Đâu không phải là con đường để thuốc hóa học bảo vệ thực vật vào có thể và gây độc cho con người

Trong hầu hết các trường hợp, các xét nghiệm thường không giúp ích nhiều trong chẩn đoán. Các xét nghiệm tiêu chuẩn, sẵn có để xác định các loại thuốc thông thường do lạm dụng [thường được gọi là sàng lọc độc chất] là xét nghiệm định tính, không phải định lượng. Các xét nghiệm này có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, và chỉ kiểm tra được một só chất nhất định. Ngoài ra, sự hiện diện của một loại thuốc bị lạm dụng không nhất thiết cho thấy rằng loại thuốc đó đã gây ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu của bệnh nhân [tức là một bệnh nhân gần đây đã sử dụng opioid trên thực tế có thể bị chết vì viêm não hơn là do thuốc]. Sàng lọc ma túy trong nước tiểu thường được sử dụng nhiều nhất nhưng chỉ có giá trị giới hạn và thường phát hiện nhóm thuốc hoặc chất chuyển hóa hơn là các thuốc cụ thể. Ví dụ, xét nghiệm opioid nước tiểu không phát hiện được fentanyl hoặc methadone nhưng phản ứng với một lượng rất nhỏ morphine hoặc các chất tương tự codeine. Xét nghiệm được sử dụng để xác định cocaine phát hiện ra một chất chuyển hóa hơn là cocaine chính nó.

Đối với hầu hết các chất, không thể dễ dàng xác định được nồng độ trong máu hoặc không giúp cho hướng dẫn điều trị. Đối với một vài chất [ví dụ:, acetaminophen, aspirin, carbon monoxide, digoxin, ethylene glycol, iron, lithium, methanol, phenobarbital, phenytoin, theophylline], nồng độ chất trong máu có thể giúp hướng dẫn điều trị. Nhiều nhà chức trách khuyên nên đo nồng độ acetaminophen ở tất cả các bệnh nhân có uống nhiều chất, vì uống acetaminophen là rất phổ biến, thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, và có thể gây độc muộn mức độ nghiêm trọng, mà có thể ngăn ngừa được bằng chất giải độc đặc hiệu. Đối với một số chất, các xét nghiệm máu khác [ví dụ PT cho quá liều warfarin, nồng độ methemoglobin đối với một số chất] giúp hướng dẫn điều trị. Đối với bệnh nhân có tình trạng rối loạn ý thức hoặc các dấu hiệu sinh tồn bất thường hoặc ăn phải độc chất xác định, các xét nghiệm nên bao gồm điện giải, BUN, creatinine, áp lực thẩm thấu máu, glucose, xét nghiệm đông máu và khí máu động mạch. Các xét nghiệm khác [ví dụ nồng độ methemoglobin, nồng độ carbon monoxide, CT sọ não] có thể được chỉ định đối với một số trường hợp nghi ngờ chất độc cụ thể hoặc tình trạng lâm sàng rõ ràng.

Đối với những trường hợp ngộ độc chất cụ thể [ví dụ như do sắt, chì, asen, các kim loại khác, hoặc nuốt các gói cocaine hoặc các loại thuốc bất hợp pháp khác - được gọi là người đựng ma túy Thuốc ở dạng gói hoặc dạng viên nén ], chụp Xquang bụng có thể nhìn thấy sự có mặt và vị trí của các chất nuốt vào.

Đối với trường hợp ngộ độ các thuốc ảnh hưởng đến tim mạch hoặc ngộ độc chất không rõ,điện não đồ và theo dõi tim mạch được chỉ định.

Nếu nồng độ trong máu của một chất hoặc triệu chứng ngộ độc tăng lên sau khi thuyên giảm với ban đầu hoặc tồn tại trong một thời gian dài một cách bất thường, bezoar Bezoars , chất giải phóng kéo dài, hoặc tiếp xúc lại [ví dụ, tiếp xúc bí mật với thuốc được sử dụng lại] cần được nghi ngờ.

12/08/2020

Ô nhim môi trưng t thuc bo v thc vt [Bài 1]: Ngưi dân lm dng trong sn xut nông nghip

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, nhưng việc quá lạm dụng cũng là con dao 2 lưỡi dẫn đến những hậu họa khôn lường, nhất là đối với sức khỏe con người và môi trường.

Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy xấu, tiêu cực. Thuốc gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh.

Thuốc BVTV nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm ngộ độc người sử dụng giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Sử dụng thuốc BVTV càng nhiều, càng rộng, càng không đúng kỹ thuật thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng nguy hại.

Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV sử dụng trên cây trồng đang ở mức báo động 

Theo Cục BVTV [Bộ NN-PTNT], ở Việt Nam hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc BVTV với trên 4.000 sản phẩm thương mại có các tên gọi khác nhau. Đáng lưu ý, chỉ trong tháng 4-2019 nước ta nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt gần 82 triệu USD, số liệu từ Tổng cục Hải Quan.

Mới đây, tòa án Mỹ phán quyết chất glyphosate thành phần chính trong thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto có liên quan đến ung thư. Trong khi đó hóa chất này cũng như nhiều thuốc bảo vệ thực vật độc hại khác vẫn đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Hay vào cuối năm 2018, một kết quả xét nghiệm từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, có 31/67 người dân thuộc bốn huyện ngoại thành Hà Nội đang có thuốc BVTV tồn dư trong máu và một người ở mức rủi ro. Đặc biệt, nhiều người trong nhóm này là nhân viên, cán bộ, ở các xã, thị trấn không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Thông tin này khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang lo sợ.

Tác hại của thuốc BVTV

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho hay tất cả loại hóa chất BVTV đều có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và đặc biệt nguy hại nếu sử dụng không đúng liều lượng, không đúng quy trình.

Theo đó, thông thường có 3 con đường chính để thuốc BVTV đi vào cơ thể. Thứ nhất, ăn các loại thực phẩm, rau quả nhiễm độc từ các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng đang có tồn dư thuốc, chưa đủ thời gian cách ly. Thứ hai, qua đường hô hấp khi chúng ta hít phải thuốc, có thể đi qua chỗ người ta đang phun thuốc, gió thoảng qua. Thứ ba là qua việc tiếp xúc trực tiếp, tức sử dụng các loại thuốc mà không đeo găng tay, đồ bảo hộ.

“Tuy nhiên tình trạng nhiễm độc hóa chất BVTV, cũng như mức độ độc hại sẽ tùy theo loại hóa chất và liều lượng dùng ít hay nhiều và thời gian cách ly dài hay ngắn”, PGS.TS Thịnh lưu ý.

Làm mất cân bằng hệ sinh thái

Trong tự nhiên, có các loài gây hại thì cũng có các loài có lợi. Các loài thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên khi con người sử dụng thuốc BVTV thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng và mất đi sự ổn định trong tự nhiên.

Bởi thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại. Đồng thời, nó cũng giết chết rất nhiều loài có lợi. Ví dụ như những loại thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi, thường nhạy cảm với thuốc hơn những loài gây hại. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng và sâu gây hại chết rất nhiều, làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác thì lại bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng thuốc.

Gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm đất

Thuốc BVTV sau khi đước sử dụng một phần sẽ bị bay hơi; một phần được quang hóa; một phần cây sẽ hấp thu và phân giải, chuyển hóa. Tuy vậy, dù có sử dụng bằng cách nào thì cuối cùng thuốc BVTV vẫn bị ngấm vào vào đất. Nếu loại thuốc có tính độc cao sẽ giết chết rất nhiều sinh vật có lợi trong đất. Kể cả thời gian phân hủy dài thì khổng đủ thời gian để đất phân hủy hết. Đặc biệt nếu dùng lâu dài và liên tục, chắc chắn các chất độc hại sẽ bị tích lũy lại dần trong đất.

Theo đó, tồn dư thuốc BVTV trong đất sẽ gây hại cho cây trồng. Đặc biệt là nhóm Clo có trong nó cực kì khó phân hủy trong nhiều năm. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao hơn cả bản thân nó ban đầu.

Ô nhiễm nguồn nước

Những phần thuốc BVTV khi chưa thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm. Chưa kể những bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, hay khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó. Gây ô nhiễm nước một cách nghiêm trọng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật sống dưới nước. Đồng thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người.

Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tràn lan

Hình thành dịch bệnh hại

Theo những thống kê trong lịch sử sử dụng thuốc BVTV cho thấy, dịch hại mới không phải là từ những nơi khác di chuyển đến, mà là dịch hại thứ yếu có ngay tại địa phương đó, chỉ là chúng bị tác động và dần phát triển hơn mà thành dịch hại.

Bởi vì, thuốc bảo vệ thực vật sau một thời gian dùng thì những loài có hại chính sẽ dần suy yếu đi. Song, các vật phá hủy ở mức nhẹ trước đó lại có xu hướng phát triển, mạnh dần lên. Bởi, sau khi dùng thuốc, dịch gây hại bị giảm số lượng sinh vật trong quần thể nhanh nhưng lại phục hồi dễ dàng với số lượng lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Từ đó, hình thành dịch nguy hiểm, gây thiệt hại nặng cho người nông dân. Những dịch bệnh nhờ vậy mà lại hình thành mới, xử lý sẽ khó hơn nhiều và cần thời gian mới nghiên cứu ra thuốc nhằm tiêu diệt chúng tận gốc.

Thiệt hại kinh tế

Thường thì khi sử dụng thuốc BVTV sẽ có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với vườn không sử dụng thuốc. Song cũng có nhiều trường hợp sử dụng thuốc BVTV nhưng lại không có hiệu quả cao. Dẫn đến chi phí đầu vào cao trong khi sản phẩm thì chứa dư lượng không được thị trường chào đón. Và kết quả là không có hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, việc xuất hiện các dịch hại mới khiến người dân mãi phụ thuộc vào thuốc BVTV. Hay những chi phí để khắc phục sự ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do thuốc BVTV gây ra. Những tổn thất khi các sản phẩm bị tồn đọng lại, không thể xuất khẩu vì có chứa dư lượng của các chất gây hại. Tất cả đe dọa một cách nghiêm trọng cho cả hệ sinh thái, cho sức khỏe con người.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Nếu người canh tác hay người phun chủ quan, không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc. Chắc chắn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản và trong môi trường [đất, nước, không khí] sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người. Bắt đầu quá trình gây hại trực tiếp cho con người và môi trường. Chúng có thể tác động ngay lập tức, tiềm ẩn hoặc tích lũy theo thời gian tới sức khỏe của con người. Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người.

Thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây ra những tác hại cực kì nghiêm trọng. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc. Phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp. Sử dụng theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách. Không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.

Theo moitruong.net.vn

Trung tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường - ETM chuyên tư vấn các giải pháp xử lý chất thải, thiết kế hệ thống xử lý chất thải [khí thải, nước thải, chất thải rắn], đánh giá tác động môi trường ĐTM, hãy liên hệ SĐT: 028 3733 2121 , để được tư vấn miễn phí và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Video liên quan

Chủ Đề