Trình bày dấu tích của người nguyên thủy trên Trái Đất

Phát hiện các di tích sơ kỳ đá cũ ở thị xã An Kê, tỉnh Gia Lai. Ảnh: BTC

Theo các nhà khoa học, với những tư liệu thu được tại thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Di tích khảo cổ trên 1 triệu năm

Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, việc khai quật, nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ học thời đại đá cũ vùng thượng lưu sông Ba - tỉnh Gia Lai là chương trình hợp tác với Viện Khảo cổ dân tộc học Novosibirsk, Nga, tiến hành giai đoạn từ năm 2015 - 2019.

Đợt khảo sát này đã phát hiện thêm 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn. Cùng với 2 rìu tay phát hiện trước đây ở Rộc Tưng và Gò Đá, đến nay đã có một sưu tập 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ đá cũ thế giới.

Đáng chú ý nhất, đã phát hiện 11 di tích sơ kỳ đá cũ nằm xung quanh khu vực Rộc Tưng, chúng hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thị xã An Khê.

Kết quả sơ bộ tại thời điểm này đã hé lộ nhiều thông tin gây chấn động về nơi cư trú và chế tác công cụ đá của người nguyên thủy.

Về niên đại tuyệt đối, theo TS Nguyễn Gia Đối, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, còn đợi kết quả phân tích bằng phương pháp quang học kích thích phát quang OLS và phân tích tuổi chính của các thiên thạch. Nhưng bước đầu có thể khẳng định, các di tích khảo cổ An Khê đều nằm trên thềm cổ nhất của sông Ba, cách đây khoảng trên 1 triệu năm và tuổi các chế phẩm bằng đá do con người làm ra ở An Khê ít nhất tương đương 77 - 80 vạn năm hoặc cổ hơn thế.

TS Nguyễn Gia Đối cũng cho biết, khi phân tích, so sánh về mặt hình thái và kỹ thuật sưu tập công cụ đá ở An Khê với một số di tích sơ kỳ khác ở Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, những người tham gia khai quật, nghiên cứu của hai nước Việt - Nga đều cho rằng các chế phẩm tìm thấy ở An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn.

Tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê tương đương với giai đoạn người vượn đứng thẳng [Homo erectus] và là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới.

Những phát hiện di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê có thể coi là bằng chứng khẳng định thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân cổ cách đây khoảng trên 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Lật đổ quan điểm rìu đá xuất hiện sớm ở phương Tây

TS Nguyễn Gia Đối nêu vấn đề, trong một thời gian dài, do không có tài liệu khảo cổ học soi rọi nên đã tồn tại quan điểm đối lập về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Theo đó, ở phương Tây sớm xuất hiện rìu tay, thể hiện cho sự tiến bộ, năng động của con người; còn phương Đông bảo lưu lâu dài công cụ cuội ghè đẽo thô sơ dạng chopper, thể hiện cho khu vực bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và hầu như không đóng góp gì cho nhân loại.

Những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê không chỉ bác bỏ quan điểm này, mà còn góp phần bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới.

Hào hứng với những phát hiện này, tuy nhiên, TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, cho rằng nếu chỉ căn cứ vào tuổi của tectit phát hiện được phân bố trong lớp văn hóa chứa công cụ đá thì cần phải mở rộng nghiên cứu nhiều hơn nữa để tìm ra tuổi thực sự của chủ nhân của các công cụ đá cũ vừa được tìm thấy.

Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy người thời đồ đá sống ở nhiều nơi, song các di tích ở An Khê và mảnh thiên thạch niên đại 70 - 80 vạn năm sẽ thuyết phục các nhà khoa học quốc tế rằng di tích ở Việt Nam còn cổ hơn ở một số di tích thế giới đã khai quật.

Tuy nhiên, trước một số ý kiến chưa có cơ sở xác định niên đại gần 1 triệu năm, ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng đây là các đánh giá ban đầu của đoàn khảo cổ và chuyên gia Nga về một số hiện vật được giám định tại Nga.

Thời gian tới, Viện Hàn lâm khoa học xã hội sẽ kết hợp với tỉnh Gia Lai tiếp tục khảo cổ và lấy ý kiến các chuyên gia địa chất, lịch sử. Dự kiến, các nhà khoa học sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để làm rõ hơn những phát hiện khảo cổ học này.

Cũng tại buổi thông báo kết quả khảo cổ học này, Viện Khảo cổ học đã lên tiếng đề nghị đặc cách công nhận khu di chỉ khảo cổ học tại thị xã An Khê, Gia Lai là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Theo SGGP

Giải câu hỏi trang 14 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 3: Nguồn gốc loài người

Câu hỏi: Hãy cho biết những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á?

Trả lời: Những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á:

– Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va [In-đô-nê-xi-a], các nhà khảo cổ phát hiện mẩu xương hóa thạch của người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước đặt tên là “Người Gia-va”.

Quảng cáo

– Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy:

Di cốt hóa thạch ở Pôn-a-ung [Mi-an-ma]; Sa-ra-wak [Ma-lay-xi-a],…

Di chỉ đồ đá ở: A-ny-át [Mi-an-ma]; Lang-spi-an [Cam-pu-chia]; Kô-ta Tham-pan [Ma-lay-xi-a]…



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 Sách Cánh Diều

Quảng cáo

.

Cập nhật lúc: 20:33, 08/10/2021 [GMT+7]

Sự phân chia giữa các đơn vị hành chính thuộc về các thể chế quản lý nhưng sông thì không có, sông cứ chảy theo dòng của nó từ thượng nguồn và xuôi ra biển.

Sông Đồng Nai đoạn chảy qua cầu Hóa An [TP.Biên Hòa]

Và cứ gắn với con sông nơi bến nước, bãi bồi hay gò nổng, núi cao là con người nương theo địa thế đó mà sinh tồn bằng nhiều cách như lập làng cư trú, săn bắn, hái lượm, trồng trọt, đánh bắt và thực hành tín ngưỡng với thế giới thần linh của mình.

Người xưa ở ven sông…

Dấu tích của con người cổ hàng nhiều thế kỷ trước Công nguyên ven sông vẫn còn nhiều, ẩn giấu đâu đó trong những tầng đất mà những phát hiện khảo cổ chỉ là một trong những số ít phản ánh sự hiện diện của con người xưa. Những nhà địa chất người Pháp và nghiên cứu khảo cổ học của Việt Nam đã phát hiện, khai quật những địa điểm cư trú, công xưởng… của con người xưa trên lưu vực sông Đồng Nai. Trong đó có những di chỉ đáng chú ý như Suối Linh, cù lao Rùa, Bến Đò, Mỹ Lộc, Dốc Chùa, An Sơn, Rạch Núi, Phước Tân, Bình Đa, Gò Me, Cái Vạn, Rạch Lá, Rạch Lăng…

Rất nhiều hiện vật được thu thập từ các chất liệu đá, gốm, xương, sừng, đồng… phản ánh sự đa dạng về loại hình công cụ, vũ khí, trang sức của người xưa. Họ đã xuất hiện, tụ cư trong những địa điểm ven đồi, ven sông, nơi cửa sông “giao nước” với các hoạt động săn bắn, hái lượm, trồng trọt, đánh bắt… trong một thời đoạn lịch sử khá dài.

Những vết tích cư trú của người cổ ven sông rất nhiều và được biết đến ở các địa bàn thuộc nhiều tỉnh Đông Nam bộ qua khai quật khảo cổ học, được đúc kết để khái quát về một nền văn hóa của cư dân thời nguyên thủy. Những gì còn lại của người xưa là những sưu tập trong các bảo tàng địa phương và còn ẩn khuất đâu đó chưa tìm thấy.

Một dấu tích khá độc đáo ở cù lao Rùa giữa sông Đồng Nai [nay thuộc xã Thạnh Hội, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương]. Trên cù lao Rùa, từ thế kỷ XIX, các nhà địa chất Pháp đã phát hiện một số di vật về người cổ. Sau năm 1975, qua các những lần thám sát, và đặc biệt hai cuộc khai quật khảo cổ đã thu nhận được hàng ngàn hiện vật các chủng loại về dấu tích cư trú, mộ táng của con người tiền sử với niên đại: giai đoạn sớm từ 3.500-3.000 và muộn từ 3.000-2.700 năm cách ngày nay. Di chỉ khảo cổ cù lao Rùa được xếp hạng vào danh sách các di tích khảo cổ học cấp quốc gia vào năm 2009.

Chính dòng sông Đồng Nai là điều kiện thuận lợi để cư dân xưa tạo nên nguồn sống. Đặc biệt, nơi một làng cổ ven sông có địa danh Bình Đa [nay thuộc P.An Bình, TP.Biên Hòa], cuộc khai quật vào năm 1979 đã phát hiện một sưu tập những thanh đoạn đàn đá có niên đại cách đây hơn 3.000-2.700 năm. Nhiều di chỉ khảo cổ khác ven sông còn tìm thấy những dấu ấn tiêu biểu với những hiện vật khá độc đáo… Nhưng ở đây, chúng ta chỉ nhắc đến con người xưa ven sông Đồng Nai với loại nhạc cụ đàn đá. Chắc chắn, người cổ đã vất vả, cực nhọc giữa muôn trùng khó khăn để đảm bảo sự sinh tồn và chính trong cuộc sống đó, cũng chính họ đã làm nảy sinh sự cảm thụ về âm nhạc bởi những thanh đá được chế tác thời “nguyên thủy, hồng hoang”.

Cách đây hơn 3.000 năm, để làm cho những thanh đá vang lên đúng tiếng nhạc, chắc chắn những người chủ tâm chế tác có bàn tay khéo léo, sự cảm thụ tinh tế về âm thanh, đã trải qua những tìm tòi, thử nghiệm, dày công đục đẽo, chỉnh hình, chỉnh âm. Chúng ta có thể hình dung về một cộng đồng dân cư ven sông của Đồng Nai, sau những mùa vụ trồng trọt, cùng hòa niềm vui với nhau những dịp lễ hội với điệu nhảy, âm thanh từ dàn nhạc đàn đá vang lên trong ánh lửa bập bùng. Chính đó là môi trường xã hội được nâng cao của người cổ, phản ánh sự cảm thụ văn hóa, nghệ thuật tinh tế.

Bí ẩn của đền đài

Sông Đồng Nai ở khu vực ranh giới giữa Lâm Đồng - Đồng Nai vốn là rừng núi, nhiều đỉnh núi nên từ trên cao nhìn xuống, sông như con rắn màu trắng uốn lượn quanh co giữa đại ngàn xanh thẳm. Những đồi núi ven sông của miệt rừng này - bây giờ nằm trong phạm vi của rừng quốc gia Cát Tiên để lại những dấu tích khảo cổ quan trọng của những con người sinh sống cách đây hàng ngàn năm. Nhiều dấu tích của đền đài về con người xây dựng dưới chân núi, ven đồi hay lưng chừng hoặc trên đỉnh cao đã được phát hiện qua thám sát, khai quật khảo cổ như: Rạch Đông, Cây Gáo, Miễu Ông Chồn, Nam Cát Tiên, Đạ Lắk… [Đồng Nai], đặc biệt là quần thể di tích Cát Tiên trên địa bàn H.Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, tả ngạn khu vực sông Đồng Nai.

Du khách tham quan Linga - Yoni lớn nhất Đông Nam Á tại di tích khảo cổ Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TL

Tôi đến với khu di tích này 2 lần trong những ngày đang khai quật và nhiều lần khi dẫn sinh viên thực tập, điền dã. Một quần thể đền đài với kiến trúc được phát lộ trải dài trên một diện tích khá rộng. Trên đỉnh đồi núi cao là phế tích của một đền tháp với bệ thờ Linga - Yoni lớn bằng đá [biểu tượng sinh thực khí] trong tín ngưỡng Balamôn được cho là ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại. Bộ ngẫu tượng với kích thước lớn và ước nặng khoảng 4 tấn này được xác định lớn nhất trong các số Linga - Yoni  phát hiện ở Đông Nam Á. Phía dưới những trảng đất bằng hoặc gò thấp là kiến trúc hỗn hợp gạch, đá của một hệ thống các đền tháp kéo dài được phát lộ. Trong các khu đền đài này, phát hiện nhiều hiện vật bằng đá, đồng, gốm, thủy tinh, vàng, bạc… Nhiều mảng được khắc họa hoa văn tỉ mỉ với nhiều đề tài. Các mảnh vàng mỏng được khắc hoa, tượng linh thú, vật linh, thần linh và những bệ tượng Linga - Yoni nhiều chất liệu [đá, vàng, đồng, thủy tinh]…

Không ít người sẽ đặt câu hỏi, tại sao giữa vùng núi bạt ngàn cách đây hơn mười mấy thế kỷ, những cư dân nào đã xây dựng nên đền tháp, làm sao có thể chuyển đến, đưa lên những bệ đá lớn, số lượng gạch nhiều đến chóp núi như vậy… Nhiều lý giải nhưng tất cả đều ngưỡng mộ về sức mạnh đoàn kết, sự tài hoa và tín niệm mạnh mẽ của con người xưa. Từ trên đỉnh cao của chóp núi tôi nhìn về phía  sông Đồng Nai uốn lượn quanh các thung lũng, chắc chắn, chính từ dòng sông này là huyết mạch, phương tiện để kéo cư dân trụ lại, chuyên chở nguyên vật liệu, chọn lựa địa điểm xây dựng đền thiêng trong vùng đất thánh Cát Tiên.

Khu di chỉ Cát Tiên có thể được xem là trung tâm và ngoại vi của nó có thể tìm thấy một hệ thống đền tháp khác đã giấu mình trong sự vần xoay của thời cuộc, sự che mờ bởi thời gian và môi trường… cho đến khi con người phát hiện. Dọc sông Đồng Nai là một ngoại vi của Cát Tiên với nhiều đền tháp mà tôi đã có lần đến công trường khai quật Đạ Lắk bên hữu ngạn Đồng Nai gần đó cũng như một số di chỉ khác qua tư liệu.

Những ngọn núi, đồi, gò ven sông Đồng Nai trải dài trong dòng chảy cho đến bờ thác Trị An xưa có nhiều vết tích đền tháp. Một số đã khai quật, thu thập nhiều hiện vật ở các cơ quan nghiên cứu, nhiều hiện vật quý hiếm góp phần làm rõ những dấu tích văn hóa cổ. Dưới lòng hồ Trị An, một số di chỉ ở khu vực Cây Gáo đã được khai quật trước khi bị nhấn chìm bởi lớp nước mênh mông khi hoàn tất đập ngăn nước của công trình thủy điện lớn nhất miền Nam xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ XX...

Ghi chép của Phan Đình Dũng

Bài 4: Những bộ sưu tập dưới lòng sông

Video liên quan

Chủ Đề