Tìm hiểu thông tin và viết tiểu sử tóm tắt của nhà thơ xuân diệu

Xuân Diệu[2/2/1916] là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”[ theo Hoài Thanh]. Có rất nhiều tác phẩm của Xuân Diệu được đông đảo công chúng yêu thơ đón nhận nồng nhiệt. Thậm chí có những câu thơ của ông được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Ví dụ như “ Yêu là chết ở trong lòng một ít”, “Thà một chút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”Vậy chúng ta  hãy cùng tìm hiểu đôi nét về nhà thơ tài hoa này nhé!

Tiểu sử sự nghiệp Xuân Diệu

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu ,quê gốc ở làng Trảo Nha,huyện Can Lộc ,tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Bình Định.

Năm 1927,ông theo học ở Quy Nhơn.Sau đó ,ông theo học tú tài ở Thừa Thiên Huế.

Năm 1937,Xuân Diệu học luật ở Hà Nội.

Cuối năm 1940 ,ông làm viên chức ở Mỹ Tho ,Tiền Giang.

Xuân Diệu là thành viên thứ 7 cũng là thành viên cuối cùng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Một trong những tổ chức văn nghệ sĩ tiêu biểu và nổi tiếng nhất ở miền Bắc thời kỳ bấy giờ. Ông là cây bút chủ đạo trong mục Thơ Mới trên báo Ngày Nay – tờ báo của Tự lực văn đoàn. Bên cạnh sáng tác thơ ca,ông còn tham gia viết báo, phê bình văn học ,dịch sách…

Xuân Diệu

Cuộc đời của Xuân Diệu gắn bó với giấy bút và được mọi người nhận xét là người vô cùng chăm chỉ tỉ mỉ trong công việc. Ông từng nói rằng “Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết.”.Ông thích lối sống gọn gàng ngăn nắp,chỉn chu.Thời gian trong ngày ông dùng vào việc viết lách cho các tờ báo và cần mẫn sáng tác thơ ca .

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia vào phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến,ông di tản lên chiến khu Việt Bắc tham gia sổi nổi vào phong trào văn hóa, văn nghệ. Và làm thư ký tòa soạn tạp chí  Văn Nghệ. Hòa Bình lập lại Xuận Diệu về sống và làm việc tại Thủ Đô Hà Nội tới khi qua đời năm 1985.

Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật năm 1996.

Là cây đại thụ trong nền thơ ca Việt Nam,bởi vậy di sản sáng tác của ông để lại vô cùng đồ sộ với hơn 450 bài thơ,truyện ngắn.Ngoài ra còn số lượng lớn những bài bút ký,phê bình văn học ,trường ca,và rất nhiều bài báo…

Một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu

Thơ Xuân Diệu

+ Thơ thơ[46 bài]

+ Gửi hương cho gió[51 bài]

+ Ngôi sao[1954, 41 bài]

+ Hội nghị  non sông[1946]

+ Riêng chung[1960 ,49 bài]

Văn xuôi Xuân Diệu

+ Phấn thông vàng[1939]

+ Trường Ca[1945]

+ Việt Nam nghìn dặm

Tiểu luận phê bình Xuân Diệu

+Thanh niên với quốc dân

+Tiếng thơ

+Ba thi hào dân tộc.

+Hồ Xuân Hương ,bà chúa thơ Nôm.

Phân tích chữ tình trong thơ Xuân Diệu 

Không phải tự dưng mà người đời phong cho ông biệt danh “Ông hoàng thơ tình”.Bởi với Xuân Diệu ,ngày nào còn tồn tại trên cõi đời này là còn tha thiết với tình yêu.

Tình yêu đối với Xuân Diệu lúc nào cũng tươi mới ,căng tràn,nồng nàn và da diết. Ông lúc nào cũng sợ tuổi xuân qua đi ,sợ già ,sợ không còn cái sức sống của tuổi trẻ. Để rồi vội vàng ,hấp tấp nắm giữ mọi thứ:

“Tôi muốn tắt nắng đi cho  màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay xa”

“Trích bài thơ Vội vàng”

Hay câu thơ:

“Mau với chứ!Vội vàng lên với chứ!

Em em ơi :tình non sắp già rồi!”

Ông muốn sống cuồng nhiệt nhất có thể ,sống hết mình ,yêu hết mình. Ông không muốn mỗi ngày trôi qua trong sự tẻ nhạt và vô vị,muốn làm tất cả để không phải hối hận về sau:

“Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối.

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

“Trích bài thơ Giục Gĩa”

Ông là người luôn khao khát yêu và được yêu ,với ông tình yêu luôn vô tận và cũng vô cùng khó hiểu.Tình yêu mang đến cho con người vô vàn những cung bậc cảm xúc:vui,buồn,thương,ghét,nhớ nhung…Ai cũng đi tìm cách để cắt nghĩa tình yêu,Xuân Diệu cũng không phải là ngoại lệ. Ông cũng muốn biết tình yêu là gì?Và rồi ông  nhận ra rằng: Tình yêu ngọt ngào đôi khi đến từ những khoảnh khắc bình yên,giản dị nhất.

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có khó gì đâu,một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ,gió hiu hiu…”

“Trích bài thơ Vì sao”

Đôi khi ,lại là tiếng lòng nhiều trăn trở đi tìm lý lẽ của tình yêu.Là phút bùi ngùi khi nhận ra rằng tình yêu không phải lúc nào cũng mang đến cho ta hạnh phúc .Sẽ có lúc phải khổ đau vì tình yêu khi nhận ra sự thật cay đắng:

“Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu;

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.”

Nhà thơ Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của thơ tình”

Nhà thơ Xuân Diệu

Cuộc đời nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định [quê ngoại của Xuân Diệu]. Cha là ông Ngô Xuân Thọ [giáo viên], người làng Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

READ:  Ca Sĩ Tóc Tiên - Theo Chồng Đi Tiếp Con Đường Âm Nhạc

Đang xem: Nhà thơ xuân diệu

Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho [nay là Tiền Giang], sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn [1938–1940]. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.

Sự nghiệp thi ca của Xuân Diệu

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của thơ tình”.

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ [1938], Gửi Hương Cho Gió [1945], truyện ngắn Phấn Thông Vàng [1939].

Hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. [Huy Cận, tháng 4 năm 2000]

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Xem thêm: Behind The Scenes: John Wick 3, Alexa Xt On John Wick

Xuân Diệu tham gia Ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn Quốc Kỳ [1945], Một Khối Hồng [1964], Thanh Ca [1982], Tuyển Tập Xuân Diệu [1983].

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ [một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố], một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.

Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh [1996].

Xem thêm: Vẽ Màu Nước Ý Tưởng – 900+ Vẽ Và Tô Màu Nước Ý Tưởng

Nhớ đến ông, người ta đã lấy Xuân Diệu để đặt tên cho một đường phố ở Hà Nội.

Bài liên quan

” data-medium-file=”//doanhnhan.edu.vn/wp-content/uploads/2021/06/bo-tui-8-dieu-de-lam-con-hieu-thao-dung-nghia-doanhnhan.edu.vn-300×200.jpg” data-large-file=”//doanhnhan.edu.vn/wp-content/uploads/2021/06/bo-tui-8-dieu-de-lam-con-hieu-thao-dung-nghia-doanhnhan.edu.vn.jpg” src=”//doanhnhan.edu.vn/wp-content/uploads/2021/06/bo-tui-8-dieu-de-lam-con-hieu-thao-dung-nghia-doanhnhan.edu.vn-150×150.jpg” />

Bỏ túi 8 điều để làm con Hiếu Thảo thật đúng nghĩa

Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Phân tích 6 câu đầu bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Truyện ngắn Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Cũ – Sơn Nam

Truyện ngắn: Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu

Truyện ngắn: Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư

Truyện ngắn Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp

Truyện ngắn: Bác vật xà bông – Trích tập Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Người nổi tiếng

Tiểu sử tóm tắt nhà văn nhà thơ Văn 11

Viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 dưới đây là tài liệu khá hay mà VnDoc sưu tầm và tổng hợp, nội dung được cô đọng dễ nhớ hơn. Bài viết tổng hợp tiểu sử của các nhà văn, nhà thơ trong chương trình học Ngữ văn. Sau đây là tài liệu mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu 3: Trang 55 sgk ngữ văn 11 tập 2

Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Tóm tắt tiểu sử Hàn Mặc Tử tác giả “Đây thôn Vĩ Dạ”.

  • Hàn Mạc Tử [1912 – 1940], tên thật là Nguyễn Trọng Trí; Sinh tại Đồng Hới – Quảng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
  • Cuộc đời và sự nghiệp:
    • Hàn Mặc Tử làm thơ từ 14, 15 tuổi với hiệu là Lệ Thanh, Phong Trần,…
    • Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới.
    • Năm 1936, ông mắc bệnh phong chuyển hẳn về Quy Nhơn chữa bệnh, ở đây nhà thơ không chịu nổi cảnh giam lỏng, cách ly với bên ngoài nên lấy thơ làm bạn. Sau đó ông mất tại Quy Hòa.
    • Các tác phẩm chính: gái quê, lúa chiêm, sao anh không về chơi thôn vĩ, nổi tiếng nhất là tập thơ Điên của ông.

Viết tiểu sử tóm tắt về Xuân Diệu

Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Hà Tĩnh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Bảo Bình, cầm tinh con [giáp] mèo [Ất Mão 1915]. Xuân Diệu xếp hạng nổi tiếng thứ 79876 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Nhà thơ tình nổi tiếng.

Tham khảo thêm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu

Tóm tắt tiểu sử Tố Hữu

Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tố Hữu sớm tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, từng bị giam giữ trong nhiều nhà tù nhưng vẫn kiên định con đường cách mạng đến trọn đời. Ông hoạt động tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Huế trong cách mạng tháng Tám năm 1945, phụ trách văn hóa nghệ thuật ở cơ quan Trung ương Đảng trên quê hương cách mạng Việt Bắc, Ủy viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đường đời, đường cách mạng của Tố Hữu gắn bó và song hành với đường thơ. Ông có những đóng góp lớn lao cho nền văn học cách mạng Việt Nam với bảy tập thơ đồ sộ: Từ ấy [1937-1946], Việt Bắc [1946-1954], Gió lộng [1955-1961], Ra trận [1962-1971], Máu và hoa [1972-1977], Một tiếng đờn [1992] và Ta với ta [1999]. Thơ Tố Hữu không những là phương tiện hiệu quả truyền bá cách mạng sâu rộng vào nhân dân mà còn đưa thơ cách mạng lên đỉnh cao nghệ thuật. Với Tố Hữu, thơ cách mạng đạt đến trình độ thơ trữ tình chính trị, hấp dẫn người đọc bởi tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Qua thơ Tố Hữu, có thể thấy tinh hoa và giá trị của nền văn học cách mạng, một nền văn học coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất.

Tham khảo thêm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu

Viết tiểu sử tóm tắt ngắn gọn về Lương Thế Vinh

a. Kể vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp nhà bác học Lương Thế Vinh:

– Là nhà thơ, nhà toán học tài ba quê ở tỉnh Nam Định.

– Có nhiều hoạt động xã hội: ngoại giao, biên soạn sách, sáng tác văn chương, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.

– Đóng góp chủ yếu là mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.

– Lương Thế Vinh là con người kinh bang tế thế, “tài hoa, danh vọng” tột bậc.

b. Các tài liệu được lựa chọn ở trên đảm bảo cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu.

c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm tài liệu về nhân thân, hoạt động xã hội, thành tựu của người được nói tới. Các tài liệu này phải chính xác, tiêu biểu.

Tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam [nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam].

Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ [12 – 1946] Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 – 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.

Trước CMT8 sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.

Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Tiểu sử tóm tắt nhà văn Huy Cận

Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, ông sinh năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo.

Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào [tháng 8 năm 1945] và được bầu vào Ủy ban Giải phóng [tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó]. Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 16, tháng 2, năm 2006, tại Hà Nội.

Các tác phẩm tiêu biểu: Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Lửa hồng muối mặn, Đất nở hoa, Một cuộc cách mạng trong thi ca, Suy nghĩ về nghệ thuật, Hạt lại gieo, Suy nghĩ về nghệ thuật, Ngôi nhà giữa nắng, Cô gái mèo,…

Tiểu sử tóm tắt tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân [1910 – 1987]

– Quê: Nhân Chính – Thanh Xuân

– Gia đình: sinh ra trong môt nhà nho. Cha là cụ Tú Lan, thuộc thế hệ nhà Nho sinh bất phùng thời.

– Học vấn: Bậc thành chung

– Hai lần bị bắt vào tù [xê dịch qua biên giới không có giấy phép, giao du với những người hoạt động chính trị]

– Sáng tác văn chương từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhiệt tình tham gia Cách Mạng.

⇒ Một cá tính độc đáo, một con người yêu nước giàu lòng tự hào dân tộc.

⇒ Một nhà văn tài hoa, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa, uyên bác ở phương diện văn hóa, nghệ thuật. Ông mang ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

Là một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân gắn liền với tình yêu những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Tế Xương,… Nguyễn Tuân yêu những nhạc điệu hoặc đài các của ca trù, hoặc dân dã của giọng hò Quảng Trị, Thừa Thiên. Bên cạnh đó ông say mê những phong cảnh của quê hương đất nước và những thú chơi tao nhã: uống trà, nhắm rượu, thưởng hoa, chơi chữ,…

Ý thức cá nhân phát triển rất cao, viết văn chính là để khẳng định cá tính độc đáo của Nguyễn Tuân. Ông là một người rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn am hiểu rất nhiều ngành văn hóa, nhiều bộ môn nghệ thuật. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí là khổ hạnh.

Tiểu sử tóm tắt nhà văn Thạch Lam

– Thạch Lam [1910 – 1942], tên thật là Nguyễn Tường Vinh [sau đổi thành Nguyễn Tường Lân]

– Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.

– Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ.

– Mẹ là bà Lê Thị Sâm, người gốc Huế đã ba đời ra Bắc.

Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.

Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi.

Thạch lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.

Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:

1. Gió đầu mùa [tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937]

2. Nắng trong vườn [tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938]

3. Ngày mới [truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939]

4. Theo giòng [bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941]

5. Sợi tóc [tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942]

6. Hà Nội băm sáu phố phường [bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943]

7. Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt ngọc.

Tham khảo thêm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn Viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ. Chúc các bạn học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay bổ ích hơn nhé

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề