Tiểu buốt có phải dấu hiệu mang thai

Cảm giác đau buốt, nóng rát nhiều khi đi tiểu khiến các mẹ bầu vô cùng khó chịu. Nếu bạn chưa trải qua cảm giác này, chắc hẳn bạn sẽ không tưởng tượng nó gây phiền toái đến thế nào? Tuy nhiên các mẹ bầu cùng đừng lo lắng, trong video sau đây ThS. BSCKII Phùng Thị Lý, BS Sản phụ khoa, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City sẽ mách bạn các mẹo chữa tiểu rắt tại nhà.

Mẹo chữa tiểu rắt, tiểu buốt cho bà bầu khi mang thai tại nhà

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BSCKII Phùng Thị Lý, BS Sản phụ khoa, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Đi tiểu rắt là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Bởi sự thay đổi của nội tiết tố trong thời gian mang thai. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm trong những tháng đầu và kéo dài cho đến ba tháng cuối. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do yếu tố bệnh lý.

Nguyên nhân thông thường: thường gặp trong 3 tháng đầu do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ làm tăng lượng máu và chất lỏng bài tiết qua thận. Đồng thời, trong giai đoạn đầu thai nhi sẽ gây chèn ép lên bàng quang. Lúc này, bàng quang sẽ bị căng, mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu rất ít. Kèm với đó là cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu.

Thông thường tình trạng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai sẽ thuyên giảm khi thai nhi bước sang tháng thứ tư.

Tiểu rắt khi mang thai nguyên nhân đo đâu?

Chứng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai cũng có thể xảy ra do các bệnh lý trong cơ thể. Các căn bệnh mà chị em phụ nữ có thể gặp như bệnh xã hội, viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa...

Tình trạng tiểu rắt sẽ không gây nguy hiểm nếu xảy ra do nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu nên thận trọng.

  • Cảm giác đau buốt, nóng rát nhiều khi đi tiểu.
  • Kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi
  • Đau bụng, đau lưng, đi tiểu nhiều lần và không kiểm soát được.
  • Cảm giác đi tiểu cấp bách trong khi chỉ đi được một lượng nước tiểu rất ít.
  • Thậm chí, khi cười, hắt hơi hoặc ho cũng khiến nước tiểu rỉ ra một ít.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc có màu đục bất thường.
  • Nôn, buồn nôn và giảm cân đột ngột.

Theo BS ThS. BSCKII Phùng Thị Lý, BS Sản phụ khoa, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City..., để chữa tiểu rắt, ngoài áp dụng các bài thuốc dân gian, mẹ bầu cũng có thể thực hiện các cách điều trị bệnh tiểu rắt không dùng thuốc như:

Đi tiểu nghiêng người về phía trước: Nghiêng người về phía trước giúp cho lượng nước tiểu trong bàng quang được thải hết ra ngoài. Điều này giúp phụ nữ mang thai cải thiện được tình trạng tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần.

Hoặc các mẹ có thể áp dụng bài tập Kegel. Đây là bài tập giúp tăng cường sức mạnh ở vùng xương chậu và cải thiện tình trạng tiểu rắt.

Cách thực hiện:

  • Chị em thực hiện co cơ âm đạo [tương tự như nhịn tiểu] và giữ trong 10 giây.
  • Bạn nghỉ 10 giây rồi tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần.
  • Khi đã quen dần, bạn có thể tăng dần số giây mỗi lần thực hiện.
  • Tuyệt đối không được tập khi đang đi tiểu vì có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mang thai là quá trình vô cùng thiêng liêng với người phụ nữ. Nhưng các mẹ bầu cũng không tránh khỏi những rắc rối, trong đó có tiểu rắt, tiểu buốt. Hy vọng rằng thông qua sự tư vấn của bác sĩ, video có thể đem đến cho các mẹ bầu những kiến thức bổ ích, giúp cho quá trình mang thai thoải mái và thuận lợi hơn.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chương trình Thai sản trọn gói, bao gồm các gói chăm sóc thai sản cho mẹ bầu từ 12 tuần, 27 tuần, 36 tuần và khi chuyển dạ. Khi đăng ký Thai sản trọn gói, sản phụ được theo dõi và chăm sóc chu đáo suốt quá trình mang thai, khi chuyển dạ và sau sinh với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai là những vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm.

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệu và âm đạo.

Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu, nước tiểu ứ đọng và trào ngược dễ gây viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.

Đối với viêm niệu đạo và viêm bàng quang sẽ có các triệu chứng sau

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó - đôi khi phải rặn
  • Nước tiểu có thể thấy đục, có lẫn máu
  • Người bệnh mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc thường không sốt
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, nitrite dương tính], có thể thấy hồng cầu niệu.

Trường hợp viêm thận bể thận: Khi viêm niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị dẫn đến biến chứng viêm thận bể thận cấp với các biểu hiện

  • Sốt cao [39 - 40 độ C], rét run, mạch nhanh
  • Tiểu buốt, tiểu khó
  • Nước tiểu đục, có khi có lẫn máu
  • Đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp, đau có khi âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, xuyên xuống hố chậu và xuống bộ phận sinh dục
  • Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn
  • Bệnh cảnh thường xuất hiện trên những người có sỏi đường tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn [bạch cầu dương tính, nitrite dương tính], có thể thấy hồng cầu trong nước tiểu
  • Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp... ảnh hưởng tới mẹ và bé, nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân...

Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn là triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Phương thức điều trị đối với phụ nữ khi mang thai bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang

  • Bệnh nhân được điều trị ngoại trú sử dụng kháng sinh kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Kháng sinh được lựa chọn là nhóm beta-lactam, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Ăn tăng cường các loại rau, quả chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước.

Điều trị trường hợp viêm thận bể thận cấp

  • Là bệnh cấp tính nên người bệnh được điều trị tích cực tại bệnh viện
  • Sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc khi chưa có kết quả kháng sinh đồ điều trị kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm của bác sĩ
  • Đánh giá theo dõi tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp
  • Trường hợp người bệnh có sỏi hay dị dạng đường tiết niệu, sản phụ được đặt tạm thời dẫn lưu nước tiểu qua sonde.

Chủ động phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai bằng các phương pháp sau

  • Xét nghiệm kiểm tra nước tiểu định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước
  • Không nên nhịn tiểu khi muốn đi tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp
  • Khi đi đại tiện hay đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn ngược lên
  • Vệ sinh bằng nước sạch hàng ngày từ trước ra sau
  • Điều trị triệt để viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung tránh lây sang đường tiết niệu.

Chế độ ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước để phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Khách hàng khi khám thai định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ được làm xét nghiệm chẩn đoán nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và được điều trị sớm nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • Khi điều trị tại Vinmec, khách hàng yên tâm được các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa hàng đầu theo dõi đánh giá và điều trị bệnh tích cực, tránh những biến chứng
  • Theo dõi sự tiến triển bệnh thường xuyên để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả
  • Tư vấn đầy đủ các biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tránh tái phát bệnh.

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Trẻ sơ sinh làm gì trong một giờ đầu tiên sau khi chào đời?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề