Trà lá sen khô mua ở đâu

TRÀ LÁ SEN KHÔ GIẢM CÂNThành phần: Lá Sen khô, Lá Xạ đen, Giảo Cổ Lam,Cam thảo Công dụng : Giảm cân,Giảm mỡ thừa tích tụ lâu năm, Mát gan, tiêu độc, thanh nhiệt cơ thể……Cách dùng: Thả 1 gỏi trà vào1,5 lít nước đun sôi,tắt bếp để 30 phút cho trà ngấm ,chắt ra dùng Ngày 1Đổ thêm 1,5 lít nước đun sôi để trà ngấm dùng Ngày2Hoặc chế đều vào nhau để tủ lạnh dùng trong 3 ngày mỗi ngày dùng 1 lít

Hạn sử dụng: 12 thángCông dụng của Trà Lá Sen- Giảm cân: Lá Sen đặc biệt hữu ích trong việc tiêu mỡ, giảm cân hiệu quả. Lá Sen cũng có công dụng phòng ngừa béo phì.- Giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ: trong Lá Sen có chứa hàm lượng cao hoạt chất alkaloid và flavonoid giúp chống oxy hóa lipid màng tế bào gan và giảm gan nhiễm mỡ. Hàm lượng flavonnoid & polyphenol tự nhiên trong Lá Sen giúp hạ cholesterol và lipid máu, giảm mỡ máu.- Trị mất ngủ, an thần: Trong lá sen còn chứa chất nuciferin có tác dụng an thần. Tương tự như hạt sen, tâm sen, dùng Lá Sen cũng giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ hiệu quả giúp ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.- Thanh nhiệt, giải độc: Lá Sen có tính hàn, có tác dụng hạ nhiệt, làm mát cơ thể. Giúp cơ thể đào thải chất độc, thanh nhiệt, hết mụn nhọt, mẩn ngứa.- Phòng bệnh huyết áp cao: Hàm lượng flavonnoid & polyphenol tự nhiên trong lá sen giúp ổn định huyết áp cực kỳ hiệu quả.- Ngoài ra, trà Lá Sen còn dùng để chữa các bệnh như say nắng, cảm nắng, tiêu chảy, xung huyết. Có thể sử dụng trà Lá Sen theo cách này:- Chuẩn bị: 1 nhúm Lá Sen khoảng 3 – 5g, 300ml nước sôi.- Pha chế: cho Lá Sen vào bình rồi cho 300ml nước sôi 100 độ C, đậy kín nắp ủ khoảng 10 – 15 phút là dùng được.- Bạn có thể điều chỉnh lượng Lá Sen và lượng nước cho phù hợp, đun lên sử dụng thay nước lọc hằng ngày để có hiệu quả giảm cân tốt hơn. Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 10g Lá Sen.Lưu ý:- Nên uống trà Lá Sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.- Người có thể hàn không nên uống trà Lá Sen vì Là Sen có tính hàn, dễ bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh.- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trong thời kỳ hành kinh không nên uống trà Lá Sen- Trà Lá Sen giảm cân rất tốt nhưng tuyệt đối không sử dụng đồn thời với các sản phẩm giảm cân khác.

- Những người bị huyết áp thấp muốn giảm cân không nên dùng

SKU Thương hiệu Kho hàng d
s3937455550
OEM
Hà Nội
704

Sen rất loài cây rất quen thuộc với người Việt, mọi bộ phận từ sen đều có tác dụng với sức khỏe, như: hạt sen dùng nấu chè, tâm sen làm thuốc an thần, ướp trà, ngó sen dùng làm gỏi… Và một tuy nhiên, một bộ phận khác của sen ít người biết mà có công dụng chữa bệnh cực kỳ tốt, đó là lá sen.

Lá sen khô được xem là thần dược đối với sức khỏe, được rất nhiều người tìm kiếm sử dụng. Sản phẩm trà lá sen không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn làm đẹp da, chống lão hóa và uống thay nước lọc hàng ngày.

Thành phần

100% lá sen tự nhiên sau đó sấy khô, không chất bảo quản, không hương liệu, không phẩm màu, an toàn cho người sử dụng.

Quy cách đóng gói

Gói 500gr và 1kg

Hướng dẫn bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Xuất xứ

Việt Nam

Ngày sản xuất

In trên bao bì

Hạn sử dụng

2 năm kể từ ngày sản xuất

HÌNH ẢNH TRÀ LÁ SEN TẠI NÔNG SẢN DŨNG HÀ

CÔNG DỤNG CỦA TRÀ LÁ SEN  ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI SỬ DỤNG

Trà lá sen sử dụng nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên từ các đầm sen. Hầu hết đều là lá sen bánh tẻ, sau đó đem lá sen rửa sạch, thái nhỏ và sấy khô tự nhiên, đảm bảo thành phần hoàn toàn sạch và không có chất bảo quản.

- Trà lá sen có công dụng tốt trong việc hạ mỡ máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng bệnh béo phì, giảm mỡ trong cơ thể.

- Trà lá sen điều trị chảy máu não và các biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân thường xuyên bị tăng huyết áp.

- Trà lá sen ngăn ngừa xơ vữa động mạch, phòng ngừa và điều trị các bệnh mạch vành tim và viêm túi mật hiệu quả.

- Trà lá sen giúp mát gan, tăng cường các chức năng gan. Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

- Trà lá sen hỗ trợ tăng lưu lượng tuần hoàn não, giảm mệt mỏi, căng thẳng, an thần giúp giấc ngủ ngon giấc.

ĐỐI TƯỢNG NÊN SỬ DỤNG TRÀ LÁ SEN

- Dùng rất tốt cho người có hàm lượng mỡ trong máu cao, người đang muốn giảm cân, giảm béo.

- Dùng cho người mắc bệnh cao huyết áp hoặc đang điều trị bệnh tim mạch hay viêm túi mật.

- Dùng cho người cao tuổi, người suy nhược cơ thể.

- Dùng cho người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn.

- Dùng cho người bị suy giảm các chức năng gan, gan nhiễm mỡ và những người thường xuyên sử dụng chất kích thích.

CÁCH PHA & LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG TRÀ LÁ SEN

Cách Pha Trà:

- Bỏ một nhúm trà lá sen khô vào bình, sau đó đổ nước sôi và đậy nắp, ngâm trà trong khoảng 10 phút để các tinh chất trong lá sen có thể tan ra hòa trộn vào nước. Nước trà lá sen khô có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết, thanh mát.

- Dùng trà lá sen sấy khô cho vào ấm và đun sôi, sau đó lấy nước uống hàng ngày. Xem thêm: Tác dụng của tâm sen và một số bài thuốc phát huy tác dụng hiệu quả

LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG:

- Lá sen là loại thảo dược lành tính vì thế bạn có thể uống cả ngày mà không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều vào buổi chiều và tối vì đó là lúc cơ thể bắt đầu sản sinh llượng mỡ lớn nhất.

- Nếu thấy trà lá sen có vị hơi đắng thì có thể pha thêm nước để loãng trà hoặc uống với đá lạnh đều được.

- Sử dụng trà lá sen liên tục trong vòng 2 - 3 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả vượt bậc của loại trà thảo dược này mang lại.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRÀ LÁ SEN

- Người huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng sản phẩm này.

- Không dùng quá 20gr trà lá sen một ngày và bạn nên dùng trà cách xa bữa ăn để có tác dụng hiệu quả nhất.

- Không dùng trà lá sen khô cho phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh để đảm bảo sức khỏe.

- Nên dùng trà lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ để trà không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Xem thêm: Bỏ túi ngay những tác dụng của củ sen cực kỳ công hiệu cho sức khỏe

ĐỊA CHỈ MUA TRÀ LÁ SEN UY TÍN TẠI HÀ NỘI VÀ HỒ CHÍ MINH

Với tiêu chí nói không với hàng kém chất lượng, hàng giả, Nông sản Dũng Hà chúng tôi xin cam kết mang tới người tiêu dùng sản phẩm trà lá sen khô và các loại trà khác chất lượng tuyển chọn kỹ lưỡng. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ giao hàng tận nơi và tư vấn cách sử dụng, chế biến khi khách hàng mua hàng tại các cơ sở của chúng tôi.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DŨNG HÀ

Hotline: 1900986865

Cơ sở 1: Số 683 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội

Cơ sở 2: A10 - ngõ 100 Trung Kính - Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 3: 79 Hồng Mai - Hai Bà Trưng -  Hà Nội

Cơ sở 4: Số 02/B - Khu phố 3 - Đường Trung Mỹ Tây 13 - Quận 12 - TP. Hồ Chí Minh

Đa phần người ta thường thấy hạt sen được bào chế, chế biến làm thuốc. Thế nhưng lá sen khô cũng là một bộ phận chứa nhiều dược tính dùng để trị bệnh ít được biết đến. Chẳng hạn, y học cổ truyền lấy vị dược liệu này để dưỡng tâm, giảm mỡ máu, an thần và ngừa bệnh ở tim mạch, điều trị huyết áp cao. Cụ thể cách nhận biết và sử dụng thế nào, bài viết sau sẽ thông tin chi tiết.

Lá sen khô là một trong số rất nhiều bộ phận của cây này có thể dùng làm thuốc

Lá sen khô là thành phẩm từ lá của cây sen – một loại thảo dược mọc dưới nước, có phần lá, hoa nổi trên bề mặt. Trong những tài liệu y học cổ truyền, lá này được ghi chép là hà diệp hoặc liên diệp. Còn các bộ phận khác cũng dùng để làm thuốc nhưng được phân biệt bằng những cái tên sau: Hạt sen [liên tử], tâm sen [liên tâm tử], gương sen hay phần đế của hoa [liên phòng], nhị sen [liên tu] và ngó sen [ngẫu tiết]. Theo ngôn ngữ khoa học, cây sen làm thuốc thuộc họ sen, có tên là Folium nelumbinis.

Vị thảo dược lá sen khô là phần mọc trên mặt nước, nối với gốc ở dưới bằng cuống dài có gai nhỏ. Phiến của chúng khá to [đường kính có thể lên đến 60 – 70cm tùy loại và vùng đất]. Nhìn tổng thể trông giống hình chiếc khiên.

Bề mặt trên của lá thường hơi nhám và có màu lục tro. Còn mặt dưới lá thì nhẵn bóng, nổi gờ rõ nét và có màu nâu nhạt.

Trên mỗi chiếc lá này thường có từ 17 – 23 gân xuất phát từ cuống lá và tỏa tròn xung quanh như nan hoa.
Lá sen khô hay tươi đều giòn, nhưng khi đã khô hẳn còn dễ vụn nát. Nếu ngửi gần sẽ thấy mùi hương thơm khá dễ chịu.

Đặc điểm phân bố

Cây sen mọc tự nhiên ở các đầm lầy, ao hồ nhiều bùn. Không chỉ ở Việt Nam, các nước khác ở Mã Lai, Châu Đại Dương hay Đông Nam Á khác cũng có. Tại nước ta, loại cây này xuất hiện nhiều hơn cả là vùng Tây Nam bộ. Ngoài ra, hầu khắp các tỉnh đồng bằng đều có. Chúng không chỉ tự sinh trưởng mà còn được trồng để khai thác.

Lá sen là bộ phận có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, người ta thường thực hiện vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 là nhiều. Đây là thời điểm cây đang cho hoa, các bộ phận đều đầy đủ dưỡng chất nhất.

Cắt những lá không quá non hoặc quá già từ đầm, hồ về, sơ chế và bảo quản

Các bước sơ chế

  • Người ta cắt những lá bánh tẻ của cây, không chọn lá quá non hoặc già.
  • Sau đó lau sạch cả hai mặt và cắt cuống bỏ riêng.
  • Tiếp theo, đem lá này đi phơi ngoài trời nắng to cho héo lại, sau đó gấp đôi thành hình bán nguyệt.
  • Lật lá và phơi tiếp đến khi khô hẳn.

Việc phơi khô lá sen nhằm mục đích bảo quản dược phẩm được lâu dài. Sau khi lá khô hẳn, bạn cất ở nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc.

Một số cách bào chế

  • Cách 1: Muốn sử dụng lá sen này, bạn lấy ra và phun nước lên cho chúng mềm ra. Sau đó thái thành dải mỏng dài và tiếp tục sấy ở nhiệt độ thấp.
  • Cách 2: Đem lá sen khô đi rửa sạch rồi cũng thái thành dải dài. Sau đó không sấy mà cho vào nồi kín đun nóng lên và để nguội.

Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian và Đông y. Tuy nhiên, vì tính hiệu quả của nó, gần đây, nhiều nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần dược tính trong đó.

Theo công bố của nhiều công trình nghiên cứu, loại lá này được ghi nhận chứa một số thành phần quan trọng sau:

  • Tamin: Chất này có trong nhiều loại thực vật, bao gồm cả sen. Nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn. Nhờ đó đem lại hiệu quả trị một số bệnh do viêm nhiễm nấm ngứa, vi sinh vật…
  • Nuxifcrin: Đây cũng là chất được dùng nhiều trong các loại kem bôi ngoài da. Nó giúp làm mềm, ngăn khô da, tăng độ sáng mịn. Đây rất có thể là thành phần giúp người dân dùng lá sen trị bệnh hăm tã ở trẻ em, chữa mụn hay tình trạng khô môi hiệu quả.
  • Roemerin: Trong lá sen, lá này được đánh giá rất cao bởi những tác dụng lớn như: Kháng nấm, virut, ngừa đông máu, sát trùng, trị hen suyễn, giảm đau, điều hòa nhịp tim và chống loãng xương. Ngoài ra, các nhà khoa học còn đang phân tích làm rõ thêm nghi vấn Roemerin trong lá sen có khả năng chữa ung thư hay không.
  • Nonuxiferin: Cùng với Roemerin, đây cũng là một chất có tác động không nhỏ đến việc điều hòa, làm chậm nhịp tim. Ngoài ra nó còn ức chế tế bào thần kinh ở vỏ não nên được ứng dụng vào nhiều thuốc chữa bệnh.
  • Vitamin C: Một trong những loại vitamin có trong lá này chính là axit Ascorbic [vitamin C]. Nhờ thành phần này, lá sen có thể đem lại công dụng gia tăng hệ miễn dịch và chống viêm.
  • Axit hữu cơ: Thành phần này trong lá sen cũng được đánh giá rất cao về tính ứng dụng. Axit hữu cơ ở dạng phân ly sẽ hỗ trợ bệnh nhân đau dạ dày cân bằng pH, kháng lại khuẩn hại. Từ đó hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, bảo vệ hệ vi sinh đường ruột.
Trong mỗi lá này chứa rất nhiều dược chất quý như là tamin, roemerin hay các axit hữu cơ và vitamin

Như vậy, lá sen khô quả thực là một vị thuốc chứa nhiều dược tính tốt cho sức khỏe. Những tác dụng của nó mà Đông y, dân gian đã tìm ra ít nhiều đều có cơ sở.

Trong Y học cổ truyền, vị dược liệu hà diệp [lá sen khô] được mô tả là có tính bình, vị tương đối đắng. Khi sử dụng làm thuốc uống, nó quy vào 3 kinh là tỳ, vị và can. Từ đó cho tác dụng:

  • Giải trừ khí huyết ứ trệ, dưỡng huyết toàn thân, loại bỏ các khuẩn hại gây ra bệnh lỵ trực khuẩn, thanh lọc và hỗ trợ bài tiết.
  • Ngoài ra nó cũng giúp bệnh nhân an thần, giải độc.

Dùng lá sen khô chữa bệnh gì tốt? Người ta dùng lá sen khô để chữa các bệnh như:

  • Mất ngủ.
  • Xuất huyết não.
  • Nôn ra máu.
  • Chảy máu cam.
  • Rong huyết sau sinh có mùi hôi.
  • Di tinh.
  • Sốt xuất huyết.

Ngoài ra, dựa vào những tác dụng được phân tích ở trên, ngày nay lá sen còn được dùng làm thuốc an thần, ổn định nhịp tim, chống co thắt ở cơ trơn, chống sốc…

Thông thường, người ta dùng lá sen khô để sắc thuốc uống trị bệnh. Cách sắc có thể là đơn lẻ hoặc kết hợp đa dạng với các vị thuốc khác. Tuy nhiên, liều lượng phổ biến sử dụng trong mỗi ngày ở vào khoảng 15 – 20g là đủ.

Có khá nhiều bệnh được dân gian và Đông y trị khỏi bằng cách dùng vị thuốc này. Dưới đây là một số hay được kể đến.

Dùng loại lá này ở dạng khô có thể chữa được nhiều bệnh như rong huyết, mỡ máu, mất ngủ, sốt…

1. Uống lá sen khô trị rong huyết sau sinh

Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh có hiện tượng ra máu hôi nhiều ngày không dứt rất khó chịu. Để chữa trị, dân gian xưa thường dùng cách:

  • Tìm mua 30g lá sen khô Hà Nội là tốt nhất [là loại sen bách diệp nổi tiếng ở Tây Hồ].
  • Sao thơm thuốc này rồi đem tán nhỏ thành bột, sau đó pha với nước ấm uống trực tiếp.
  • Tỷ lệ nên pha là 200ml nước ấm dùng chung với 1 thìa cà phê. Tốt nhất nên sắc kỹ để nước cạn còn 50ml rồi mới cho sản phụ uống.

2. Thuốc trị mất ngủ

Nhiều người cho rằng chỉ có tâm sen [tâm liên tử] ở cây này mới là bộ phận chữa bệnh mất ngủ hiệu quả. Thế nhưng ít ai biết lá sen cũng đem lại tác dụng không kém. Người xưa thường dùng:

Cách 1

  • 30g lá sen loại bánh tẻ đem rửa sạch, thái thành dải rồi phơi khô.
  • Sau đó cho vào ấm để đun với nước sôi kỹ và dùng như trà uống hàng ngày.

Cách 2

  • Cũng lấy 30g lá sen khô nhưng kết hợp thêm 30g giảo cổ lam và khoảng 50 quả táo mèo.
  • Đem các thuốc này rửa rồi sắc kỹ với nước để lấy hỗn hợp đặc.
  • Uống nước thay trà và bỏ bã, mỗi ngày dùng 1 thang như vậy cho đến khi hết mất ngủ.

3. Cách sử dụng lá sen khô chữa sốt xuất huyết

Những ngày mùa mưa tháng 7 kèm theo khí hậu nóng ẩm, tại Việt Nam, dịch sốt xuất huyết rất dễ hoành hành. Người dân thường sử dụng:

  • 40g lá sen khô kết hợp với lượng tưng ứng cỏ nhọ nồi hoặc ngó sen.
  • Thêm vào đó 30g dây rau má và hạt mã đề dùng 20g.
  • Sau đó làm sạch các thuốc rồi đem sắc với nước thật kỹ để được phần cô đặc.
  • Uống ngày 1 thang thuốc này chia làm nhiều lần và bỏ bã.
  • Nếu tình trạng sốt cao và người bệnh mệt mỏi, có thể thêm lượng hà diệp và ngó sen lên 60g.

4. Chữa di tinh

Nam giới ở tuổi sinh con, đặc biệt là thời kỳ đầu thường dễ bị di tinh, khó kiểm soát tinh dịch. Y học cổ truyền có pháp trị bằng bột sen như sau:

  • Lấy một lượng tùy theo lá sen khô để nghiền thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh.
  • Ngày 2 lần, dùng 5g bột này hòa với nước sôi để ấm để uống sáng và tối.

5. Chữa chảy máu não

Một trong những công dụng tuyệt vời nữa của lá sen khô chính là có khả năng cải thiện bệnh xuất huyết não. Đây là căn bệnh có tính nguy hiểm, nếu phát hiện sớm có thể thử dùng bài thuốc sau:

Nếu bị xuất huyết não ở mức độ nhẹ, chưa biến chứng, bạn có thể thử với lá này
  • Hà diệp 15g kết hợp lượng tương ứng cam thảo.
  • Thêm 12g đỗ trọng.
  • Kết hợp cùng 10g bạch thược và lượng tương ứng sinh địa, mạch môn và tang ký sinh.
  • Sau khi có đủ các vị này thì tiến hành làm sạch và đem sắc chung thành 1 thang.
  • Khi được hỗn hợp cô đặc thì chắt nước, bỏ bã, chia làm 3 để bệnh nhân uống ấm trong ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang như vậy đến khi không còn triệu chứng xuất huyết.

6. Chữa băng huyết, đại tiện phân lỏng lẫn máu

  • Với bài thuốc này, bạn cần dùng đến 40g lá sen và 12g rau má.
  • Làm sạch 2 dược liệu rồi đem sao vàng, thái nhỏ.
  • Sau đó cho vào ấm để sắc với 400ml nước cho cạn dần để lấy 100ml.
  • Số nước này chia làm 2 để uống trong ngày, hâm nóng nếu bị nguội.

7. Trị chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam thường xuyên, việc chữa mẹo chỉ đem lại tác dụng tạm thời. Bạn nên dùng bài thuốc Đông y sau để trị từ bên trong như sau:

  • Lấy 15g lá sen khô kết hợp với 10g các loại mộc thông, lá tre và đan bì.
  • Thêm vào đó 5g liên liều, 6g thanh hao và lượng tương ứng sơn chi.
  • Cuối cùng cho 2g hoàng liên và 3g hoàng cầm vào.
  • Sau đó đem rửa sạch và sắc thuốc thật kỹ trong cùng 1 ấm, chắt lấy nước cốt cô đặc uống trong ngày.

Bài thuốc này không chỉ trị bệnh chảy máu cam mà còn xử lý tình trạng khô mũi và các trường hợp xuất huyết khác ở hệ bài tiết.

8. Bài thuốc chữa váng đầu

Phụ nữ, người già, trẻ em có biểu hiện choáng váng đầu óc khi đứng lên ngồi xuống, kèm theo đó là tình trạng ù tai, hoa mắt; dân gian thường dùng cách:

  • Lấy 10g hà diệp kết hợp lượng tương ứng đỗ trọng tươi.
  • Thêm vào đó 6g hạnh đào nhân.
  • Sau đó đi rửa sạch các nguyên liệu, để riêng hạnh đào nhân ra giã nát.
  • Tiếp theo, bỏ tất cả vào ấm sắc chung để lấy nước cốt đặc uống ấm trong ngày.

9. Lá sen khô giảm cân

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, nhiều người còn lấy loại dược liệu này để giảm cân, làm đẹp hiệu quả. Cách làm như sau:

Các bài thuốc giảm cân từ lá sen khô thường kết hợp với nhiều dược liệu
  • Bài thuốc 1: Dùng 10g sen khô dạng lá mảnh đem rửa sạch, sắc lấy nước và lọc kỹ. Sau đó cho vào nồi để nấu với gạo lứt thành cháo, nêm thêm đường phèn vừa đủ để ăn sáng và tối. Món ăn bài thuốc này giúp khoan trung, tiêu phù, thanh nhiệt và giảm mỡ rất tốt.
  • Bài thuốc 2: Dùng 20g hà diệp và 10g hạt ý dĩ cùng lượng tương ứng sơn tra tươi. Thêm vào đó 5g trần bì rồi làm sạch, tán tất cả thành bột để cho vào ấm tích nhiệt. Hãm với nước sôi khoảng 15 phút, sau đó uống thay trà. Thực hiện mỗi ngày và liên tục trong 3 tháng.
  • Bài thuốc 3: Với công thức trị bệnh này, bạn dùng 15g lá sen khô cùng lượng tương ứng mạch nha. Thêm vào 10g mỗi loại trần bì và sơn tra. Sau đó làm sạch và sắc kỹ lấy nước cốt để uống mỗi ngày 1 thang như vậy.

Ngoài ra lá sen khô khi được cung cấp vào cơ thể có thể kéo mỡ tích tụ ở mô, nội tạng vào máu. Do vậy, nhiều người nói rằng lá sen khô giảm mỡ máu. Tuy nhiên, nếu muốn hạ cholesterol xấu, cần kết hợp với nhiều thảo dược khác để đào thải mỡ từ máu ra khỏi cơ thể. Thông thường người ta kết hợp với nghệ vàng, sơn trà hoặc tỏi đen để chữa trị.

10. Bài thuốc chữa đau mắt

Lá sen khô còn được biết đến với công dụng trị bệnh đau mắt như sau:

  • Dùng 10g lá này kết hợp lượng tương ứng hoa hòe và 4g hoa cúc vàng.
  • Đem tất cả các thuốc đi sắc lấy nước rồi uống làm nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc không chỉ giảm đau mắt mà còn có tác dụng tốt với người bị cao huyết áp.

11. Chữa ho/nôn ra máu

Nôn ra máu do bệnh lý ở dạ dày, hoặc một số trường hợp xuất huyết bởi phổi có vấn đề, có thể dùng cách:

  • Lấy 30g lá sen kết hợp với lượng tương ứng ngó sen và sinh địa.
  • Thêm vào đó 20g ngải cứu và lượng tương đương trắc bá.
  • Sau đó thái nhỏ các thuốc và phơi cho khô, rửa sạch lại để sắc lấy nước.
  • Cho người bệnh sử dụng mỗi ngày 1 thang đến khi hết biểu hiện nôn, ho ra máu.

12. Chữa tâm bị hỏa thịnh gây thổ huyết

Ăn uống khó tiêu, bụng dạ nóng, trong người khó chịu và nôn ra máu, người ta chữa bằng lá sen và các thảo dược như sau:

Tâm vị hỏa thịnh chữa bằng hà diệp thế nào? Bài thuốc liên quan
  • Dùng 10g hà diệp [lá sen] và lượng tương ứng thiên thảo căn, bạch mao căn, tiểu kế.
  • Thêm vào 12g đại kế cùng lượng tương ứng trắc bá diệp và chi tử, đại hoàng mỗi vị 8g.
  • Có thể thêm tung lư bì và mẫu đan bì [khoảng 10g mỗi loại].
  • Sau đó rửa sạch và sắc chung lấy nước cốt đặc uống mỗi ngày 1 thang.

13. Trị sốt, co giật ở trẻ em bằng lá sen

Lá sen khô có thể dùng cho trẻ nhỏ để giảm sốt, co giật như sau:

  • Dùng 30g hà diệp kết hợp với lượng tương ứng bạch mao căn.
  • Thêm vào 10g toàn yết và lượng tương ứng địa long, tần quy, cam thảo.
  • Kết hợp cùng 3g xương bồ và lượng tương ứng ngô công.
  • Đem các thuốc trên rửa và sắc kỹ, sau đó bỏ bã, lấy nước chia làm nhiều lần cho bé uống trong ngày. Tiến hành nhiều lần đến khi trẻ không còn sốt và co giật nữa.

14. Chữa thấp nhiệt hạ chú

Phụ nữ bị thấp nhiệt hạ chú, phần âm hộ bị ngứa, dịch ra màu vàng, đặc dính và hôi. Chị em đau ở bụng dưới, tiểu nóng và ít, thường khô miệng, kém ăn… Đông y có bài:

  • Dùng 10g lá sen kết hợp với lượng tương ứng nhân trần nam và lục thần khúc, bán hạ chế cùng phượng lan.
  • Thêm 3 xác con ve sầu và 30g cốc nha cùng lượng lương ứng mạch nha.
  • Cho tất cả vào rửa sạch rồi sắc với nước thật kỹ để lọc nước cốt uống trong ngày.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi cải thiện được vấn đề tế nhị này.

15. Trị gan nhiễm mỡ

Người bệnh bị gan nhiễm mỡ trị theo cách:

  • Dùng 20g lá sen kết hợp với lượng tương ứng mạn kinh tử và hạ khô thảo.
  • Thêm vào đó 5 quả ô mai rồi đem rửa và sắc kỹ cùng 1 lít nước.
  • Sau đó lọc bỏ bã và chia nhiều lần cho bệnh nhân uống trong ngày.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi vấn đề ở gan được cải thiện.

16. Chữa cao huyết áp

Với những người cao tuổi hay bị cao huyết áp kéo theo nhiều vấn đề khác, dân gian có mẹo:

  • Dùng 20g lá sen kết hợp với 15g quả táo mèo khô.
  • Đem rửa sạch, để róc nước rồi nghiền thành bột để hãm với nước sôi.
  • Mỗi lần dùng 1 lượng nhỏ, đun sôi kỹ khoảng 30 phút để uống ấm.
  • Thuốc này tốt cho cả những người hay đau đầu, hoa mắt.

Nói về công dụng thì lá sen khô có rất nhiều, vậy còn mặt trái, liệu nó có gây hại cho ai? Những đối tượng sau được khuyên là cần cẩn trọng với các thuốc chứa vị này.

Tuy có nhiều tác dụng nhưng phụ nữ đang đến kỳ hoặc có mang không dùng được lá sen
  • Nữ giới đang hành kinh.
  • Chị em có thai hoặc đang nuôi con bú cũng cần tránh uống lá sen khô.
  • Ngoài ra, nếu sử dụng dược liệu này lâu dài, chúng có thể là suy giảm khả năng sinh lý và ham muốn.
  • Nếu bị nhiễm lạnh cũng không nên sử dụng nhiều, đặc biệt là khi mệt mỏi, trí nhớ kém và nhịp tim bị loạn.
  • Người sử dụng lá sen để giảm cân không nên dùng kết hợp với những dược phẩm, thực phẩm khác. Chú ý vẫn phải bổ sung nước lọc đầy đủ trong quá trình điều chỉnh cân nặng bằng lá sen.

Nói chung, cần cẩn trọng hỏi ý kiến chuyên gia về cách sử dụng lá này trước khi dùng để đảm bảo tránh rủi ro.

Mua lá sen khô ở đâu và giá bao nhiêu là điều rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ không phải ai cũng có điều kiện trồng hoặc thu hái dược liệu này ngoài tự nhiên.

Trên thị trường hiện nay, loại lá sen dùng làm thuốc thường được bán với mức giá khoảng 100.000 đồng đến 150.000 đồng. Tùy vào cơ sở, mùa vụ mà khung giá có thể thay đổi ít nhiều.

Nên chọn mua dược liệu tại cơ sở uy tín, chất lượng

Để lựa chọn được cơ sở bán tốt nhất, đảm bảo chất lượng, bạn nên tìm đến các đơn vị phân phối dược liệu Đông y có uy tín, tên tuổi. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về tác dụng của lá sen khô và những điều cần biết khi tìm mua, sử dụng. Bạn đọc đừng quên những lưu ý về đối tượng không nên dùng. Ngoài ra, những bài thuốc được nêu có tính chất tham khảo, để áp dụng, bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề