Trẻ em 5 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Chiều cao của trẻ 5 tuổi được xem là đạt chuẩn khi tạo nên hình thể cân đối so với cân nặng. Với các mốc chỉ số nằm trong khoảng -2SD và +2SD. Với cân nặng hay chiều cao cũng vậy. Khi số đo của trẻ thấp hơn mốc -2SD có nghĩa là trẻ 5 tuổi đang tăng trưởng thấp còi. Trong khi đó, số đo đạt mức TB có nghĩa là trẻ đang tăng trưởng theo tiêu chuẩn.

Để biết con yêu đã đạt các chỉ số chuẩn chiều cao, cân nặng tuổi lên 5 hay chưa, cha mẹ có thể dựa vào bảng chiều cao, cân nặng chuẩn độ tuổi của WHO. Theo đó, chiều cao của bé trai 5 tuổi đạt chuẩn khi nằm trong khoảng 100.7 - 199.2 cm và bé gái 5 tuổi đạt chuẩn chiều cao khi nằm trong khoảng 99.9 - 118.9 cm. 

Các chỉ số cụ thể về chiều cao cân nặng đạt chuẩn của trẻ 5 tuổi như sau:

BÉ GÁI

5 TUỔI

BÉ TRAI

Cân nặng [kg]

Chiều cao [cm]

Cân nặng [kg]

Chiều cao [cm]

-2SD

TB

+2SD

-2SD

TB

+2SD

-2SD

TB

+2SD

-2SD

TB

+2SD

13.7

18.2

24.9

99.9

109.4

118.9

14.1

18.3

24.2

100.7

110

119.2

Cách xác định chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 5 tuổi

Để biết chỉ số của con đã đạt chuẩn hay chưa, trước hết cha mẹ cần tiến hành đo chiều cao, cân nặng thực tế. Dưới đây là những cách giúp cha mẹ xác định nhanh chóng và chính xác chiều cao, cân nặng của trẻ 5 tuổi.

Đối với chiều cao, cha mẹ có thể sử dụng thước dây, thước đứng hoặc bảng đo chiều cao với độ chia nhỏ nhất là mm. Nên đo chiều cao của con vào buổi sáng sớm, tốt nhất là khi vừa ngủ dậy. Khi này, các đĩa đệm cột sống của con đang ở trạng thái tự nhiên. Chiều cao đo được chính là chiều cao chính xác nhất.

Đối với cân nặng, cha mẹ nên sử dụng cân điện để có thể nhận được kết quả chính xác nhất. Thời điểm cân lý tưởng cũng là lúc sáng sớm, khi trẻ vừa ngủ dậy. Kết quả cân được vào thời điểm này phản ánh rõ nhất khối lượng cơ thể hiện tại của con.

Sau khi có được các kết quả đo, hãy so sánh với mức tăng trưởng của WHO đối với trẻ 5 tuổi để xác định bé yêu nhà bạn đã đạt được chuẩn chiều cao cân nặng chưa nhé.

Nên đo chiều cao, cân nặng của trẻ 5 tuổi vào buổi sáng để nhận kết quả chính xác nhất

Những yếu tố có tác động đến chiều cao của trẻ 5 tuổi

Dinh dưỡng là yếu tố tác động đến chiều cao hàng đầu

Dù là trẻ 5 tuổi hay ở bất kỳ độ tuổi nào khác, dinh dưỡng cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất. Theo nghiên cứu, có khoảng 26% vi khoáng từ thực phẩm được tích lũy để tăng chiều dài xương. Nếu không nhận đủ dưỡng chất, trẻ vừa không thể tăng chiều vừa ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây hao hụt dinh dưỡng trong bữa ăn của con trẻ. Kết hợp bữa ăn hàng ngày với sản phẩm hỗ trợ bổ sung chất dinh dưỡng là cách để cha mẹ khắc phục tình trạng thiếu hụt này.

Nhắc đến dinh dưỡng để tăng chiều cao, cha mẹ cần lưu ý đến Canxi nhiều hơn cả. Ứng dụng tiến bộ khoa học, một số sản phẩm giúp bổ sung Canxi dưới dạng nano. Với đặc tính sinh khả dụng cao, nano canxi dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể, hạn chế tối đa các tác dụng phụ như khi bổ sung canxi thường.

Ngoài Canxi, cha mẹ đừng quên kết hợp vitamin D, vitamin K, Collagen Type II, Magie, Phospho, Kẽm, Đồng,..

Dinh dưỡng từ thực phẩm thường ngày là nguồn bổ sung chính yếu để xương phát triển

Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng chiều cao của trẻ 5 tuổi

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thời điểm đi ngủ tuyến yên sẽ tiết ra lượng nội tiết tố tăng trưởng cao gấp 3, 4 lần so với ban ngày. Suy ngược lại, thiếu ngủ có thể khiến trẻ em và thanh thiếu niên tăng trưởng kém hơn so với nhóm còn lại.

Đối với trẻ 5 tuổi, giấc ngủ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Ở độ tuổi này, trẻ cần được tạo điều kiện để kéo dài giấc ngủ từ 10 - 12 tiếng mỗi ngày. Tổng thời lượng này bao gồm giấc ngủ dài mỗi đêm và giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ 5 tuổi đi ngủ vào khoảng 9, 10 giờ tối. Hạn chế việc cho trẻ ăn quá no, uống nhiều nước, xem phim kinh dị hoặc sử dụng điện thoại quá gần thời gian ngủ. 

Vận động cơ thể mỗi ngày giúp trẻ 5 tuổi tăng trưởng tốt hơn

Ngoài di truyền, dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động cũng là yếu tố mà trẻ 5 tuổi cần đảm bảo để tăng trưởng hết tiềm năng. Thói quen sống lành mạnh này cần được rèn dũa ngay từ sớm, ít nhất là từ độ tuổi này.

Vận động là một trong những cách tối ưu hàm lượng hormone tăng trưởng của cơ thể. Nhưng lợi ích tăng chiều cao từ vận động không dừng ở đó. Các kỹ thuật khi tập luyện như bật nhảy, vươn người, chạy, cúi người, co gối,... làm tăng độ linh hoạt của các khớp xương. Một số bài tập kéo giãn còn mang tính chất phục hồi cơ bắp, kích thích máu mang chất dinh dưỡng tới các lớp sụn đầu xương.

Cha mẹ có thể cho trẻ tập bơi, chơi bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, chạy bộ,... Ngoài chơi thể thao, hãy tăng cường hiệu suất vận động của trẻ với những công việc vặt thường ngày, chẳng hạn giúp mẹ nhổ cỏ, giúp cha quét nhà,...

Quá trình vận động cơ thể, trẻ 5 tuổi được tăng cường sự linh hoạt, phát triển chiều cao tối đa

Môi trường sống cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng trẻ 5 tuổi

Môi trường sống không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn là sự phát triển toàn diện của trẻ 5 tuổi. Trong đó, môi trường gia đình mang đến tác động trực tiếp. Vậy trong môi trường đó, cha mẹ nên đảm bảo những yếu tố nào? Môi trường sống lành mạnh, không cãi vả, không áp lực, không khiến trẻ phải sống trong lo sợ, thu mình. Các thói quen như sử dụng thuốc lá, uống rượu bia,... cũng cần hạn chế diễn ra trước mặt trẻ. 

Những thói quen xấu gây kìm hãm chiều cao của trẻ 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi có thể vô thức thực hiện hàng loạt các hành động gây kìm hãm chiều cao. Cha mẹ cần chú ý nhiều hơn để giúp trẻ điều chỉnh từ sớm, tránh để lâu sẽ tạo thành thói quen không tốt. Những thói quen xấu gây kìm hãm chiều cao của trẻ 5 tuổi có thể là:

Ăn vặt nhiều hơn ăn cơm

Phần đông trẻ 5 tuổi đều rất thích ăn vặt chua, ngọt. Những món ăn này vốn rất ít hoặc hầu như không chứa chất dinh dưỡng. Do đó, nếu trẻ nhà bạn ăn vặt quá nhiều hoặc gần như thay thế bữa chính, hãy giúp trẻ điều chỉnh. Song song đó, có thể thay thế bằng những món ăn vặt lành mạnh hơn như sữa chua, trái cây, rau củ sấy,...

Ngồi một chỗ nhiều hơn vận động

Trẻ ngồi nhiều một chỗ làm tăng tính thụ động, chậm chạp. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, nếu trẻ ngồi nhiều trong trạng thái sai tư thế, những ảnh hưởng tiêu cực kiềm hãm  xương khớp cũng như chiều cao tăng trưởng là điều khó tránh khỏi.

Thức quá khuya thay vì ngủ sớm

Thức khuya khiến trẻ 5 tuổi kém phát triển chiều cao do sự thiếu hụt về hàm lượng hormone tăng trưởng đạt được. Trẻ thức quá khuya có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe cho các hoạt động vào ngày hôm sau. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe.

Cho trẻ uống nước ngọt thỏa thích

Nước ngọt khiến trẻ mê mẩn bởi hương vị mới lạ nhưng thực tế lại chứa nhiều đường. Uống nước ngọt nhiều thúc đẩy sự đào thải canxi ra khỏi cơ thể, làm mất cân bằng dinh dưỡng, tăng nguy cơ loãng xương. Nếu cha mẹ đang mắc phải lỗi sai này, hãy sửa đổi ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Nước ngọt làm tăng đào thải Canxi, gây mất cân bằng dinh dưỡng

Cho trẻ uống sữa thay nước lọc

Ngoài nước ngọt, nhiều cha mẹ còn cho trẻ uống sữa một cách “điên cuồng”, thậm chí là thay thế hoàn toàn lượng nước lọc cần bổ sung hàng ngày. Thật ra, sữa rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa hàm lượng lớn chất béo. Nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa cân. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.  Do đó, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống 500 - 750ml mỗi ngày.

Thực hiện sai tư thế

Sai tư thế là một nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Nếu không được cải thiện sớm và kịp thời, thói quen này có thể làm biến dạng xương. Việc thay đổi cấu trúc xương theo hướng tiêu cực gây mất chiều cao thực tế ở trẻ. Vậy nên ngay từ bây giờ, cha mẹ hãy chú ý hơn đến thói quen thực hiện tư thế của trẻ.

Sử dụng thiết bị điện tử ngay từ sớm

Trẻ 5 tuổi xem điện thoại, máy tính bảng không còn là hình ảnh hiếm hoi. Thực tế, việc dùng thiết bị điện tử gây ảnh hưởng gián tiếp đến chiều cao. Khi trẻ cúi đầu dùng điện thoại sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Dùng điện thoại quá lâu có thể thu hẹp thời gian vận động, sinh hoạt lành mạnh của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên đặt ra giới hạn sử dụng thiết bị điện tử. 

Tư thế sai về lâu dài khiến trẻ “mất” chiều cao thực tế

Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Mặc dù cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống hàng ngày nhưng vi khoáng này vẫn hữu hiệu hơn nếu được bổ sung từ ánh nắng. Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, tăng nguy cơ loãng xương, tăng trưởng thấp còi ở trẻ 5 tuổi. Đây là vấn đề mà phần lớn trẻ dưới 5 tuổi đều mắc phải, gây ảnh hưởng đến chiều cao. 

Trẻ 5 tuổi tăng trưởng tốt là bước đệm cho những bước phát triển giai đoạn tiếp theo. Hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp ích cho các cha mẹ trong việc chăm sóc và giúp con yêu tăng trưởng toàn diện ở tuổi này.

Bé 5 tuổi cao mét bao nhiêu là chuẩn?

Cân nặng của trẻ trai 5 tuổi có thể tăng thêm so với trước từ 1 đến 2kg, tuy nhiên, chiều cao trẻ trai 5 tuổi ở giai đoạn này tăng trung bình từ 3 đến 6cm. Trẻ trai 5 tuổi chiều cao bao nhiêu? Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới trẻ trai khoảng 18.3 kg và chiều cao của trẻ trai khoảng 105.2 cm.

Trẻ em 6 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Tuổi
Cân nặng
Chiều cao
5 tuổi
40.5 lb [18.37 kg]
43.0" [109.2 cm]
6 tuổi
45.5 lb [20.64 kg]
45.5" [115.5 cm]
7 tuổi
50.5 lb [22.9 kg]
48.0" [121.9 cm]
8 tuổi
56.5 lb [25.63 kg]
50.4" [128 cm]
Bảng chiều cao cân nặng CHUẨN của trẻ sơ sinh từ 0 - 18 tuổi mới nhấtwww.nhathuocankhang.com › ban-tin-suc-khoe › bang-tieu-chuan-can-na...null

Trẻ 3 5 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Trẻ 3 tuổi: Trung bình, trẻ 3 tuổi cao 95cm đối với bé gái và 96cm đối với bé trai. Trẻ 4 tuổi: Chiều cao của bé gái 4 tuổi sẽ khoảng 100 đến 102,7 cm và bé trai khoảng 100 đến 105 cm. Trẻ 5 tuổi: Bé gái 5 tuổi cao khoảng 109,4 cm và bé trai khoảng 105,2 cm.

Trẻ 5 tuổi phát triển như thế nào?

Cột mốc phát triển quan trọng Trẻ có thể chạy, nhảy cao với khả năng giữ thăng bằng rất tốt. Trẻ biết đi xe đạp 2 hoặc 3 bánh. Giữ thăng bằng 1 chân được lâu. Trẻ có thể tự mặc quần áo, cài nút và khóa kéo, có thể tự buộc dây giày.

Chủ Đề