Tiêu chí đánh giá chi tiết honcode

Bạn thường hỏi “bác sĩ Google’ vì không phải xếp hàng chờ đợi hay tốn bất kỳ một chi phí nào để được tư vấn sức khỏe. Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng có thể chẩn đoán sai khiến bạn hoang mang hoặc điều trị không hiệu quả.

Có bao giờ bạn ngại phòng khám đông, tiền khám quá đắt hay quy trình khám bệnh rắc rối nên đành nhờ bác sĩ Google chẩn đoán giúp? Điều này có thể khiến bạn tự bắt bệnh và mua thuốc sai, thậm chí gây hại cho bản thân mà không hề biết đấy!

1. Bác sĩ Google có những chẩn đoán đáng sợ

Khi nhờ bác sĩ Google bắt bệnh, bạn có thể nhận được những chẩn đoán rất đáng sợ dù chỉ có một triệu chứng nhỏ. Một cơn ho cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm phổi. Một cơn đau đầu cũng có thể do bạn đã mắc chứng suy tuyến cận giáp, quai bị hoặc có khối trong u não. Những chẩn đoán này sẽ mang đến những lo lắng không đáng có và khiến tinh thần của bạn bị khủng hoảng.

2. Website tìm thấy trên Google không uy tín

Chất lượng và độ tin cậy của các trang web bạn tìm thấy trên Google không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Có rất nhiều trang web đưa thông tin sức khỏe chỉ để có nhiều độc giả và tăng lượt xem chứ không đặt nặng độ chính xác của thông tin. Thậm chí một số trang còn đưa thông tin không có nguồn gốc rõ ràng và chưa được kiểm chứng.

Để tránh trường hợp đọc phải những trang web không uy tín, bạn nên tham khảo thông tin sức khỏe ở những trang tiếng Anh hoặc tiếng Việt có HONCode.

HONCode là chứng nhận do Health On the Net Foundation trao cho những trang web về sức khỏe có uy tín, chỉ đưa lời khuyên chứ không chẩn đoán thay bác sĩ và có nguồn thông tin rõ ràng.

Dấu HONCode này thường xuất hiện ở góc dưới của các trang web y tế. Một số trang web về sức khỏe tiếng Anh có HONCode bạn có thể tham khảo là WebMD, Healthline, Mayoclinic…

Hello Bacsi là một trong những website có HONCode

3. Bạn có thể bối rối vì những ý kiến trái chiều

Internet chứa vô số những ý kiến ​​trái chiều về cách chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán bệnh hay bốc thuốc. Vậy nên khi nhờ bác sĩ Google bắt bệnh, bạn dễ bị choáng ngợp bởi hàng tá lời khuyên đối lập nhau. Vì thế, bạn sẽ càng thêm bối rối chứ không thể tìm ra cách chăm sóc đúng nhất cho bản thân.

4. Bạn có thể tự chẩn đoán sai cho bản thân

Khi kiểm tra các triệu chứng của mình với bác sĩ Google, bạn có thể nhận được kết quả sai. Quá trình chẩn đoán đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn và đôi khi bạn phải làm một số xét nghiệm cũng như cần được theo dõi một thời gian mới nhận được chẩn đoán đúng.

Thói quen tìm kiếm thông tin hay làm một số bài kiểm tra theo bác sĩ Google không đảm bảo cho bạn một chẩn đoán đáng tin cậy.

5. Bác sĩ Google khiến bạn trì hoãn khám bệnh

Các triệu chứng phản ánh trong cơ thể bạn đang có chỗ không khỏe và cần được chăm sóc ngay. Nếu quyết định tin vào những chẩn đoán của bác sĩ Google, bạn có thể sẽ trì hoãn việc đi khám để tìm ra bệnh tình và nhận được sự chăm sóc hợp lý. Đôi khi, sự chậm trễ này có thể khiến bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng và trở nên khó chữa.

6. Bác sĩ Google đưa ra một số lời khuyên sai

Khi không khỏe, bạn sẽ dễ mềm lòng nghe theo những lời khuyên không hợp lý hoặc những cách chữa bệnh tại nhà không có tác dụng trên mạng. Bạn có thể nghĩ rằng mình có thể chữa ung thư bằng trà thảo mộc hay mua thuốc không phù hợp với mình để uống.

Cách tự chữa bệnh ở nhà có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ của thuốc hoặc dị ứng với một số loại thảo dược, tinh dầu hay thực phẩm.

7. Bác sĩ Google không được đào tạo về y khoa

Các bác sĩ phải trải qua 5 – 7 năm vừa học lý thuyết vừa thực hành để có thể khám bệnh và bốc thuốc đúng cách vì y học là một lĩnh vực rất khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Bác sĩ Google lại không có nền tảng kiến thức này nên có thể mắc nhiều sai lầm khi bắt bệnh và đưa ra lời khuyên về chăm sóc sức khỏe.

Khám bệnh với bác sĩ Google tuy tiện lợi, nhanh chóng nhưng không thể thay thế sự chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chính thống. Nếu quá tin tưởng những gì mình đọc trên mạng, bạn có thể chữa bệnh sai cách hay thậm chí làm hại sức khỏe của bản thân.

Bố anh bạn tôi bị tai biến mạch máu não. Sau hơn hai tháng nằm tại một bệnh viện cấp tỉnh, may mắn cụ đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đã tỉnh táo và tự đi lại được nhưng do phải nằm một chỗ lâu cho nên cụ đau đớn vì những vết loét sâu tận xương vùng cùng cụt, luôn bốc mùi hôi và chảy dịch vàng...

Vào các khoa sản của một bệnh viện tỉnh, một thai phụ bụng to lặc lè, đứng gục đầu vào thành giường, mặt mũi tái nhợt đi vì đau! Chung quanh là các bà mẹ chuẩn bị sinh con cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Qua các khoa nhi, không khó để gặp cảnh tiêm cho một cháu bé: người bố hoặc mẹ đang cố gắng giữ chặt cháu bé giãy giụa la hét trong khi cô điều dưỡng trầy trật lấy ven.

Tại những đơn vị hồi sức tích cực, tình trạng viêm phổi bệnh viện khá phổ biến. Người bệnh cần thở máy, phải đặt ống nội khí quản, hai ba ngày sau sốt cao liên tục, chụp phổi trắng xóa do nhiễm khuẩn bệnh viện. Việc còn lại là đổ tất cả các loại kháng sinh vào điều trị, thời gian nằm viện cả tháng và chưa chắc đã qua khỏi vì một lý do nhiều khi chả liên quan gì đến căn bệnh khiến họ phải nhập viện.

Cách đây nhiều năm, trong quá trình tham gia một nghiên cứu về sử dụng thuốc an thần, giảm đau cho người bệnh phải thở máy, tôi đọc các tài liệu nước ngoài và nhận thấy từ lâu, họ đã chú ý đến việc dùng thuốc để giảm, cắt tất cả các cơn đau, những nỗi khó chịu của người bệnh khi nằm viện, để khi người bệnh ra viện không còn sự ám ảnh kinh hoàng vì cái đau thể xác, để sau đó họ dễ dàng tái hòa nhập cuộc sống...

Hệ thống y tế đạt chuẩn JCI tại Hà Nội, các tiêu chuẩn chất lượng [CL] luôn được đặt lên hàng đầu bao gồm các chỉ số chung [83 tiêu chí, JCI] đến các tiêu chí cụ thể cho từng quy trình, từng mặt bệnh. Từ những chuyện đơn giản như đẻ không đau, sử dụng kháng sinh dự phòng đến những quy trình phức tạp dành cho ghép tạng, tất cả đều phải tuân theo những quy định, tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt. Hầu như các sản phụ đều không có cảm giác đau đớn khi chuyển dạ và sinh con, chuyện sinh nở trở nên nhẹ nhàng. Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng rất thấp, mỗi khi có một ca nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện là cả hệ thống tập trung vào việc phân tích tìm nguyên nhân và giải pháp. Người bệnh luôn được tạo cảm giác thoải mái vui vẻ, hạnh phúc sau khi ra viện.

Từ những tiêu chí

Hiện nay, ngoài việc tăng cường về số lượng, công tác đánh giá chất lượng các bệnh viện cũng được chú trọng. Từ năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện [hay còn gọi là 83 tiêu chí] để các cơ sở y tế dựa vào đó đánh giá mức độ chất lượng đơn vị mình đang ở đâu. Bên cạnh đó, một số đơn vị y tế còn áp dụng tiêu chuẩn JCI [Joint Commission International, được đánh giá là tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới] mà điển hình là Hệ thống Y tế Vinmec với 2/4 bệnh viện ở Việt Nam đạt chuẩn này [Hai bệnh viện khác là FV và QT Hạnh Phúc].

Kết cấu của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế bao gồm các phần cụ thể, đó là: Hướng đến người bệnh [19 tiêu chí]; Phát triển nguồn nhân lực [14 tiêu chí]; Hoạt động chuyên môn [35 tiêu chí]; Cải tiến chất lượng [11 tiêu chí]; Tiêu chí đặc thù chuyên khoa [4 tiêu chí]. Mỗi phần được chia thành các chương. Trong mỗi chương có một số tiêu chí [mỗi chương có thể được xem xét như là một tiêu chuẩn chất lượng]. Mỗi tiêu chí được tính theo các mức điểm từ 1 đến 5 và các bệnh viện chuyên khoa không nhất thiết phải đáp ứng đủ 83 tiêu chí. Điểm chất lượng của mỗi bệnh viện sẽ là điểm trung bình của tất cả các tiêu chí [đầy đủ là 83]. Giả thiết là một bệnh viện áp dụng đủ bộ 83 tiêu chí, điểm tất cả các tiêu chí là 5 [tối đa] thì điểm tổng là 415 và trung bình đạt mức 415/83=5. Kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy các bệnh viện trên toàn quốc ngày càng tiến bộ về chất lượng với điểm trung bình tăng mỗi năm.

Hệ thống y tế Vinmec có 2 bệnh viện trong số 4 bệnh viện trên toàn quốc đạt chuẩn JCI.

Ảnh | Vinmec

Khác với chuẩn JCI [chỉ số đánh giá bệnh viện đạt hay không đạt], kết quả 83 tiêu chí chỉ cho mọi người biết mỗi bệnh viện biết họ đang ở mức điểm nào chứ không biết họ mạnh, yếu ở điểm nào bởi cách tính điểm trung bình cho tất cả các tiêu chí [Tất nhiên điểm trung bình càng cao đồng nghĩa với chất lượng bệnh viện càng tốt].

Thực tế, thứ người bệnh cần không phải là những số điểm cao thấp qua các kỳ kiểm tra đánh giá. Cái họ cần là khi có bệnh, được vào một cơ sở y tế đáng tin cậy, được tiếp đón và đối xử ấm áp, được điều trị khỏi bệnh với chi phí thấp nhất, không phải trải qua những giây phút đau đớn về thể xác, lo lắng về tinh thần. Phụ nữ có thai muốn đẻ không đau; cha mẹ muốn cho con được tiêm nhanh chóng, nhẹ nhàng bởi những cô điều dưỡng lành nghề, yêu trẻ; người bệnh nặng vào khoa Hồi sức cấp cứu muốn được ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy đã thấy mình qua cơn bạo bệnh và không nhớ gì đến việc đã phải đặt ống thở vào phổi, ống thông nuôi dưỡng vào dạ dày, ống thông tiểu vào bàng quang. Họ cũng muốn giường bệnh giống giường nhà chứ không phải nằm tráo đầu tráo đuôi như hiện tại...

Ðến các đầu việc cụ thể

Rõ ràng, các bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện đưa ra những đầu việc, những nguyên tắc, tiêu chuẩn chung. Trong nhiều trường hợp, bộ tiêu chí này chỉ quy định các điều kiện cần về nguồn lực mà không thể [và cũng không cần thiết] đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về năng lực thực hiện dựa trên các nguồn lực sẵn có. Thí dụ Mục C5.2: Nghiên cứu, triển khái áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới có năm mức điểm và cao nhất là 5 với năm tiêu chí: đã triển khai thử nghiệm được từ 7 kỹ thuật tuyến trên trở lên, sau khi thử nghiệm triển khai được, 70% số này được áp dụng mang tính thường quy...

Tuy nhiên, điều quan trọng là những kỹ thuật đó được kiểm soát về chất lượng như thế nào? Giả sử hai bệnh viện có cùng mức 5 điểm ở mục này nhưng bệnh viện A áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hết sức ngặt nghèo của một hiệp hội chuyên môn có uy tín trong khi bệnh viện B lại áp dụng tiêu chuẩn thấp hơn. Rõ ràng, người bệnh vào bệnh viện A sẽ được hưởng lợi.

Về phương diện quản lý vĩ mô, các bộ tiêu chí không cần [không thể] chi tiết hóa đến các sản phẩm. Bản thân mỗi bệnh viện sẽ căn cứ vào nguồn lực sẵn có để tạo ra những sản phẩm thích hợp và bệnh viện nào có thể áp dụng được những tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về chẩn đoán, theo dõi và điều trị người bệnh, bệnh viện đó mới thật sự đem lại lợi ích cao nhất cho người bệnh. Rõ ràng, bên cạnh việc phấn đấu điểm cao khi chấm 83 tiêu chí [điều kiện cần], các cơ sở y tế phải chú trọng vào việc nâng cao tiêu chuẩn chất lượng trong các danh mục kỹ thuật, các phác đồ điều trị cũng như các chuẩn chất lượng khác về cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh tại đơn vị mình [điều kiện đủ hay điều kiện chuẩn về sản phẩm đầu ra].

Thay cho lời kết

Chất lượng là yếu tố sống còn của mỗi cơ sở y tế. Chữa khỏi bệnh là chưa đủ. Đã đến lúc để những câu ví von “đau như đau đẻ”, “có bệnh thì vái tứ phương” đi vào dĩ vãng. Các bậc cha mẹ cũng không còn lý do để dọa khi con mè nheo, quấy khóc: “Không ngoan thì cho đến bác sĩ”! Đến bao giờ các bệnh viện của chúng ta mới thật sự là ngôi nhà thứ hai của người bệnh?

Chủ Đề