Trẻ uống nhầm thuốc hạ huyết áp

Nhiều bé đã phải nhập viện cấp cứu do sự bất cẩn thiếu chú ý của cha mẹ vì uống nhầm thuốc tây. Như trường hợp bé gái 6 tuổi bị ngộ độc thuốc điều trị tâm thần phân liệt Haloperridol.

Bệnh nhi này nhập viện trong tình trạng lừ đừ, gọi hỏi không biết, cổ cứng, cứng 2 tay, toàn thân tím tái... Các bác sĩ lập tức rửa dạ dày và thực hiện các biện pháp chống độc đặc biệt. Sau khi được điều trị tích cực, may mắn cháu đã qua khỏi.

Theo gia đình, lọ Haloperridol được dùng để điều trị cho ông nội bé thường được người nhà để ở tủ thuốc. Trước mỗi lần muốn dụ bé uống thuốc khi ốm, cha mẹ đều “dụ” cháu thuốc là kẹo. Rất có khả năng do tưởng nhầm là kẹo, bé đã lấy ăn.

BV Nhi đồng 1 TP HCM cũng từng tiếp nhận bé T.T.T.N. [8 tuổi, ngụ TP HCM] bị ngộ độc thuốc. Bé N. nhập viện trong tình trạng hôn mê. Các bác sỹ chẩn đoán bé bị ngộ độc thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Sau gần 2 ngày điều trị tích cực bằng rửa dạ dày thải độc chất, uống than hoạt tính hấp thu các độc chất còn lại... sức khỏe bé đã cải thiện, tỉnh táo.

Theo người nhà, do bố mẹ bất cẩn để thuốc trong tầm tay của bé nên cháu tưởng thuốc là kẹo nên lấy ăn rồi lăn ra ngủ mê man, lay gọi không dậy. Trước khi đến BV nhi đồng I, cháu đã được sơ cứu tại bệnh viện địa phương.

Trẻ có thể gặp nguy hiểm khi uống nhầm thuốc tây. Ảnh minh họa

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi [BV Bạch Mai] cho biết, việc ngộ độc do uống nhầm thuốc tây là hiện tượng phổ biến bởi có nhiều loại thuốc có những màu sắc bắt mắt khiến chúng tưởng nhầm là kẹo. Ngoài ra cũng hay gặp trường hợp trẻ uống nhầm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…

Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc thuốc chủ yếu do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn. Nếu uống với hàm lượng thuốc rất cao có thể dẫn đến ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc hay có những tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng… thậm chí nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Vậy xử lý thế nào khi phát hiện uống nhầm thuốc tây? Việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm thuốc là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Cần tìm hiểu xem người bệnh đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu vì mỗi loại thuốc, hóa chất sẽ có những biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau.

Bất kể là ăn hay uống nhầm loại thuốc tây nào, việc cần làm là ngăn chặn việc hấp thụ thuốc bằng cách móc họng gây nôn để nôn một phần số thuốc đã uống vào ra ngoài. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước ấm nhằm làm sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt sự hấp tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.

Việc sơ cứu ban đầu này rất quan trọng vì quãng đường từ nhà đến bệnh viện phải mất một thời gian, nếu để lâu sẽ càng gây tác hại. Bởi vậy, sau sơ cứu ban đầu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Để tránh trường hợp trẻ uống nhầm thuốc tây, cha mẹ cần để thuốc trên cao và ngoài tầm với của trẻ. Hãy cất thuốc trong tủ thuốc và khóa một cách cẩn thận. Không bao giờ được để thuốc trên bàn nhất là khi bạn vừa uống xong thuốc. Đóng nắp an toàn với bất kỳ một loại thuốc nào mà bạn vừa sử dụng. Bất cứ loại thuốc nào bạn không sử dụng hoặc đã hết hạn cần vứt bỏ không nên để cho trẻ chơi.

Theo Hà My

Báo Gia đình & Xã hội

TP HCMUống cùng lúc 60 viên thuốc huyết áp và tiểu đường, cô gái 22 tuổi bị nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi, được cấp cứu kịp thời, ngăn tử vong do ngộ độc thuốc.

Ngày 29/12, TTND.TS.BS.CKII Phan Thị Xuân, Trưởng khoa Cấp cứu, kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu Phương Yên [22 tuổi, quận Tân Phú] được người nhà đưa đến, sau khi phát hiện cô uống cùng lúc 60 viên thuốc điều trị bệnh huyết áp, tiểu đường.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, có dấu hiệu tụt huyết áp do trước khi nhập viện 10 tiếng, người bệnh tự ý uống 20 viên Losartan, 20 viên Glimepiride, 20 viên Metformin.

Xác định bệnh nhân bị ngộ độc thuốc, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cấp cứu thải độc, truyền dịch, kiểm soát huyết áp và đường huyết. Đồng thời, bệnh nhân được thực hiện các xét nghiệm ngay tại Khoa Cấp cứu như: chụp X-quang phổi, siêu âm tim, xét nghiệm máu, đo chức năng các cơ quan.

"Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng các xét nghiệm cận lâm sàng ghi nhận có tình trạng khí máu toan chuyển hóa nặng, tăng lactate máu, chức năng thận suy giảm", bác sĩ Xuân cho biết thêm. Vì vậy, các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân đến khoa Hồi sức tích cực.

Sau hai ngày điều trị và theo dõi, bệnh nhân dần ổn định, được chuyển đến khoa Nội tổng hợp tiếp tục điều trị.

Theo bác sĩ Xuân, nhiều trường hợp uống thuốc hạ huyết áp quá liều dẫn đến tình trạng hạ huyết áp nặng và kéo dài. Uống quá liều thuốc trị tiểu đường gây hạ đường huyết kéo dài, trường hợp nặng có thể gây biến chứng suy gan, suy thận cấp, thậm chí suy đa cơ quan, dễ dẫn đến tử vong hoặc di chứng về sau.

"Riêng bệnh nhân Yên dù uống lượng lớn thuốc ở liều gây ngộ độc nhưng nhiều khả năng người bệnh đã nôn ói nên giảm bớt lượng thuốc ngấm vào máu", bác sĩ Xuân nhận định. Bệnh nhân cũng được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, điều trị hồi sức nhanh chóng.

Nhiều phụ nữ trầm cảm sử dụng thuốc quá liều nguy hại đến sinh mạng. Ảnh: Shutterstock.

TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, bệnh nhân tâm sự do gặp khó khăn trong thi cử, dịch Covid-19 kéo dài làm hạn chế giao tiếp với mọi người. Tâm lý lo lắng sau này không thể nuôi sống bản thân và gia đình khiến Yên trầm cảm. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tư vấn tâm lý và hướng dẫn gia đình cách hỗ trợ tinh thần cho người bệnh. Bệnh nhân được sử dụng thuốc chống trầm cảm và xuất viện sau một tuần điều trị.

Theo bác sĩ Minh Đức, các rối loạn trầm cảm liên quan đến sự thay đổi nồng độ một số chất dẫn truyền thần kinh và chịu tác động của tâm lý xã hội. Bệnh thường phổ biến ở nữ và có tỷ lệ cao ở người ly dị, thất nghiệp. Người bệnh có biểu hiện không rõ ràng như buồn bã, ít nói, giảm hứng thú trong công việc nên người thân khó nhận biết. Khi gặp thêm khó khăn trong cuộc sống, họ có xu hướng nghĩ tiêu cực.

Cách phòng, chống ngộ độc thuốc

Theo TS.BS.CKII Phan Thị Xuân, những người có nguy cơ bị ngộ độc thuốc cao như: người mắc bệnh mạn tính điều trị thuốc thường xuyên; người mắc bệnh tâm lý hoặc có khuynh hướng buồn, stress hoặc vừa trải qua biến cố lớn; người có tiền sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích có dấu hiệu bất thường; trẻ em có dấu hiệu bất thường sau khi chơi đùa với lọ thuốc, hoặc vô tình phát hiện lọ thuốc ở khu vực trẻ chơi.

Bác sĩ Xuân lưu ý các dấu hiệu của người bị ngộ độc thuốc gồm: gọi không trả lời, lơ mơ, ngủ sâu, bất động, co giật, nôn ói, tiêu chảy, vã mồ hôi, hồi hộp đau ngực, khó thở...; hiện trường xung quanh người bệnh có chai lọ thuốc vương vãi hoặc xuất hiện thuốc mới không rõ loại trong gia đình.

Khi phát hiện người có dấu hiệu ngộ độc thuốc, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, chỉ mới uống thuốc thì có thể kích thích nôn ói bằng cách cho họ uống nhiều nước, cúi thấp đầu và dùng tay hoặc tăm bông ngoáy họng, chú ý màu sắc chất nôn.

Cho người bệnh nằm nghiêng bên trái nếu có hôn mê co giật, thực hiện ép tim nếu xác định người bệnh ngưng tim ngưng thở. Gọi cấp cứu 115, hoặc đưa người bệnh [kèm chai lọ hoặc vỏ thuốc đã uống] đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ Xuân cảnh báo, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, kể cả các thuốc thông thường cũng có thể gây ngộ độc nếu sử dụng quá liều. Trong gia đình, tủ thuốc y tế cần để xa tầm tay trẻ em. Các loại thuốc riêng của từng thành viên được trữ theo ngăn riêng biệt, có dán tên phân biệt để tránh tình trạng uống nhầm thuốc. Người dân nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó có thể biết thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng để hạn chế tối đa nhầm lẫn liều thuốc. Đồng thời, không được chủ quan lấy thuốc trong bóng tối vì rất có thể bị nhầm lẫn.

Tên nhân vật đã được thay đổi

Châu Vũ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Linh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ngộ độc thuốc ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, khi sẽ đau ốm hoặc có bất kỳ vấn đề đến sức khỏe, người lớn cần đưa trẻ thăm khám để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý.

Trẻ em, nhất là trẻ trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, có nguy cơ ngộ độc thuốc cao. Do, thứ nhất, ở độ tuổi này hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc thường xuyên. Thứ hai, chức năng các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện nên việc hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc có thể bị dao động, có nguy cơ ngộ độc thuốc nếu dùng thuốc không đúng.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ em đa phần là do:

2.1. Do sự thiếu hiểu biết, vô ý của người lớn

Khi thấy con đau, sốt, nhiều bố mẹ vì quá lo lắng mà tự ý mua thuốc theo kinh nghiệm bản thân hay theo mách bảo của người khác mà không đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nhiều trường hợp dùng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của người này cho người khác, khi thấy trẻ dùng thuốc chưa đỡ thì tự ý tăng liều hay tự phân lại liều từ liều dùng của người lớn,... gây ra nguy cơ ngộ độc thuốc cho trẻ.

2.2. Do người lớn bất cẩn không để thuốc ở nơi an toàn

Để thuốc ở những vị trí trẻ thường xuyên chơi hoặc có thể với tới. Trẻ nhỏ có thể nhầm tưởng thuốc với bánh, kẹo, dẫn đến ăn hoặc uống nhầm.

Vị trí để thuốc không an toàn

Trẻ em ở độ tuổi 10-17 thường có tâm sinh lý thay đổi, những áp lực về việc học tập, xung đột với bố mẹ, thầy cô, bạn bè có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và có những suy nghĩ tiêu cực.

Trẻ bị ngộ độc thuốc thường có những dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu trên hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
  • Biểu hiện ở đường hô hấp: Trẻ đột ngột ho sặc sụa nhất là trẻ nhỏ vì tâm lý hoảng sợ, nặng hơn trẻ có biểu hiện thở nhanh, tím môi, khó thở.
  • Biểu hiện ở hệ thần kinh: Với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như trẻ bị hôn mê hoặc co giật toàn thân, run tay chân, run giật cơ [ở mặt, ngực, đùi, cánh tay], yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
  • Biểu hiện tăng tiết: Trẻ bị tăng tiết đàm nhớt ở cổ họng hay đường hô hấp, dịch tiêu hóa tăng bất thường, tay chân lạnh vì vã mồ hôi, chảy nước miếng nhiều.

Nếu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc, bố mẹ, người lớn cần hết sức bình tĩnh, kiểm tra xung quanh để phát hiện những vật, thuốc nghi là chất gây độc, gọi điện cho bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cấp cứu ban đầu đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất, khi đi nhớ cầm theo những vật nghi ngờ gây độc.

Ngộ độc thuốc gây đau bụng ở trẻ

  • Khi biết trẻ bị ngộ độc thuốc, phụ huynh hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi trẻ đang bị nôn ói nhiều không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, bố mẹ hãy dùng ngón tay của mình [tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch] kích thích nhẹ nhàng vào vùng sàn họng trẻ [chỗ lưỡi gà] giúp trẻ có thể nôn, loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể, chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ. Tuyệt đối không được gây nôn trong trường hợp trẻ đã bị hôn mê, trẻ đang lên cơn co giật, đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ trẻ vừa bị ngộ độc thuốc vừa uống nhầm hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như axit, bazơ hoặc xăng dầu, người lớn tuyệt đối không được gây nôn cho trẻ. Nếu trẻ than đau rát vùng họng phụ huynh có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc sạch hoặc nước sôi nguội để làm dịu cơn đau, chú ý cho trẻ uống thật từ từ để tránh tình trạng trẻ bị nuốt sặc.
  • Sau sơ cứu ban đầu, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc cho trẻ. Khi đi nhớ cầm theo thuốc nghi ngờ gây độc để bác sĩ biết được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất

  • Cha mẹ không tự ý mua thuốc cho trẻ nếu không có chỉ định từ bác sĩ, khi dùng thuốc cần tuân thủ theo liều lượng đã được chỉ định, tuyệt đối không tự tăng giảm liều, chú ý sử dụng đúng dạng thuốc như thuốc uống hay thuốc tiêm..., không nên trộn thuốc với thức ăn, nước hoa quả, sữa, không lạm dụng các thuốc bôi da sử dụng tại chỗ như kem, thuốc mỡ...
  • Cần bảo quản thuốc cẩn thận, trong lọ kín, có nhãn mác ghi rõ, để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Hạn chế uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ em hiếu động, hay bắt chước.
  • Các bà mẹ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho bản thân vì một số loại thuốc có thể truyền qua đường sữa mẹ, gây ngộ độc cho trẻ.
  • Không cho trẻ uống các loại thuốc bổ, thuốc đông dược có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Làm thế nào hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề