Triệu chứng uống thuốc hạ sốt quá liều

1. Ngộ độc Paractamol là gì? – Paracetamol là một thuốc giảm đau, hạ sốt có thể mua và sử dụng mà không cần kê đơn, tỉ lệ ngộ độc paracetamol có xu hướng tăng nhanh. – Nếu sử dụng vượt quá 4g/ ngày, Paracetamol sẽ chuyển hóa theo con đường gây ngộ độc cho Gan. Khi dùng quá liều, phần lớn thuốc được hấp thu trong vòng 2 giờ, nồng độ đỉnh đạt được sau uống là 4 giờ.

– Sử dụng Paracetamol quá liều trong thời gian dài có thể gây viêm gan cấp, hủy hoại tế bào gan.

Sử dụng Paracetamol gây viêm gan cấp, hủy hoại tế bào gan

2. Nguyên nhân ngộ độc Paracetamol là gì? – Tự ý mua thuốc giảm đau, hạ sốt dùng tại nhà, không theo hướng dẫn của bác sỹ.

– Uống thuốc để tự độc.

3. Liều độc của Paracetamol là bao nhiêu? – Ngộ độc paracetamol có thể do uống cấp một liều hoặc uống kéo dài mạn tính. – Liều khuyến cáo paracetamol ở người trưởng thành từ 500-1000mg mỗi 4-6 giờ và không quá 4 gam/24 giờ. – Ở trẻ em liều khuyến cáo từ 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ và không quá 50-70mg/kg/24 giờ. – Uống một liều cấp >150mg/kg hoặc > 7.5g ở người trưởng thành có thể xem như ngộ độc, mặt dù liều tối thiểu gây tổn thương gan có thể dao động từ 4-10 gam. – Ở trẻ em uống liều cấp từ 120mg/kg-150mg/kg có thể kết hợp độc gan.

– Ở những bệnh nhân uống kéo dài mạn tính thì liều >4g/ngày có thể gây nên tình trạng ngộ độc trên lâm sàng.

4. Những bệnh nhân nào có nguy cơ ngộ độc Paracetamol cao? Dù sử dụng paracetamol liều thấp hơn nhưng vẫn có nguy cơ ngộ độc như: – Bệnh nhân nghiện rượu. – Bệnh nhân suy dinh dưỡng.

– Những bệnh nhân điều trị kéo dài với: carbamazepine, primidone, rifampin, isoniazid,…

5. Biểu hiện lâm sàng ngộ độc Paracetamol là gì? – Biểu hiện lâm sàng của quá liều paracetamol phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân đến cấp cứu và lượng acetaminophen đã uống.

– Biểu hiện lâm sàng ngộ độc paracetamol có thể chia thành bốn giai đoạn.

5.1. Giai đoạn khởi đầu – Xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau uống.

– Có thể không triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu như chán ăn, buồn nôn, nôn ói, vã mồ hôi,…

5.2. Giai đoạn tổn thương gan – Xảy ra 24-48 giờ sau uống. – Bệnh nhân có thể đau bụng, căng tức vùng hạ sườn phải. – Xét nghiệm men gan: AST, ALT, bilirubin có thể tăng, thời gian đông máu PT kéo dài.

– Phần lớn bệnh nhân không tiến triển quá giai đoạn này nhất là bệnh nhân được sử dụng giải độc tố Acetylcystein.

5.3. Giai đoạn suy gan – Thường xảy ra 3-5 ngày sau ngộ độc. – Đặc trưng sự tái xuất hiện và nặng hơn của tình trạng buồn nôn, nôn ói kèm theo mệt mỏi, vàng da và những triệu chứng hệ thần kinh trung ương như: lú lẫn, ngủ gà, hôn mê.

– Ngoài ra có thể suy thận, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, bệnh não do gan, men gan tăng tối đa xuất hiện rõ rệt.

5.4. Giai đoạn hồi phục – Nếu bệnh nhân còn sống thì chức năng gan hồi phục hoàn toàn.

– Trường hợp ngộ độc nặng không điều trị bệnh nhân có thể tử vong trong 4-18 ngày sau uống.

6. Nguyên tắc điều trị ngộ độc paracetamol như thế nào?

6.1. Loại bỏ chất độc – Gây nôn: nếu bệnh nhân mới uống paracetamol trong vòng 1 giờ. – Rửa dạ dày: khi bệnh nhân mới uống trong vòng 6 giờ.

– Than hoạt: sau khi bệnh nhân được gây nôn hoặc rửa dạ dày. Dùng 1 liều 1g/kg, kết hợp với Sorbitol liều tương đương.

6.2. Thuốc giải độc – N-acetylcystein [Mucomyst, Acemuc…]. – N-acetylcystein dạng uống: liều ban đầu: 140mg/kg, các liều sau 70mg/kg/lần, 4 giờ/lần [17 liều].

– N-acetylcystein dạng truyền tĩnh mạch: liều ban đầu 150mg/kg, truyền trong 60 phút, liều tiếp theo 50mg/kg, truyền trong 4 giờ, liều duy trì 100mg/kg, truyền trong 16 giờ.

7. Thời gian điều trị ngộ độc Paracetamol là bao lâu?
– Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. thông thường trên 4 ngày nếu tình trạng nhẹ và đáp ứng với điều trị.

8. Các biến chứng của ngộ độc Paracetamol là gì? – Viêm gan cấp. – Hủy hoại tế bào gan. – Suy thận.

– Suy đa tạng.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Tổn thương gan do ngộ độc paracetamol là một vấn đề toàn cầu. Mỗi năm có hơn 50% trường hợp suy gan cấp liên quan đến quá liều paracetamol và khoảng 20% ​​các trường hợp trong số đó đã phải ghép gan; khoảng 300 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ.

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi và có tác dụng phụ là tổn thương gan nếu sử dụng quá liều. Theo một bài viết xuất bản trên Tạp chí Gan mật World Journal of Hepatology, ngộ độc gan do thuốc [DILI] là nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương gan cấp và paracetamol là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc gan do thuốc.

Đối với những người nhiễm Covid-19 được theo dõi và điều trị tại nhà, nếu sử dụng Paracetamol để hạ sốt cần nắm rõ liều lượng khuyến cáo để tránh nguy cơ ngộ độc gan cấp, tuyệt đối không nên tự ý uống thêm liều hoặc uống nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau để “nhanh hạ sốt” – BS.CKI Huỳnh Văn Trung – TT Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh lưu ý.

Paracetamol là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới nhưng dễ gây độc cho gan khi dùng quá liều.

Paracetamol còn được gọi là acetaminophen hoặc N-acetyl-p-aminophenol, là một loại thuốc được dùng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam với mục đích hạ sốt và giảm đau mà không cần bác sĩ kê đơn.

Hiện ở Việt Nam, các loại thuốc như Hapaco, Panadol, Paracetamol, Efferalgan hoặc Tylenol đều chứa cùng một hoạt chất acetaminophen và có tác dụng như nhau. Do đó, khi điều trị hạ sốt giảm đau, chỉ cần sử dụng một trong số các loại thuốc này là được, cũng như nên chú ý đến liều lượng được khuyến cáo để tránh nguy cơ ngộ độc gan do paracetamol.

Ngộ độc paracetamol là tình trạng dùng quá liều thuốc paracetamol hoặc các loại thuốc có chứa thành phần paracetamol, dẫn đến ngộ độc gan.

Paracetamol có sinh khả dụng cao, với gần 80% lượng thuốc được hấp thu khi dùng qua đường uống. Nếu uống đúng liều lượng thì sau 2-3h, paracetamol sẽ được bài tiết qua thận. Song nếu uống quá liều, paracetamol sẽ bị chuyển hóa thành chất độc hại là NAPQI, gây viêm gan cấp tính.

Ngộ độc paracetamol có thể do uống cấp một liều hoặc uống kéo dài mãn tính.

  • Liều khuyến cáo paracetamol ở người trưởng thành từ 500-1000mg mỗi 4-6 giờ và không quá 4g/ 24 giờ.
  • Ở trẻ em, liều khuyến cáo từ 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ và không quá 50-70mg/kg/ 24 giờ.
  • Người trưởng thành uống một liều cấp >150mg/kg hoặc >7.5g có thể coi như bị ngộ độc, mặc dù liều tối thiểu gây tổn thương gan có thể dao động từ 4-10g. Trẻ em uống liều cấp từ 120mg/kg- 150mg/kg có thể gây ngộ độc gan.
  • Ở những bệnh nhân uống kéo dài mãn tính, liều >4g/ngày có thể gây ra tình trạng ngộ độc trên lâm sàng.

Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc gan cấp do paracetamol phụ thuộc vào thời điểm người bệnh đến cấp cứu và lượng thuốc đã uống. Có thể chia các biểu hiện thành bốn giai đoạn: Giai đoạn khởi đầu – giai đoạn tổn thương gan – giai đoạn suy gan – giai đoạn hồi phục.

    • Giai đoạn khởi đầu: Xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi uống. Người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu như chán ăn, buồn nôn, nôn ói, vã mồ hôi…
    • Giai đoạn tổn thương gan: Xảy ra 24 – 48 giờ sau khi uống với các biểu hiện như đau bụng, căng tức vùng hạ sườn phải. Xét nghiệm các chỉ số men gan [như AST, ALT, bilirubin] có thể tăng, thời gian đông máu kéo dài. Phần lớn người bệnh sẽ không tiến triển quá giai đoạn này, nhất là những người được sử dụng Acetylcystein để giải độc.
    • Giai đoạn suy gan: Thường xảy ra 3 – 5 ngày sau uống thuốc. Đặc trưng là sự tái xuất hiện và nặng hơn của tình trạng buồn nôn, nôn ói kèm theo mệt mỏi, vàng da và những triệu chứng hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, ngủ gà, hôn mê. Ngoài ra, có thể kèm thêm các biểu hiện như bị suy thận, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, bệnh não do gan, men gan tăng tối đa xuất hiện rõ rệt.
    • Giai đoạn hồi phục: Nếu người bệnh được xử trí kịp lúc thì chức năng gan sẽ hồi phục hoàn toàn. Trường hợp ngộ độc nặng không được điều trị, người bệnh có thể bị tử vong trong vòng 4 – 18 ngày.

Một số nhóm đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao bị ngộ độc gan cấp dù chỉ sử dụng paracetamol ở liều thấp. Có thể kể đến như:

    • Bệnh nhân suy dinh dưỡng: Nguy cơ ngộ độc gan do paracetamol sẽ tăng lên ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
    • Bệnh nhân nghiện rượu: Những người nghiện rượu mãn tính được xếp trong nhóm có nguy cơ đặc biệt đối với tình trạng dinh dưỡng kém.
    • Người lớn tuổi, ăn uống kém: Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm độc gan, nhất là những người trên 40 tuổi bị suy gan cấp, ghép gan. Những người tuổi cao thường được dùng paracetamol đơn lẻ, kết hợp với thuốc phiện để điều trị đau mãn tính hoặc ung thư. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc gan ở người cao tuổi.
    • Bệnh gan, thận: Người mắc bệnh gan, thận mãn tính cũng có nguy cơ nhiễm độc gan cao hơn do giảm chuyển hóa paracetamol, nhất là ở bệnh nhân xơ gan.
    • Phụ nữ mang thai: Mặc dù không có bằng chứng cho thấy mang thai là một yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến ngộ độc paracetamol, song việc sử dụng paracetamol trong thời kỳ mang thai nên được theo dõi cẩn thận. Bởi vì việc dùng paracetamol quá liều rất phổ biến trong thai kỳ và độc tính trong những trường hợp này có thể dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đáng kể hoặc gây tử vong cho cả thai nhi và mẹ.
    • Ngoài ra, những người điều trị kéo dài bằng thuốc carbamazepine, primidone, rifampin, isoniazid cũng có nguy cơ nhiễm độc gan dù sử dụng paracetamol ở liều thấp.

Khi bị ngộ độc paracetamol, người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng một hoặc nhiều các phương pháp bên dưới, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh:

  • Gây nôn: Áp dụng khi mới uống paracetamol trong vòng 1 giờ.
  • Rửa dạ dày: Khi người bệnh mới uống thuốc trong vòng 6 giờ.
  • Dùng than hoạt tính: Sau khi được gây nôn hoặc rửa dạ dày, bác sĩ sẽ cho sử dụng thêm than hoạt tính, kết hợp với Sorbitol. Than hoạt tính đã được chứng minh là có lợi trong việc giảm nồng độ paracetamol huyết thanh độc hại và giảm mức độ tổn thương gan.

Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra đề nghị truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:

  • Rối loạn tri giác
  • Chảy máu tiêu hóa và/hoặc tắc ruột
  • Phụ nữ mang thai
  • Không dung nạp đường uống do bị nôn ói [không đáp ứng thuốc chống nôn]

Người bị suy gan cấp do ngộ độc paracetamol có tỷ lệ tử vong cao tới 30% nếu không được ghép gan kịp thời. Những người bị tổn thương gan giai đoạn 3 và có dấu hiệu rối loạn chức năng cơ quan tiến triển, nhiễm toan nặng hoặc suy đa cơ quan có tiên lượng xấu sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật ghép gan. Tỷ lệ sống hơn 5 năm ở những người ghép gan khá tốt là thường trên 70%.

Suy gan cấp do ngộ độc paracetamol có tỷ lệ tử vong cao 30% nếu không được ghép gan kịp thời.

Ngộ độc paracetamol vô tình hay cố ý đều rất phổ biến trên thế giới. Đây là nguyên nhân gây ra gần một nửa số trường hợp suy gan cấp tính ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân hàng đầu của các ca ghép gan. Người dân cần nâng cao nhận thức trong việc dùng thuốc paracetamol hoặc các loại thuốc, thực phẩm chức năng có chứa thành phần paracetamol để tránh xảy ra ngộ độc gan gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, số người mắc Covid-19 xuất hiện triệu chứng sốt đang hạ sốt bằng paracetamol ngày càng nhiều – Bác sĩ Huỳnh Văn Trung khuyến cáo.

Video liên quan

Chủ Đề