Trật tự hai cực hai phe thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 được hiệu là gì

1. Sự ra đời của khối NATO

Khối NATO

NATO là tên tắt thông dụng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, cũng được dịch là Minh ước Bắc Đại Tây Dương [ti ng Anh: North Atlantic Treaty Organization; ti ng Pháp: l'Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN] là một liên minh quân sự thành lập ngày 4/4/ 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu.

Mục đích thành lậpcủa NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âucó thể gây phương hại đến anninh của các nước thành viên. Việc thành lậpNATO dẫn đến việccác nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làmđối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũtrangcủa hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỉ 20.

Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.

Thành viên sáng lập: Anh, Bồ Đào Nha , Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Iceland, Luxembourg, Na Uy , Pháp, Ý

Pháp là một thành viên NATO, nhưng năm 1966 đã rút khỏi bộ chỉ huy quân sự. Sau đó tổng hành dinh NATO chuyển từ Paris đến Bruxelles. Tháng 4 năm 2009, Pháp quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43 năm vắng bóng. Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng vì thế lực lượng quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực lượng Phòng vệ Iceland.

Tổ chức cơ cấu:

Hội đồng các chính phủ,ủy ban quân sự, bộ tổng tư lệnh tối cao do người Mỹ đảm nhận. Đội quân thường trực của khối này gồm 50 sư đoàn với 3,6 triệu người. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ, và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.

Trật tự hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã phản ánh

A.tương quan lực lượng mới giữa các cường quốc.

Đáp án chính xác

B.tham vọng chi phối thế giới của các nước đế quốc.

C.mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.

D.sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

Xem lời giải

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Thứ hai - 28/06/2021 09:39
1. Hội nghị Ianta
* Bối cảnh diễn ra Hội nghị:
tải xuống [3]
_ Đầu 1945, thế chiến hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề nổi lên cần giải quyết:
+ Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương
+ Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia khu vực ảnh hưởng và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản của các nước tham gia chống phát xít.
_ Trong bối cảnh đó, ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao ở Ianata [Liên Xô], diễn ra từ 4 -> 11-2-1945. [Tham dự có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Xtalin, Tổng thống Mĩ Rudơven, Thủ tướng Anh Sơcsin].
* Diễn biến:Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vị thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
* Những quyết định của Hội nghị: [Nội dung của Hội nghị]:
_ Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
_ Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
_ Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á [tham khảo thêm phần chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 87].
ØNhững quyết định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là "trật tự hai cực Ianta" [trật tự hai cực Xô - Mỹ].
* Đánh giá những quyết định của Hội nghị:
_ Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.
_ Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó, song so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn trước đây, trật tựIanta có những nét khác biệt:
+ Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên Hợp Quốc, tiến bộ hơn so với Hôi Quốc Liên trước kia.
+ Có "cực" Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào CM XHCN, CM GPDT và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước chiến bại được thỏa đáng hơn so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Osinhtơn.
2- Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta:
_ Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn:
+ Thắng lợi của CM Trung Quốc [1949] đã đập tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
+ Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị trường chung châu Âu [EEC - 1957] làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Âu.
+ Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ.
+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và các nước Tây Âu.
_ Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị phá vỡ:
+ Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự [khối Hiệp ước Vácsava] và liên minh kinh tế [khối SEV].
+ Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.
+ Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới [phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi].
+ Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước thắng trận trước đây [Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp ...].
=>Tóm lại:Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới – “đa cực” đang dần dần hình thành.
3. Tổ chức Lin Hợp Quốc:
a-Quá trình thành lập:
_ Đầu 1945, thế chiến thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại hoàn toàn. Các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh mới.
_ Tại Hội nghị Ianta [2-1945], những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
_ Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phơranxixcô [Mĩ] để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24-10-1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực, được coi là ngày chính thức thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
_ Lúc mới thành lập, Liên Hợp Quốc có 50 nước thành viên, đến 2002 có 189 nước thành viên. Việt Nam gia nhập vào tháng 9-1977, là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
b-Mục đích:
Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới; thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng bình đẵng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
c-Nguyên tắc hoạt động:
_ Tôn trọng quyền bình đẵng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
_ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
_ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
_ Nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô [Nga], Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc.
_ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
Trong đó nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc là nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp Quốc
d-Các cơ quan chính:
_ Đại hội đồng:Là cơ quan cao nhất của Liên Hợp Quốc gồm tất cả các nước thành viên. Mỗi năm họp một lần. Các vấn đề quan trọng phải được 2/3 số phiếu chấp nhận, các vấn đề khác phải được quá bán mới có giá trị.
_ Hội đồng bảo an:Là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên, chịu trách nhiệm chính về hòa bình, an ninh quốc tế. mọi hoạt động của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 ủy viên thướng trực Hội đồng là Liên Xô [Nga], Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc.
_ Ban thư ký:Là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra, 5 năm họp một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.
_ Ngoài các cơ quan chính, Liên Hợp Quốc còn nhiều tổ chức chuyên môn khác. [Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, chương trình lương thực – PAM, Quỹ nhi đồng quốc tế – UNICEF, tổ chức giáo dục-khoa học-văn hóa – UNESCO, tổ chức y tế thế giới – WHO…].
_ Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại NIU OÓC [Mĩ].
e-Vai trò của Liên Hợp Quốc trong quan hệ quốc tế:
_ Là tổ chức quốc tế lớn nhất nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
_ Giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. Như vấn đề Palextin, vấn đề Irắc, vấn đề Triều Tiên, vấn đề Đông ti mo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 – đầu 1990 của thế kỷ XX…
_ Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia thành viên.
_ Viện trợ giải quyết nạn đói, bệnh tật ở châu Phi và các nước chậm phát triển...
_ Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ Việt Nam nhiều mặt như hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Giúp đỡ thông qua các tổ chức: UNESCO, UNICEF, WHO…

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 và Trắc nghiệm lịch sử 12 từng bài có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 thi THPT Quốc gia [Có đáp án]

  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và bài tập trắc nghiệm – Bài 1 [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và Bài tập trắc nghiệm – Bài 2 [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và Bài tập trắc nghiệm – Bài 3 [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và Bài tập trắc nghiệm – Bài 4 [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và Bài tập trắc nghiệm – Bài 5 [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và Bài tập trắc nghiệm – Bài 6 [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và Bài tập trắc nghiệm – Bài 7 [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 8 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 9 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 10 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 11 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 12 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 13 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 14 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 15 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 16 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 17 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 18 và Bài tập trắc nghiệm [Có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 5 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11 [có đáp án]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12 [có đáp án]

I – HỘI NGHỊ IANTA [2— 1945] VÀ NHỮNG THOẢ THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC – Hình thành trật tự thế giới mới

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn để quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là : 1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít ; 2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; 3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại lanta [Liên Xô] từ ngày 4 đến ngày 11 — 2 — 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là Xtalin [Liên Xô], Ph. Rudơven [Mĩ] và U. Sớcsin [Anh].

Sự hình thành trật tự thế giới mới

Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng :

– Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật
ở châu Á.

– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.

– Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hướng ở châu Âu và châu Á.

Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904 : trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin ; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bản đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ: Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo
Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á [Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á] vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam [Đức, tổ chức từ ngày 17 – 7 đến ngày 2-8- 1945], việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 18 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị lanta cùng những thoả thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực lanta.

Video liên quan

Chủ Đề