lipid.

2. Vitamin PP có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trong cơ thể người, vitamin PP là thành phần của hai coenzym quan trọng là NAD [Nicotiamid Adenin Dinucleotid] và NADP [Nicotiamid Adenin Dinucleotid Phosphat]. Các coenzym này tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổng hợp hoặc phân hủy các chất như glucid, acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác khác, tạo năng lượng cung cấp ATP cho quá trình hô hấp tế bào. 

Vitamin PP 500mg dùng để điều trị và ngăn ngừa sự thiếu vitamin PP tự nhiên trong cơ thể, làm giảm cholesterol và triglycerides [các loại chất béo] trong máu. Vitamin PP còn giúp làm giảm nguy cơ đau tim ở người có cholesterol máu cao có tiền sử đau tim. Đôi khi, vitamin PP cũng được dùng điều trị bệnh xơ vữa động mạch.

Cơ thể thiếu vitamin PP sẽ có các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị viêm [viêm lưỡi, miệng, da]. Nếu thiếu vitamin PP ở mức độ nặng, cơ thể sẽ có các phản ứng cầu cứu như viêm da, tiêu chảy và rối loạn tâm thần [đây là 3 triệu chứng phổ biến của bệnh Pellagra].

3. Bổ sung vitamin PP cho cơ thể như thế nào?

Một trong những cách hữu hiệu nhất để bổ sung vitamin PP trong cơ thể là chọn các loại thức ăn giàu vitamin PP. Dưới đây là một số loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin PP dồi dào, bạn có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

Hạt điều chứa nhiều vitamin B3, vitamin B1, và vitamin B6 [Mời bạn đọc xem thêm: thuốc B6 có tác dụng gì?]. Loại hạt có vị ngon hấp dẫn không chỉ dồi dao vitamin mà còn kỳ giàu năng cung cấp cho cơ thể.

Hạnh nhân rất giàu vitamin B3, vitamin B1, vitamin B5, B9, B6. Ngoài ra, hạnh nhân còn chứa vitamin E, magiê, sắt và protein. Bạn có thể ăn hạt hạnh nhân sống hoặc đã rang kết hợp với một ly sữa hạnh nhân để bổ sung nguồn vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bơ giàu vitamin E, magiê, và vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin PP, vitamin B5, B6. Quả bơ giúp cơ thể sản xuất glutathione, một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, mất trí nhớ, bệnh tim mạch, ung thư. Quả bơ còn giúp giảm cholesterol, huyết áp và giảm căng thẳng. Ngoài ra, nó giúp ngăn ngừa chứng đầy hơi do hàm lượng kali cao.

Thực phẩm giàu vitamin PP là các loại hạt, dầu oliu, bơ, cá hồi...

Yến mạch giúp tăng cường với vitamin B5, vitamin B1, vitaminPP, vitamin B2 và vitamin B6 cho cơ thể. Yến mạch cũng rất giàu chất xơ và có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh. Dùng bột yếu mạch cho bữa sáng sẽ giúp bạn có được nguồn năng lượng tuyệt vời để hoạt động cả ngày.

Ngoài những loại thực phẩm kể trên, vitamin PP có trong các loại thực phẩm như cá, gạo, lúa mạch, khoai tây, sữa, phô-mai, đậu phụ, bơ, đậu, nấm, rau chân vịt, trứng, cá thu, gà, tôm…

Bên cạnh các loại thức ăn tự nhiên trên, vitamin B3 còn được tổng hợp dưới dạng viên thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như gây giãn mạch ở mặt và nửa trên thân người gây nên cơn bốc hỏa, chóng mặt, buồn nôn.

Để không bị thiếu vitamin PP, chúng ta cần có một chế độ ăn hợp lý, bảo đảm được lượng chất đạm để cơ thể tổng hợp vitamin PP. Ngoài ra, không nên lạm dụng kháng sinh vì sẽ gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, làm giảm hấp thu vitamin PP.

4. Liều dùng vitamin PP dành cho người lớn và trẻ em

Dưới đây là thông tin tham khảo về liều dùng song không thể thay thế chỉ định và lời khuyên của các bác sĩ.

Trong trường hợp thiếu hụt vitamin PP, người lớn có thể bổ sung khoảng 10 – 20mg/ngày. Ngoài ra, bạn có thể tiêm ngoài da sản phẩm vitamin này như một dạng vitamin tổng hợp.

Trẻ em [giới tính nam] từ 14 – 18 tuổi: liều dùng khoảng 16mg/ngày.

Trẻ em [giới tính nữ] từ 14 – 18 tuổi: liều dùng chỉ khoảng 14mg/ngày.

5. Cách dùng vitamin PP

Để dùng vitamin PP đúng cách, bạn nên theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc toa hướng dẫn. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng so với chỉ định. Để vitamin được hấp thụ và phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng cùng bữa ăn nhẹ, ít chất béo và ăn trước khi đi ngủ 30 phút – 1h. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc.

Bạn đã biết cách dùng của loại vitamin này?

Nếu chẳng may dùng quá liều vitamin PP, trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần gọi ngay để cấp cứu hoặc được đưa đến bệnh viện gần nhất. Bạn cần nói với bác sĩ các loại thuốc đã dùng và liều lượng sử dụng. Bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp thông thường khi bệnh nhân quá liều vitamin PP như gây nôn, rửa dạ dày… Sau đó mới tiến hành điều trị và hỗ trợ.

Trong trường hợp bạn bị quên uống thuốc thì cần bổ sung ngay sau đó càng sớm càng tốt. Nhưng nếu gần với liều kế tiếp thì bạn không cần bổ sung mà tiếp tục dùng bình thường, cũng không cần dùng gấp đôi liều đã quy định.

6. Các tác dụng phụ thường gặp của vitamin PP bổ sung

Những tác dụng phụ nguy hiểm mà bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh, liên tục, bất thường
  • Cảm thấy khó thở
  • Sưng tấy mặt hoặc các bộ phận  trên cơ thể
  • Bị vàng mắt hoặc vàng da
  • Dị ứng, đau cơ hoặc xuất hiện các triệu chứng sốt, nước tiểu màu sẫm
  • Trường hợp bạn bị tiểu đường thì bạn hãy nói với bác sĩ khi mức đường huyết thay đổi

Ngoài ra, sử dụng vitamin PP còn có thể xuất hiện các tác dụng khác mà bạn cần nhận biết sớm như:

  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Da bị ngứa hoặc khô
  • Da đỏ, ấm nóng hoặc cảm giác châm chích nhẹ dưới da
  • Chóng mặt nhẹ
  • Mất ngủ, ngủ không ngon, mệt mỏi
  • Ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy
  • Đau cơ, co thắt chân

Sử dụng bổ sung vitamin PP còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác mà bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để biết thêm.

7. Các lưu ý cần biết khi sử dụng vitamin PP bổ sung

Khi muốn bổ sung vitamin PP một cách an toàn, bạn cần phải tham khảo ý kiến chỉ định của các bác sĩ khi:

  • Tình trạng dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Khi đang dùng với bất kỳ loại thuốc nào khác như thuốc như thuốc được kê toa, thuốc không kê toa, các thực phẩm chức năng/thực phẩm bổ sung, thảo dược.
  • Dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Khi đang mắc các bệnh lý như gan, thận, tim, rối loạn cơ, nhồi máu, tiểu đường, gout, tình trạng đau thắt ngực không kiểm soát được, viêm loét dạ dày…
  • Phụ nữ có thai và cho con bú

Lưu ý gì khi sử dụng vitamin PP bổ sung?

8. Tương tác thuốc

Thuốc vitamin PP có thể gây gia tăng các tác dụng phụ của thuốc hoặc làm thay đổi các tính chất của các loại thuốc khác nếu dùng cùng. Vì vậy, để tránh xảy ra tương tác, cách tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc đang dùng trước khi sử dụng loại vitamin này; không tự ý dùng thuốc, tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự ngưng sử dụng…

Trước khi dùng vitamin PP các loại, bao gồm vitamin PP 500mg, vitamin PP 50mg… bạn cần phải thông báo với bác sĩ nếu đang dùng các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc gây giảm cholesterol như pravastatin, atorvastatin, simvastatin hoặc lovastatin, fluvastatin, lovastatin…
  • Các chất làm loãng máu như warfarin
  • Các loại vitamin bổ sung, vitamin hỗn hợp khác, các sản phẩm có chứa vitamin PP
  • Các loại thuốc về tim mạch, huyết áp như amlodipin, diltiazem, nicardipine, nifedipine, nimodipine, nisoldipine, hoặc verapamil… Thuốc về bệnh tim như terazosin, prazosin, isosorbide, doxazosin, nitroglycerin…
  • Khi đang sử dụng rượu bia, thuốc lá.

9. Bảo quản thuốc

Vitamin PP cần được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiệp, nhiệt độ cao, tránh ẩm như phòng tắm, ngăn đá… Bạn có thể đọc kỹ hưỡng dẫn bảo quản trên bao bì của từng loại. Chú ý tránh xa thuốc đối với tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Khi thuốc quá hạn hoặc không sử dụng nữa, không vứt thuốc vào đường ống dẫn nước hoặc toilet. Cần tiêu hủy thuốc hoặc vứt bỏ thuốc an toàn.

Bên cạnh việc tìm hiểu tác dụng của vitamin PP là gì, chúng ta cũng cần chú ý đến cách chế biến các món ăn sao cho không làm mất đi các chất dinh dưỡng có sẵn trong thực phẩm, đặc biệt là vitamin B3. Nếu bổ sung vitamin B3 bằng thuốc, cần hết sức lưu ý và nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý, bài viết trên của Thế Giới Điện Giải nhằm cung cấp thông tin, kiến thức tham khảo cho bạn đọc, không đưa ra các lời khuyên, tư vấn sức khỏe hoặc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Bạn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có thể sử dụng loại thuốc này với liều lượng thích hợp; không tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thuốc, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chi tiết tại /

Video liên quan

Chủ Đề